Luận Văn Thực trạng Tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam trong thời gian qua.

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU​ Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới và tìm mọi cách để bắt kịp với các nước thành viên ASEAN (như: Singapore, Thái Lan, Brunei,v.v ) Chính vì vậy Việt Nam cần phải phát triển được mọi nghành nghề bao gồm: Công nghiệp, Nông nghiệp ,Thủ công nghiệp,Công nghệ viễn thông, Internet v.v. Để làm được điều này, đòi hỏi cần có nhiều vốn, nhưng “ vốn ở đâu ra?” đó là câu hỏi đã làm đau đầu các nhà lãnh đạo. Trong khi Việt Nam phải đương đầu với vấn đề nghèo đói của người dân ở nhiều vùng trong khắp cả nước.” Chưa xoá được đói, giảm được nghèo”thì làm sao ta có thể phát triển được mọi nghành nghề một cách ổn định được. Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam đã được quan tâm từ những ngày đầu tiên của chính quyền cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ hàng đầu là "Diệt giặc dốt, giặc đói và giặc ngoại xâm". Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN lần thứ V (Khóa VII) tháng 6/01/1993 đã đề ra chủ trương: "Phải hỗ trợ giúp người nghèo bằng cách cho vay vốn, hướng dẫn cách làm ăn, tranh thủ các nguồn vốn tài trợ nhân đạo trong và ngoài nước, phấn đấu tăng hộ giàu đi đôi với xóa đói giảm nghèo". Giải quyết vấn đề đói nghèo ngày nay không còn là công việc của từng quốc gia mà trở thành chiến lược toàn cầu, có ý nghĩa to lớn về kinh tế và nhân đạo ở tất cả các nước trên thế giới. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tại Copenhalen (Đan Mạch) tháng 3/1995, 115 vị nguyên thủ quốc gia (trong đó có Việt Nam) đã nhất trí đưa ra tuyên bố và chương trình hành động trong việc chống đói nghèo "chúng tôi cam kết thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên thế giới, thông qua các hành động quốc gia kiên quyết và hợp tác, coi đây như là một đòi hỏi bắt buộc về mặt đạo đức, xã hội, chính trị và kinh tế của nhân loại .". Việt Nam là một trong số những nước nghèo có tỷ lệ hộ đói nghèo cao. Theo số liệu điều tra của Ngân hàng thế giới (WB) thời điểm năm 1993 nước ta có khoảng 59% số hộ nghèo trong đó có khoảng 22,5% số hộ sống dưới mức đói nghèo. Thực hiện công cuộc đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, những năm qua nền kinh tế nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt từng năm. Trên cơ sở chủ trương của Đảng của Chính phủ và có một phần đóng góp đáng kể của Ngân hàng người nghèo Việt Nam. Trong thời gian thực tập tại Ngân hàng phục vụ người nghèo, tôi thực sự quan tâm đến vấn đề này và đã chọn: " Thực trạng Tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam trong thời gian qua." làm đề tài cho bản chuyên đề tốt nghiệp. Bản chuyên đề gồm có 3 chương: Chương I: Tín dụng ngân hàng và vai trò của tín dụng ngân hàng đối với hộ nghèo trong quá trình phát triển nông nghiệp-nông thôn ở nước ta. Chương II:Thực trạng Tín dụng đối với hộ nghèo tại Ngân hàng phục vụ người nghèo Việt Nam trong thời gian qua. Chương III: Định hướng cho vay hộ nghèo của Ngân hàng người nghèo. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo hướng dẫn: TS. Lê Hoàng Nga, các thầy cô giáo trong khoa Tài chính - Kế toán, các cán bộ phòng Kế hoạch- nghiệp vụ NHNg đã có công dìu dắt và truyền đạt cho em những kiến thức bổ ích để hoàn thành tốt chuyên đề tốt nghiệp này.
    CHƯƠNG ITÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP- NÔNG THÔN Ở NƯỚC TA.
