Luận Văn Thực trạng thú y trong chăn nuôi dê nông hộ ở huyện Phú Lộc tỉnh TT-Huế

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 18/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    luận văn năm 2013 ( kèm phiếu điều tra và số liệu )
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề
    1.2. Mục tiêu và yêu cầu
    1.2.1. Mục tiêu
    1.2.2. Yêu cầu
    PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
    2.1. Cơ sở lý luận
    2.1.1. Nguồn gốc, phân bố và lợi ích của việc chăn nuôi dê
    2.1.1.1. Nguồn gốc loài dê
    2.1.1.2. Sự phân bố
    2.1.1.3. Lợi ích của việc chăn nuôi dê
    2.1.2. Tình hình chăn nuôi dê thế giới và Việt Nam.
    2.1.2.1. Tình hình chăn nuôi dê trên thế giới.
    2.1.2.2. Tình hình phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam
    2.1.2.3. Tiềm năng và thách thức của việc phát triển chăn nuôi dê ở Việt Nam
    2.1.2.4. Định hướng phát triển chăn nuôi dê ở nước ta đến năm 2020
    2.2. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
    2.2.1. Một số giống dê
    2.2.2. Đặc điểm sinh học của dê
    2.2.2.1. Hình dáng bên ngoài
    2.2.2.2. Khả năng sinh sản của dê đực
    2.2.2.3. Khả năng sinh sản của dê cái
    2.2.2.4. Khả năng cho sản phẩm
    2.2.3. Sinh lý dạ cỏ của gia súc nhai lại
    2.2.3.1. Môi trường dạ cỏ
    2.2.3.2. Vi sinh vật dạ cỏ
    2.2.3.3. Quá trình tiêu hóa và trao đổi ở dạ cỏ
    2.2.4. Tập tính của dê và một số điều cần biết
    2.2.4.2. Phân loại tập tính
    2.2.4.3. Vai trò của tập tính trong nuôi dê
    2.2.4.4. Mục đích của ăn uống
    2.2.4.5. Sự hình thành sở thích ăn
    2.2.5. Biện pháp phòng và trị một số bệnh thường gặp ở dê
    2.2.5.1. Hội chứng tiêu chảy
    2.2.5.2. Bệnh viêm phổi
    2.2.5.3. Bệnh viêm mắt truyền nhiễm
    2.2.5.4. Bệnh viêm loét miệng truyền nhiễm
    2.2.5.5. Bệnh tụ huyết trùng
    2.2.5.6. Bệnh ký sinh trùng
    2.2.5.7. Bệnh viêm ruột hoại tử
    2.2.5.8. Bệnh viêm vú
    2.2.5.9. Bệnh lở mồm long móng
    2.2.5.10. Bệnh sán dây
    2.2.5.11. Bệnh sán lá gan
    2.2.5.12 Bệnh chướng hơi dạ cỏ
    PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    3.1. Thời gian địa điểm nghiên cứu
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    3.3. Nội dung nghiên cứu.
    3.4. Phương pháp nghiên cứu
    PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
    4.1. Khái quát về huyện Phú Lộc ( địa bàn nghiên cứu)
    4.1.1. Vị trí địa lý
    4.1.2. Khí hậu thời tiết
    4.1.3. Tài nguyên thiên nhiên
    4.1.4. Đặc điểm kinh tế- xã hội
    4.1.5. Tình hình chăn nuôi chung ở Huyện Phú Lộc
    4.1.6. Số lượng và quy mô trang trại, gia trại
    4.1.7. Phương thức chăn nuôi
    4.2. Tình hình chăn nuôi dê cũng như thú y ở nông hộ
    4.2.1. Tiềm năng bãi chăn tự nhiên và phương thức dự trữ thức ăn cho chăn nuôi dê ở nông hộ
    4.2.2. Những khó khăn trong phát triển chăn nuôi dê
    4.2.3. Thực trạng và một số khó khăn thú y cần giải quyết trong chăn nuôi dê nông hộ
    4.3. Đề xuất một số giải pháp để nâng cao khả năng phòng bệnh cho dê
    4.3.1. Giải pháp về chuồng trại
    4.3.2. Giải pháp về con giống
    4.3.3. Giải pháp thức ăn
    4.3.4. Giải pháp về thú y
    4.3.5. Giải pháp về chính sách
    PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
    5.1. Kết luận
    5.2. Kiến nghị
    PHẦN 1. MỞ ĐẦU
    1.1. Đặt vấn đề

    Trong vòng 20 năm trở lại đây, cùng với sự đi lên của nước nhà, ngành nông nghiệp đã có nhiều tiến bộ vượt bậc cả về số lượng lẫn chất lượng. Đặc biệt là ngành chăn nuôi có một ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống của người nông dân Việt Nam. Nó gắn liền với cuộc sống mưu sinh của người dân từ ngàn đời nay. Và chăn nuôi dê nói riêng đang là hướng đi khả quan cho những vùng có tiềm năng xóa đói giảm nghèo và từng bước làm ăn khá giả hơn. Nếu vào những năm năm 1990 đàn dê trong cả nước mới chỉ có 370,650 con thì đến năm 2009 tăng lên 1375,100 con, tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt 21,59%, tập trung nhiều ở các tỉnh miền núi Phía Bắc và Đông Nam Bộ. [11]
    Dê là giống gia súc nhai lại nhỏ con, mắn đẻ, ít bệnh tật, mang lại hiệu quả kinh tế cao và dễ nuôi, được nuôi ở nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Pháp. Với nhiều lợi ích khác nhau như: Lấy thịt, sữa, da và đã mang lại hiệu quả rất rõ rệt, đồng thời nuôi dê còn giúp mô hình làm ăn mới thu hút nhiều lực lượng lao động tham gia, giải quyết vấn đề lao động nông nhàn ở nông thôn.
    Dê ở khu vực miền Trung nói chung và ở TT-Huế nói riêng có nhiều điều kiện để phát triển song vẫn chưa khai thác hết được tiềm năng, ngành nuôi dê còn có những hạn chế về mặt chăm sóc sức khỏe cũng như việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nuôi dưỡng và phát triển đàn dê. Phương thức chăn nuôi dê quảng canh ít đầu tư, đặc biệt là thiếu các tài liệu liên quan đến phòng và trị bệnh cho dê đã là là một cản trở lớn cho việc chăn dê thành công. Hơn nữa điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm của khu vực miền trung, nhất là những hình thái khí hậu cực đoan như nắng nóng kéo dài đã tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và lây lan trong đàn gây thiệt hại về kinh tế cho người dân. Để hiểu biết được hiện trạng thú y trong chăn nuôi dê nông hộ chúng tôi đặc vấn đề nghiên cức đề tài: “Thực trạng thú y trong chăn nuôi dê nông hộ ở huyện Phú Lộc tỉnh TT-Huế”. Đồng thời có được những cơ sở thực tiễn trong việc đề xuất các giải pháp thú y giúp người dân chăn nuôi hiệu quả hơn.
    1.2. Mục tiêu và yêu cầu
    1.2.1. Mục tiêu

    - Tìm hiểu một số bệnh thường gặp trong chăn nuôi dê và các biện pháp phòng tránh.
    - Đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại về dịch bệnh cho bà con trong chăn nuôi dê.
    1.2.2. Yêu cầu
    - Xác định được một số bệnh thường gặp trong nuôi dê.
    - Đưa ra các giải pháp phòng và trị bệnh đơn giản, hiệu quả.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...