Tiểu Luận Thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước (Công ty cổ p

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I, LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Cơ cấu lại các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam là đặc điểm trung tâm của các cuộc cải cách của chính phủ. Việc cải cách doanh nghiệp nhà nước này tập trung vào vấn đề cổ phần hoá - tức là chuyển đổi một doanh nghiệp nhà nước thành một công ty cổ phần. Cổ phần hoá đã bắt đầu được triển khai từ cách đây hơn 10 năm với những bước đi thử nghiệm và sau đó là sự triển khai rộng rãi khắp trên cả nước.

    Gần đây, việc Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO đã thực sự có tác động rất lớn đến việc mở rộng phạm vi cổ phần hoá đối với các doanh nghiệp nhà nước lớn.Trong cam kết đa phương của Việt Nam khi gia nhập WTO có điều cam kết về lĩnh vực Doanh nghiệp nhà nước, trong đó viết: “Nhà nước không can thiệp trực tiếp hay gián tiếp vào trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước, Nhà nước với tư cách là một cổ đông được can thiệp bình đẳng vào hoạt động của doanh nghiệp như các cổ đông khác.”. Như vậy, Việt Nam phải đảm bảo được việc đa dạng hoá hình thức sở hữu, giảm tỷ lệ doanh nghiệp trong đó Nhà nước nắm 100% vốn điều lệ và cổ phần hoá là giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này.

    Tuy nhiên, có một vấn đề đặt ra là liệu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước có mang lại lợi ích thực sự cho người lao động, trước hết là cải thiện thu nhập của họ hay không. Do đó, việc nghiên cứu thực trạng thu nhập của người lao động sau quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước mang ý nghĩa thực tiễn bởi nó giúp kiểm chứng hiệu quả hoạt động của quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, góp phần làm cơ sở cho các nhà quản lý
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...