Chuyên Đề Thực trạng & tiềm năng phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    Dân số vừa là chủ thể, vừa là khách thể. Dân số vừa là lực lượng sản xuất, vừa là lực lượng tiêu dùng, là yếu tố chủ yếu của quá trình sản xuất. Vì vậy qui mô, cơ cấu và chất lượng dân số có ảnh hưởng rất lớn tới qui mô, cơ cấu sản xuất, đến quá trình phát 897triển kinh tế xã hội. Nghiên cứu dân số cũng có nghĩa là nghiên cứu nguồn lực con người, mà con người không ai khác là chủ thể của quá trình sản xuất. Vì vậy nghiên cứu dân số có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong thời đại mới, thời đại thông tin thời đại cách mạng, khoa học và công nghệ.
    Từ lâu, loài người đã bắt đầu thấy lo ngại trước sự phát triển số lượng của mình. Sự lo ngại này càng tăng cùng với tốc độ tăng của dân số. Khi mà khoảng thời gian để dân số thế giới tăng gấp đôi rút ngắn lại rất nhanh. Dân số tăng nhanh đã và đang gây sức ép rất lớn về kinh tế xã hội, môi trường sống . Tiến sĩ Nafic Sadik đã chỉ rõ : "Cố gắng cung cấp đầy đủ các nhu cầu cần thiết cho số dân tăng thêm quá nhanh cũng giống như cố gắng chạy trên một chiếc băng truyền ngược chiều : người chạy cố gắng thật nhanh để duy trì cảm giác đi lên, từ đó có thể thấy rằng mọi cố gắng trong các chương trình xã hội đều chưa thật đầy đủ để phát triển về mặt số lượng. Quyền lợi của con người thực sự sẽ bị tước đoạt ngày càng nhiều và tương lai sẽ chẳng hứa hẹn được điều gì tốt đẹp nếu như chương trình kế hoạch hoá gia đình và các tổ chức xã hội khác không có sự bổ xung một cách đáng kể về chất lượng".
    Dân số tăng nhanh cùng với những hậu quả của nó sẽ trở thành vấn đề toàn cầu đòi hỏi các chính phủ không chỉ giải quyết các vấn đề trong phạm vi quốc gia mình mà còn phải có những quan hệ song phương, đa phương hợp tác chặt chẽ cùng nhau giải quyết vấn đề dân số trên phạm vi toàn cầu và toàn khu vực.
    Trong giai đoạn cách mạng nước ta hiện nay, việc nghiên cứu, luận cứ một cách khoa học cho việc đề ra và tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người có ý nghĩa vừa cấp bách, vừa cơ bản. Những giải pháp đó phải trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng, khơi dậy cho được những điều kiện bảo đảm cho những tiềm năng đó biến thành hiện thực.
    Qua một số lý luận trên toát lên tầm quan trọng của việc nghiên cứu chiến lược phát triển dân số và phát triển nguồn nhân lực ở nước ta. Từ đó en đã chọn đề tài: "Thực trạng & tiềm năng phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam"
    Em xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô đã giúp em thực hiện đề tài này.
    PHẦN I: DÂN SỐ VÀ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM.

    I. THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DÂN SỐ Ở NƯỚC TA.
    1. Quy mô và cơ cấu dân số.
    a. Quy mô và sự gia tăng dân số.
    Quy mô dân số trước hết được hiểu là tổng số dân của một vùng một quốc gia, một khu vực hay trên toàn thế giới.
    Những thông tin về qui mô dân số hết sức cần thiết trong việc phân tích so sánh với các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội nhằm lý giải nguyên nhân của tình hình và hoạch định chiến lược phát triển.
    Việt nam được coi là một trong những nước nhất thế giới, với một nền nông nghiệp lạc hậu, chậm phát triển lại chịu ảnh hưởng nặng nề bởi các cuộc chiến tranh. Tuy vậy quy mô dân số nước ta vẫn đông và tăng nhanh chóng. Năm 1921 nước ta mới chỉ khoảng 16 triệu dân; 1960: 30 triệu; 1975: 48 triệu; 1985: 60 triệu; 1995: 74 triệu; 1997: 76 triệu.
