Luận Văn Thực trạng thực hành nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 3 tuổi ở các trường mầm non

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    Trang

    PHẦN MỞ ĐẦU .1

    1 .Lý do chọn đề tài .1

    2. Mục đích nghiên cứu 2

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu .2

    6. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu .3

    7. Phương pháp nghiên cứu 3

    8. Cấu trúc của luận văn .4

    PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu 5

    Chuông 1: cơ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐÈ NGHIÊN cứu .5

    1. Lịch sử của Yấn đề nghiên cứu .5

    2. Thực hành nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 3 tuổi 6

    2.1. Một số khái niệm cơ bản .6

    2.1.1 Khái niệm dinh dưỡng .6

    2.1.2 Khái niệm nuôi dưỡng và thực hành nuôi dưỡng .7

    2.1.3 Khái niệm tình trạng dinh dưỡng .12

    3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ dưới 3 tuổi .13

    3.1 Một số đặc điểm tăng trưởng và phát triển của trẻ dưới 3 tuổi có liên quan

    đến đề tài 13

    3.2 Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ dưói 3 tuổi 16

    3.3 Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng .20

    3.3.1 Các bước tiến hành đánh giá tình hình dinh dưỡng 21

    3.3.2 Đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng phương pháp nhân trắc học .22

    Chương 2: THựC TRẠNG THựC HÀNH NUÔI DƯỠNG VÀ TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG CỦA TRẺ EM DƯỚI 3 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ VINH - TỈNH NGHỆ AN .31

    1. Thực trạng thực hành nuôi dưỡng và tình ừạng dinh dưỡng của ừẻ em dưới 3 tuổi

    ở Việt Nam 31

    1.1. Thực hành nuôi dưỡng trẻ dưới 3 tuổi ở Việt Nam 31

    1.2. Tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam 33

    2. Thực trạng thực hành nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 3 tuổi ở

    các trường mầm non thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An 35

    2.1. Các đặc điểm của đối tượng tham gia nghiên cứu 35

    2.2. Thực hành nuôi dưỡng trẻ em 36

    2.2.1. Trung bình điểm thực hành nuôi dưỡng 36

    2.3. Tình trạng dinh dưỡng của trẻ 36

    2.4. Các yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 3 tuổi .37

    2.4.1. Mối liên hệ giữa giới tình và tình trạng dinh dưỡng 37

    2.4.2 Mối liên hệ giữa tuổi và tình trạng dinh dưỡng 38

    2.4.3 Thứ tự sinh và tình trạng dinh dưỡng .40

    2.4.4 Cân nặng khi sinh và tình trạng dinh dưỡng .41

    2.4.5. Nghề nghiệp của mẹ và tình trạng dinh dưỡng 42

    2.4.6. Học vấn của mẹ và tình trạng dinh dưỡng .44

    2.4.7. Nghề nghiệp của bố và tình trạng dinh dưỡng .46

    2.4.8. Học vấn của bố và tình trạng dinh dưỡng .48

    2.4.9. Thời điểm cho ăn bổ sung và tình trạng dinh dưỡng .50

    2.4.10. Mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đàu người và tình trạng dinh dưỡng .51

    2.4.11 Mối quan hệ giữa chi tiêu cho ăn uống/người/ngày và tình trạng dinh dưỡng 52

    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .54

    TÀI LIỆU THAM KHẢO

    PHIẾU ĐIỀU TRA

    PHẦN MỞ ĐẦU

    l.Lý do chọn đề tài

    Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai, trẻ em là nguồn hạnh phúc của gia đình, tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được chăm sóc và giáo dục, được tồn tại và phát triển, được chấp nhận và thương yêu trong gia đình và ừong cộng đồng. Khi giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và đánh giá một cách toàn diện sâu sắc, thì công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng có ý nghĩa nhân văn cụ thể, càng trở thành một đạo lí của thế giới văn minh.

    Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển nhanh về kinh tế - xã hội, công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em là một trong những lĩnh vực được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm và cũng đạt được nhiều thành tựu. Một trong những kết quả rõ nét nhất là công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em.

    Bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ em có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nâng cao sức khoẻ, thể chất con người, chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số và phát triển xã hội. Tuy đạt được những kết quả tích cực, nhưng những thách thức về các vấn đề dinh dưỡng trẻ em không nhỏ. Hiện cả nước còn khoảng 1,6 triệu (tức là trên một phần năm) trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng nhẹ cân; còn khoảng 2,6 triệu trẻ em (tức là trên một phàn ba) còn bị suy dinh dưỡng thấp còi, tỉ lệ này vẫn còn cao so với tiêu chuẩn của WHO [16]. Nguyên nhân suy dinh dưỡng thì có nhiều và các mối liên quan của chúng cũng rất phức tạp, nhưng thực hành nuôi dưỡng trẻ được nhiều nghiên cứu nhận định là một trong những yếu tố quan trọng nhất xác định tình trạng dinh dưỡng của trẻ em.

    Tuy nhiên, mối liên hệ giữa chất lượng của thực hành nuôi dưỡng trẻ và tình trạng dinh dưỡng của trẻ khó được xác định bởi chúng phụ thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện sống. Hơn nữa, bản thân thực hành nuôi dưỡng trẻ thường rất phức tạp, thay đổi tùy thuộc vào tuổi của trẻ. Do đó rất khó để đánh giá một cách tổng thể thực hành nuôi dưỡng trẻ trên một trẻ nào đó. Việc tổng hợp các
    GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Hiền
    cách thức nuôi dưỡng trẻ để xây dựng và đưa ra "chỉ số nuôi dưỡng" trẻ em giúp đánh giá công tác thực hành nuôi dưỡng trẻ là việc làm hết sức cần thiết.

    Hiện nay ở Việt Nam chưa có số liệu hay nghiên cứu nào đề xuất cách thức đánh giá thực hành nuôi dưỡng trẻ em dưới 3 tuổi tại các trường mầm non cũng như xác định mối liên hệ giữa thực hành nuôi dưỡng trẻ em dưói 3 tuổi và tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài nghiên cứu “Thực trạng thực hành nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 3 tuổi ở các trường mầm non thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Xác định thực trạng thực hành nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 3 tuổi ở các trường mầm non thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu

    Dinh dưỡng của trẻ em dưới 3 tuổi trên địa bàn thành phố Vinh

    3.2. Đỗi tượng nghiên cứu

    Thực trạng thực hành nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 3 tuổi ở các trường mầm non thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An.

    4. Giả thuyết khoa học

    Chất lượng thực hành nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 3 tuổi ở các trường mầm non thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An còn chưa cao.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về thực hành nuôi dưỡng trẻ và đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Thông qua cơ sở lý luận thực hành nuôi dưỡng trẻ, xây dựng chỉ số nuôi dưỡng trẻ làm công cụ đánh giá chất lượng thực hành nuôi dưỡng trẻ em dưới 3 tuổi.

    5.2. Nghiên cứu thực trạng thực hành nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 3 tuổi ở các trường mầm non thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An
    GVHD: TS. Nguyễn Ngọc Hiền
    5.3. Tìm hiểu mối liên hệ giữa thực hành nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 3 tuổi ở các trường mầm non thành phố Vinh - Tỉnh Nghệ An.

    6. Giói hạn, phạm vỉ nghiên cứu

    Nghiên cứu được thực hiện ở các cháu có độ tuổi từ 20 - 36 tháng tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Vinh và các cháu có độ tuổi từ 6- 20 tháng đến tiêm phòng tại trung tâm y tế dự phòng tỉnh Nghệ An và trạm y tế phường Quang Trung. Do giới hạn về thời gian và kinh phí nên nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá thực trạng thực hành nuôi dưỡng và tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 3 tuổi.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    Trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

    7.1. Phương pháp nghiên cứu lỷ luận

    Phân tích, tổng họp, phân loại và so sánh các tài liệu và thông tin liên quan chặt chẽ đến đề tài nghiên cứu.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

    - Phỏng vấn các bà mẹ nuôi con và những người làm công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ thông qua bộ câu hỏi điều tra.

    - Quan sát, khảo sát giờ ăn và chế độ ăn uống của trẻ tại trường mầm non.

    - Phương pháp nhân trắc dinh dưỡng: đo cân nặng, chiều dài nằm hoặc chiều cao đứng của trẻ.

    7.3. Phương pháp xử lý toán học

    - Cỡ mẫu được tính toán dựa vào công thức:

    z2 * p * (1-P)

    N = .; (Z=l,96; p= 0,05; c= 0,05)

    c2

    Trong nghiên cứu này cỡ mẫu tham gia nghiên cứu là 90 cháu có độ tuổi từ 6-36 tháng. Mau được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...