    I/. CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP-NÔNG THÔN VÀ GIẢI QUYẾT TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI Ở VIỆT NAM. 1. Vai trò của nông nghiệp-nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở nước ta. Xét trên các mặt kinh tế, xã hội, môi trường, nông nghiệp-nông thôn có vị trí hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế- xã hội của mỗi nước. Hầu hết các nước trên thế giới đều quan tâm đến phát triển nông nghiệp - nông thôn vì đây là lĩnh vực rộng lớn, là nơi sản xuất lương thực thực phẩm và nguyên liệu nông nghiệp gắn liền với sự tồn tại và phát triển của nhân loại. Không những thế, nông nghiệp-nông thôn còn là một thị trường tiêu thụ rộng lớn của công nghiệp và các ngành khác. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều nước trên thế giới đã lấy nông nghiệp - nông thôn làm điểm xuất phát của quá trình phát triển hay cải cách kinh tế. Đối với nước ta, một nước có tỷ lệ nông nghiệp lớn lại chủ yếu là sản xuất nhỏ, nông nghiệp-nông thôn lại càng có vị trí đặc biệt quan trọng. Vai trò và vị trí quan trọng đó được thể hiện ở các mặt chủ yếu sau đây: Trước hết, nông nghiệp - nông thôn là khu vực duy nhất cung cấp lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản và thiết yếu nhất cho tiêu dùng xã hội. Nông nghiệp phát triển là điều kiện quan trọng để xây dựng quỹ tiêu dùng ngày càng lớn cho xã hội và góp phần tích luỹ cho nền kinh tế. Hiện nay, nông nghiệp-nông thôn nước ta sản xuất ra nông sản phẩm chiếm 37,4% giá trị tổng sản phẩm xã hội, 45,4% giá trị thu nhập quốc dân, 34,5% GDP và 52,2% giá trị kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy nông nghiệp-nông thôn có tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - chính trị của đa phần dân cư. Nông nghiệp phát triển sẽ tạo cơ sở thúc đẩy các ngành công nghiệp phát triển. Vì một mặt nó là nguồn cung cấp các nguồn nguyên vật liệu chủ yếu cho nhiều ngành công nghiệp như: công nghiệp chế biến nông-lâm- thuỷ sản, công nghiệp dệt, tiểu thủ công nghiệp . Mặt khác, nó là một thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các ngành công nghiệp này, vì thế nó có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong khi các sản phẩm công nghiệp của ta khó tìm được thị trường xuất khẩu do chất lượng kém, thiếu sức cạnh tranh thì thị trường trong nước có một vai trò quan trọng để các ngành này có thể phát triển được. Nói đến thị trường trong nước thì không thể không kể đến thị trường nông thôn với gần 80% dân số sinh sống. Nếu sức mua của thị trường này tăng thì thị trường tiêu thụ tăng và các ngành công nghiệp sẽ có cơ hội phát triển, ngược lại nếu sức mua của thị trường này bị giảm thì sẽ cản trở việc phát triển nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp - nông thôn không chỉ cung cấp lương thực thực phẩm để nuôi sống toàn bộ dân cư mà còn có sản phẩm thặng dư để xuất khẩu. Hiện nay nguồn xuất khẩu chủ yếu của nước ta là dựa vào nông nghiệp. Hàng năm nguồn xuất khẩu từ gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác đã mang lại cho chúng ta một lượng ngoại tệ đáng kể. Tỷ trọng xuất khẩu nông nghiệp chiếm trên 52% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế. Nông thôn Việt Nam nằm trải rộng trên những vùng kinh tế lớn của đất nước, là cơ sở cho việc công nghiệp hoá - hiện đại hoá, hình thành và phát triển cơ cấu hợp lý với chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất. Có một vấn đề cũng rất quan trọng mà nói đến nông nghiệp-nông thôn ta không thể không nhắc đến đó là: Nông nghiệp - nông thôn phát triển sẽ góp phần ổn định tình hình kinh tế, chính trị - xã hội và an ninh quốc phòng. Nông nghiệp-nông thôn phát triển thì ý thức của người dân về bảo vệ môi trường cũng tốt hơn. 2. Vai trò của hộ nông dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn và giải quyết tình trạng nghèo đói ở nước ta. Hộ nông dân được hiểu là một đơn vị sản xuất nhận khoán ruộng đất, vườn đồi, cây, hồ ao, rừng, . do hợp tác xã hoặc chính quyền địa phương giao cho để tự chủ sản xuất chế biến, tiêu thụ sản phẩm . Đó là một đơn vị kinh tế tự chủ được quyền quan hệ với các tổ chức và các thành phần kinh tế trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi. Nó gắn liền với thị trường và sản xuất hàng hoá, do đó quá trình hình thành và phát triển của hộ nông dân gắn liền với quá trình tích tụ và tập trung sản xuất. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ mô hình sở hữu tập thể, hiện nay mỗi hộ nông dân được xem là một đơn vị kinh tế tự chủ trong sản xuất kinh doanh. Điều này đã khích lệ người nông dân quan tâm đầu tư nhiều vốn, kỹ thuật vào thửa ruộng, mặt nước ao hồ . của mình để nâng cao đời sống gia đình, góp phần vào sự nghiệp phát triển nông thôn. Trong tình hình phát triển kinh tế hiện nay, hộ nông dân đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn và góp phần to lớn trong công cuộc xoá đói giảm nghèo ở nước ta. Do tính chất là một đơn vị kinh tế tự chủ, cơ bản và ổn định nên hộ nông dân là những đơn vị cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng nông, lâm, ngư nghiệp không những cho thị trường trong nước mà cho cả thị trường quốc tế. Sản phẩm nông nghiệp của hộ chiếm 48% giá trị tổng sản phẩm nông nghiệp, 95% sản lượng chăn nuôi, 93% sản lượng rau quả. Tính tự chủ đã làm cho người nông dân mạnh dạn và tận tâm đầu tư vào ngành nghề mà họ cho là có hiệu quả từ đó nâng cao hiệu quả của việc sản xuất. Theo nhà bác học người Nga A.V Trai Anop (1889-1959) thì: “ Hộ nông dân là phương tiện tuyệt vời để tăng trưởng và phát triển nông nghiệp”. Trải qua 15 năm đổi mới, nền nông nghiệp nước ta đã có những tiến bộ vượt bậc nhưng vẫn còn là một nền nông nghiệp lạc hậu. Để công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn như chủ trương của Đảng và Nhà nước trong một môi trường kinh tế như thế thì việc đa dạng hoá các ngành nghề, chú trọng vào chuyên môn hoá và đặc biệt là hình thành lên nhiều loại hình doanh nghiệp là cần thiết và hợp lý. Vì vậy hộ nông dân là những ứng cử viên duy nhất cho việc thành lập doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này sẽ làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông thôn nước ta. Khi hộ nông dân phát triển sản xuất, nhu cầu về vốn đầu tư sẽ nhiều và sẽ dẫn đến việc hình thành nhiều ngành dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp. Điều này sẽ tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động đồng thời tăng trưởng phần đóng góp của khu vực nông thôn đối với nền kinh tế. Vai trò của hộ nông dân trong sự nghiệp phát triển kinh tế nông nghiệp-nông thôn ở nước ta là rất lớn. Việc đầu tư phát triển hộ nông dân sản xuất có hiệu quả là một việc làm rất quan trọng đối với mọi ngành trong sự nghiệp hiện đại hoá nông thôn vì họ chiếm phần lớn trong kinh tế nông thôn. II/. TÍN DỤNG VÀ VAI TRÒ CỦA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN.