    Như vậy, khoảng thời gian dân số nước ta tăng gấp đôi ngày càng được rút ngắn khoảng cách. Dự báo đến năm 2000 dân số nước ta khoảng 83 triệu người, 2005: 89 triệu; 2010: 95 triệu và 2015: 101 triệu.
    Với qui mô dân số như hiện nay, Việt Nam đứng hàng thứ hai ở Đông Nam á sau Inđônêxia, đứng thứ 7 trong số 42 nước thuộc khu vực Châu á - Thái Bình Dương và đứng hàng thứ 13 trong số những nước đông dân nhất thế giới (sau các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Inđônêxia, Nga, Brazin, Nhật, Nigiêria, Pakistan, Băngladet, Mêhicô và CHLB Đức). Cụ thể: Trung Quốc: 1,2 tỷ, ấn độ gần 1 tỷ, Mỹ: 261 triệu, Inđônêxia: 195 triệu, Brazil: 159 triệu, Nga: 147 triệu . Nếu đầu kỷ nguyên này, dân số Việt Nam chỉ bằng 0,6% dân số thế giới thì đến nay đã chiếm gần 1,3%.
    Với những số liệu trên cho thấy quy mô dân số nước ta là rất lớn và gia tăng nhanh chóng, vượt xa tốc độ gia tăng dân số thế giới.
    Mặc dù trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã sớm đề ra chủ trương chính sách nhằm làm giảm mức sinh, hạn chế việc gia tăng dân số. Nhưng thực tế tốc độ gia tăng dân số ở nước ta hàng năm tuy có giảm nhưng giảm chậm và vẫn còn cao so với nhiều nước trên thế giới. Điều này được thể hiện ở bảng sau:
    Bảng1: Tỷ lệ thay đổi hàng năm, chia theo từng nước (%)
    Tên nước 1965 - 1970 1985 - 1990 2000 - 2005
    Trung Quốc 2,61 1,49 0,78
    Inđônêxia 2,33 1,93 1,28
    Nam Triều Tiên 2,25 1,22 0,59
    Ấn Độ 2,28 1,97 1,64
    Việt nam 2,17 2,15 1,85
    Nguồn: Would population prospects the 1992, United Nations
    Nhìn vào bảng trên ta thấy. Trong giai đoạn 1965 - 1970 tỉ lệ gia tăng ddân số của nước ta thấp hơn Trung Quốc và Inđônêsia. Nhưng đến giai đoạn 1985 -1990 khi Trung Quốc và Inđônêsia đã đạt được mức tăng dân số dưới mức 2% thì Việt Nam vẫn ở tốc độ tăng dân số trên 2%. Riêng Nam Triều Tiên đạt được mức giảm tốc độ gia tăng dân số đáng kể nhất, đã ở "điểm dừng dân số" với tốc độ tăng dân số thấp hơn 1%.
    Như vậy dân số nước ta vẫn ở mức tỷ lệ gia tăng dân số cao mà "nguyên nhân chủ yếu của tình trạng tăng dân số quá nhanh trước hết là do các cấp uỷ Đảng và chính quyền chưa thực sự quán triệt chủ trương coi việc giảm tốc độ gia tăng dân số là một quốc sách lơi lỏng việc lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện; phong trào quần chúng thực hiện kế hoạch hoá gia đình chưa được phát động rộng khắp; công tác tuyên truyền giáo dục nhằm khắc phục ảnh hưởng tâm lý và tập quán cũ làm còn yếu, đầu tư của Nhà nước cho công tác dân số và kế hoạch hoá gia đình chưa thoả đáng; dụng cụ và phương tiện cho công tác này còn thiếu nghiêm trọng, bộ máy chuyên trách yếu kém, thống kê dân số không chính xác" - Nghị quyết Hội nghị lần thứ Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII về chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình.
    Quy mô dân số lớn, tốc độ gia tăng dân số còn cao trong điều kiện kinh tế nghèo nàn, lạc hậu như Việt Nam đang đặt ra những vấn đề kinh tế - xã hội hết sức gay gắt cần giải quyết, trước mắt cũng như lâu dài.
     
Đang tải...