Báo Cáo Thực trạng thực hiện hợp đồng chuyển giao nhãn hiệu theo pháp luật Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp không những phải
    quan tâm đến công tác tổ chức sản xuất, kinh doanh mà còn phải quan tâm đến việc
    xây dựng, bảo vệ, quảng bá để nâng cao uy tín thương hiệu của mình.
    Thương hiệu là yếu tố quan trọng làm nên giá trị của một doanh nghiệp. Có
    nhiều định nghĩa khác nhau về thương hiệu, nhưng có thể nói thương hiệu của một
    doanh nghiệp được hình thành bởi nhiều thành tố thuộc tài sản vô hình, như nhãn
    hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích, uy tín của doanh nghiệp,
    hình ảnh của doanh nghiệp Trong các thành tố vừa nêu thì nhãn hiệu là thành tố
    quan trọng nhất, nó là các dấu hiệu tác động trực tiếp đến giác quan của người tiêu
    dùng, như nhìn thấy (cấu trúc từ ngữ, màu sắc, hình khối của nhãn hiệu), nghe thấy
    (cách phát âm nhãn hiệu), liên tưởng đến (ý nghĩa của nhãn hiệu, ví dụ: hoa hướng
    dương - sunflower, ánh dương - sunlight ).
    Nhãn hiệu đối với doanh nghiệp quan trọng như vậy, thế nhưng vẫn còn có rất
    nhiều trướng hợp các doanh nghiệp mắc phải sai sót trong việc giải quyết các vấn đề
    liên quan đến nhãn hiệu. Trong công trình ghiên cứu dưới đây, chúng tôi sẽ đi sâu
    phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến “ nhãn hiệu”,đặc biệt là việc chuyển
    giao và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.
    1




    CHƯƠNG I:
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO
    QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP
    ĐỐI VỚI NHÃN HIỆU
    1. Những vấn đề cơ bản về quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
    Như chúng ta đã biết, lao động sang tạo là một trong những đặc tính của loài
    người , con người muốn tồn tại vào phát triển thì phải gắn liền với lao động và
    trong quá trình lao động đó hoạt động sáng tạo là điều không thể thiếu. Bởi lẽ
    con người luôn muốn tìm mọi cách để tối thiểu hóa sức lao động và chi phí tạo
    ra thành phẩm đồng thời cũng muốn tạo ra những sản phẩm ngày càng hoàn
    thiện hơn. Nếu như các nền kinh tế truyền thống chủ yếu dựa vào sức lao động
    và một nguồn sẵn có là tài nguyên thiên nhiên thì trong nền kinh tế tri thức
    hiện nay, khoa học công nghệ lại là yếu tố quyết định đối với đà tăng trưởng
    kinh tế của một quốc gia trong dài hạn , hay nói cách khác khoa học công nghệ
    là yếu tố quan trọng tạo ra sự thịnh vượng và cung cấp nguồn năng lượng cho
    sự phát triển của một đất nước. Mặt khác, những sản phẩm khoa học công nghệ
    mà con người sáng tạo ra lại không giống với những vật phẩm khác. Đó là
    những vật phẩm vô hình mà bản thân người sang tạo ra nó không thế chiếm
    hữu riêng cho bản thân mình , chúng rất dễ bị chiếm đoạt sử dụng. Đó cũng là
    một trong những nguyên nhân cho luật sở hữu trí tuệ ra đời nhằm bảo vệ thành
    quả của các hoạt động sang tạo con người. và quyền sở hữu công nghiệp là một
    bộ phận của luật sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ quyền lợi của những người hoạt
    động trong lĩnh vực đặc biệt có ý nghĩa xã hôi và kinh tế quan trọng này.
    2




    Các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: sáng chế, kiểu dáng
    cộng nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại,
    chỉ dẫn địa lý và bí mật kinh doanh.
    Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí , nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý
    được pháp luật bảo hộ bằng văn bằng bảo hộ.
    Trong số các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp thì nhãn hiệu là đối
    tượng được quan tâm nhiều nhất. Việc sản phẩm của một doanh nghiệp có bán
    chạy được không, có được sự ưa chuộng của người tiêu dùng hay không phụ
    thuộc rất nhiều vào độ tin cậy của nhãn hiệu đó. Khác với các tài sản hữu hình,
    khi chủ sở hữu khai thác và sử dụng chúng thì một hệ quả tất yếu kéo theo là
    sự tiêu hao và cạn kiệt thì tài sản sang tạo trí tuệ khi được khai thác và sử dụng
    thì không những không bị giảm sút về số lượng và chất lượng mà giá trị của tài
    sản đó còn được nâng cao.
    Đặc biệt, với nhãn hiệu thì một nhãn hiệu sẽ càng trở nên nổi tiếng và có giá trị
    khi phạm vi sử dụng của nó được mở rộng.
    Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu về nhãn hiệu trong nội dung quyền sở hữu
    công nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
    1.1 Khái niệm nhãn hiệu
    Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế thị
    trường và thương mai quốc tế. Nhãn hiệu ngoài chức năng chính là phân biệt
    hàng hóa dịch vụ của các nhà sản xuất khác nhau trên thị trường, cung cấp
    những thông tin về sản phẩm cho người tiêu dung trong việc lựa chọn còn là
    biểu tượng cho hình ảnh và danh tiếng của doanh nghiệp, là yếu tố quyết định
    tính cạnh tranh của hàng hóa , dịch vụ trên thị trường và là một tài sản kinh
    doanh có giá trị đặc biệt.
    Theo khoản 16 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ, “Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để hân
    biệt hàng hóa dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
    Nhãn hiệu thường là các dấu hiệu như một từ, ngữ (một cụm từ), hình ảnh,
    biểu tượng, lô gô, hoặc sự kết hợp các yếu tố này được sử dụng trên hàng hóa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...