    1. Khái niệm tín dụng Về bản chất, tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau và hoàn trả cả gốc và lãi trong một khoảng thời gian nhất định đã được thoả thuận giữa người đi vay và người cho vay. Hay nói một cách khác, tín dụng là một phạm trù kinh tế, trong đó mỗi cá nhân hay tổ chức nhường quyền sử dụng một khối lượng giá trị hay hiện vật cho một cá nhân hay tổ chức khác với thời hạn hoàn trả cùng với lãi suất, cách thức vay mượn và thu hồi món vay . Tín dụng ra đời, tồn tại và phát triển cùng với nền sản xuất hàng hoá. Trong điều kiện nền kinh tế còn tồn tại song song hàng hóa và quan hệ hàng hóa tiền tệ thì sự tồn tại của tín dụng là một tất yếu khách quan. Trong nền kinh tế hàng hóa, đặc điểm tuần hoàn vốn tiền tệ trong quá trình sản xuất kinh doanh của các đơn vị là không hoàn toàn giống nhau. Do đặc điểm nhu cầu về vốn của các đơn vị tập thể, cá nhân khác nhau làm nảy sinh hiện tượng chủ yếu phổ biến là trong cùng một thời gian, có những đơn vị kinh tế phát sinh nhu cầu về vốn tiền tệ cần đáp ứng và bổ sung với khối lượng và thời gian nhất định. Trong khi đó lại có những đơn vị kinh tế có số vốn nhàn rỗi trong cùng thời gian đó. Mâu thuẫn này thường xuyên xảy ra và xen kẽ lẫn nhau trong quá trình tuần hoàn của vốn tiền tệ trong toàn bộ nền kinh tế . Để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được liên tục và tiết kiệm vốn, có nhiều phương pháp khác nhau nhưng tín dụng là phương pháp đạt hiệu quả cao nhất. Thông qua hình thức này, những lượng tiền nhàn rỗi tạm thời được tập trung và đáp ứng nhu cầu vốn, kịp thời phục vụ cho sản xuất và lưu thông. Ngoài ra, trong nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế, do vậy cũng tồn tại nhiều chế độ sở hữu về vốn khác nhau. Các nguồn vốn này thuộc các chủ sở hữu khác nhau và độc lập nhưng chúng lại đòi hỏi phải có sự chuyển hóa lẫn nhau giữa các hình thức sở hữu về vốn . Như vậy, để để điều hòa vốn giữa các hình thức sở hữu khác nhau mà không xâm phạm đến quyền chủ sở hữu thì phải thông qua quan hệ tín dụng cho vay có trả cả gốc và lãi. Hơn nữa, do yêu cầu của chế độ hạch toán thì một đơn vị kinh doanh phải tự chủ về vốn, chủ động xác định nhu cầu vốn của mình để có thể điều hòa vốn một cách hợp lý. Do đó tất yếu đòi hỏi phải có nghiệp vụ huy động vốn, từ đó cho vay đối với các đơn vị thiếu vốn Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá, tín dụng ngày càng phát triển cả về nội dung lẫn hình thức, từ tín dụng nặng lãi đến tính dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Quan hệ tín dụng ngày càng phát triển và mở rộng thêm, từ quan hệ giữa cá nhân với nhau đến các quan hệ giữa các cá nhân với tổ chức, quan hệ giữa các tổ chức với nhau, quan hệ giữa các tổ chức với Nhà nước và đến cao nhất là tín dụng quốc tế. 2. Các hình thức tín dụng và vai trò của tín dụng trong nền kinh tế thị trường. a. Các hình thức tín dụng
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...