Luận Văn Thực trạng, tiềm năng và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của v

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 3/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    CHƯƠNG I:Lý LUậN CHUNG về thị trường và vai trò của hoạt động xuất khẩu cao su trong nền kinh tế quốc dân.

    I. Lý luận chung về thị trường
    1. Khái quát về thị trường và thị trường xuất khẩu
    1.1. Khái niệm chung về thị trường
    1.2. Khái niệm thị trường xuất khẩu
    1.3. Đặc điểm của thị trường xuất nhập khẩu thế giới
    2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về mở rộng hoạt động ngoại thương của nước ta trong thời gian qua.
    2.1. ý nghĩa của chính sách phát triển thị trường
    2.2. Quan điểm của Đảng và NN về thị trường xuất khẩu hàng hoá

    II. Vai trò của việc sản xuất và xuất khẩu cao su đối với nền kinh tế quốc dân
    1. Sản xuất cây cao su góp phần cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp chế biến.
    2. Tích luỹ ngoại tệ cho việc nhập khẩu phục vụ quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.
    3. Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá thúc đẩy sản xuất phát triển.
    4. Góp phần tích cực giải quyết công ăn việc làm, xoá bỏ tệ nạn xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
    5. Góp phần củng cố mở rộng và phát triển quan hệ hợp tác quốc tế, thương mại.
    6. Góp phần phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, bảo vệ môi trường sinh thái.

    CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG CAO SU THẾ GIỚI VÀ THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, XUẤT KHẨU CAO SU Ở VN.

    I. Thị trường cao su thế giới
    1. Tình hình sản xuất cao su trên thế giới
    1.1. Diện tích
    1.2. Sản lượng
    1.3. Năng suất
    1.4. Một số nước sản xuất cao su chủ yếu trên thế giới
    2. Tình hình cung cầu cao su trên thế giới
    2.1. Xuất khẩu
    2.2. Tình hình tiêu thụ cao su thiên nhiên trên thế giới
    2.3. Tình hình nhập khẩu cao su trên thế giới
    3. Giá cao su trên thị trường thế giới
    4. Dự báo xu thế phát triển của thị trường cao su thế giới

    II. Thực trạng sản xuất cao su của Việt Nam
    1. Tình hình phát triển sản xuất cao su ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây (1991-2001).
    1.1. Hiện trạng sản xuất cao su thiên nhiờn
    1.2. Diện tích
    1.3. Sản lượng
    1.4. Năng suất
    1.5. Giá thành sản phẩm mủ cao su
    2. Công nghiệp sơ chế mủ cao su.
    3. Cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng phục vụ sản xuất
    4. Tổ chức quản lý và lao động của ngành cao su
    4.1. Lao động và thu nhập
    4.2. Tổ chức quản lý lao động của ngành cao su
    5. Vốn đầu tư và hiệu quả của ngành cao su
    5.1. Vốn đầu tư
    5.2. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành cao su

    III. Thực trạng xuất khẩu cao su của Việt nam
    1. Quy mô xuất khẩu
    2. Cơ cấu xuất khẩu
    3. Tiêu chuẩn chất lượng
    4. Giá cao su xuất khẩu
    5. Thị trường xuất khẩu cao su của Việt nam
    6. Biện pháp đã thực hiện nhằm mở rộng thị trường.

    IV. Một số đánh giá và thực trạng sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt nam
    1. Thành tựu
    2. Khó khăn


    CHƯƠNG III: TIỀM NĂNG XUẤT KHẨU , ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU Ở VIỆT Nam

    I. Tiềm năng sản xuất và xuất khẩu cao su
    1. Về quỹ đất có khả năng sử dụng
    2. Về tiến bộ kỹ thuật có khả năng ứng dụng
    3. Về nguồn lao động
    4. Về đường lối chính sách phát triển
    5. Về thị trường tiêu thụ
    5.1. Tiềm năng về thị trường tiêu thụ nội địa
    5.2. Tiềm năng về xuất khẩu

    II. Định hướng sản xuất và xuất khẩu cao su
    1. Định hướng chung về sản xuất và xuất khẩu cây công nghiệp
    2. Định hướng về sản xuất và xuất khẩu cao su
    2.1. Định hướng sản xuất
    2.2. Định hướng xuất khẩu

    III. Một số biệp pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất khẩu cao su ở Việt Nam:
    1. Nhóm biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất mặt hàng cao su XK
    1.1. Giải pháp khoa học công nghệ
    1.2. Giải pháp về kỹ thuật
    1.3. Giải pháp về sử dụng đất
    1.4. Giải pháp về tổ chức và quản lý lao động
    1.5. Giải pháp về chính sách đầu tư
    2. Nhóm biện pháp hỗ trợ xuất khẩu về mặt chính sách của Nhà nước
    2.1. Nhóm biện pháp hỗ trợ về tài chính, tín dụng
    2.2. Chính sách thuế
    2.3. Đổi mới, hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
    3. Nhóm biện pháp hỗ trợ hoạt động xúc tiến xuất khẩu
    3.1. Về tổ chức, thể chế và hợp tác
    3.2. Về thị trường
    3.3. Marketing quốc tế


    Lời nói đầu

    Khi đánh giá các thành tựu kinh tế đã đạt được trong vòng 15 năm qua kể từ khi Đảng và Nhà nước ta tiến hành công cuộc đổi mới và áp dụng chính sách mở cửa, chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng và những đóng góp to lớn của ngành Nông nghiệp trong sự nghiệp đổi mới và phát triển đất nước. Từ mục tiêu ban đầu là sản xuất lương thực đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và đảm bảo an ninh lương thực, sản xuất nông nghiệp của ta đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những nguồn thu ngoại tệ quan trọng phục vụ công cuộc công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Các sản phẩm nông sản xuất khẩu đã có vị trí vững chắc trong cơ cấu xuất khẩu của nước ta, cụ thể là có tới 4 mặt hàng nông sản liên tục được xếp trong 10 sản phẩm xuất khẩu hàng đầu các năm 2000 và 2001.
    Trong hơn 10 năm đổi mới, kim ngạch xuất khẩu của Việt nam không ngừng tăng lên: Tổng kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1986-1990 đạt 7031,7 triệu USD; giai đoạn 1991-1995 đạt 37403 triệu USD, tăng 5,32 lần so với giai đoạn 1986-1990.
    Đạt được kết quả đáng khích lệ trờn cú sự đóng góp không nhỏ của mặt hàng cao su xuất khẩu. Với điều kiện tự nhiên (đất đai, khí hậu) phù hợp với việc trồng cao su trên quy mô lớn, lực lượng lao động dồi dào và vị trí địa lý thuận lợi cho giao dịch xuất khẩu, Việt nam có đủ lợi thế để phát triển ngành cao su. Trên cơ sở các điều kiện thuận lợi đó, hàng năm ngành cao su Việt nam tạo ra doanh thu khoảng 2000-2500 tỷ đồng từ mức sản lượng xấp xỉ 200 nghìn tấn, trong đó 80% dành cho xuất khẩu. Lượng giá trị xuất khẩu khá ổn định, khoảng 120-150 triệu USD/năm đã đưa cao su trở thành một trong 4 mặt hàng cây công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất ở nước ta. Từ năm 1995 tới nay, xuất khẩu cao su luôn chiếm tới 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng cây công nghiệp. Thị trường xuất khẩu của ngành cũng ngày càng được củng cố và mở rộng. Vị thế của Việt nam trên thị trường cao su thế giới ngày càng được nâng cao. Trong những năm tới đây Việt nam có khả năng trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về sản xuất và xuất khẩu cao su.
    Trong thời gian qua, thực tiễn sản xuất và xuất khẩu cao su đã bộc lé một số khó khăn, tồn tại như: quy mô xuất khẩu còn hạn chế, trình độ sản xuất yếu kém, chất lượng sản phẩm xuất khẩu chưa cao, khả năng cạnh tranh thấp . và đặc biệt là công tác phát triển thị trường còn chưa được chú ý đúng mức dẫn đến việc các doanh nghiệp xuất khẩu của ta thua thiệt nhiều trên thương trường, làm giảm đáng kể hiệu quả xuất khẩu. Do vậy, việc phân tích đánh giá thực trạng và tìm ra giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu đối với mặt hàng cao su xuất khẩu là hết sức cần thiết, mang tính thời sự và cần được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và nghiêm túc. Xuất phát từ quan điểm này, nên em đã mạnh dạn lùa chọn viết khoá luận tốt nghiệp với đề tài:
    “THỰC TRẠNG, TIỀM NĂNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CAO SU CỦA VIỆT NAM”
    Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tập trung phân tích, đánh giá tình hình sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt nam trong những năm qua và triển vọng sản xuất và xuất khẩu cao su trong thời gian tới. Thông qua đó đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động sản xuất cao su và phát huy hơn nữa thế mạnh trong hoạt động xuất khẩu cao su.
    Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về thị trường và vai trò của hoạt động xuất khẩu cao su trong nền kinh tế quốc dân. Lý luận chung về thị trường và vai trò của hoạt động xuất khẩu cao su trong nền kinh tế quốc dân.
    Chương 2: Đánh giá thị trường cao su thế giới và thực trạng sản xuất, xuất khẩu cao su của Việt Đánh giá thị trường cao su thế giới và thực trạng sản xuất, xuất khẩu cao su của Việt Nam.
    Chương 3:Tiềm năng, định hướng phát triển và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt nam. Tiềm năng, định hướng phát triển và một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động sản xuất và xuất khẩu cao su của Việt nam.

    Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại học Ngoại thương đã trang bị cho em những kiến thức bổ Ých về kinh tế ngoại thương trong những năm tháng em được học tập tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giỏo-tiến sĩ Nguyễn Hữu Khải đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
    Do kiến thức thực tế còn chưa sâu, thời gian nghiên cứu không dài và lĩnh vực nghiên cứu khá rộng, bài khoá luận tốt nghiệp này chắc chắn không khỏi nhiều thiếu sót và còn Ýt nhiều hạn chế. Em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...