Thạc Sĩ Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn oda tại việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 6/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word

    Mục lục

    Trang
    Lời nói đầu 1
    Chương I: Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 2
    I. Khái niệm chung về ODA 2
    1. Khái niệm 2
    2. Phân loại ODA 3
    3. Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu 4
    4. Quy trình thực hiện dự án ODA 5
    II. Đặc điểm và vai trò của ODA 9
    1. Đặc điểm của ODA 9
    2. Vai trò của ODA 11
    III. Tình hình cung cấp và tiếp nhận ODA trên thế giới 13
    1. Tình hình chung 13
    2. Nhà tài trợ lớn nhất 14
    3. Khu vực tiếp nhận nhiều nhất 15
    Chương II: Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam 16
    I. Tình hình thu hút ODA 16
    1. Giai đoạn trước tháng 10/1993 16
    2. Giai đoạn phát triển hợp tác mới từ tháng 10/1993 16
    II. Tình hình giải ngân ODA 17
    III. Những khó khăn và thuận lợi trong công tác huy động và tiếp nhận ODA ở Việt Nam
    1. Trong công tác huy động 18
    2. Trong công tác tiếp nhận 19
    IV. Những tồn tại trong quá trình sử dụng vốn ODA 19
    Chương III: Một số giải pháp tăng cường thu hút và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ODA ở Việt Nam 21
    1. Về thu hút vốn 21
    2. Về sử dụng vốn 22
    Kết luận 24
    Tài liệu tham khảo 25


    Lời nói đầu


    Vốn luôn được coi là một trong những nhân tố quyết định cho quá trình sản xuất kinh doanh và tăng trưởng kinh tế của các quốc gia. Đặc biệt là để đạt tăng trưởng kinh tế cao, vấn đề tạo nguồn vốn và sử dụng nó một cách có hiệu quả càng trở nên cần thiết đối với tất cả các quốc gia muốn trở thành nước công nghiệp hoá với thời gian ngắn nhất.
    Công cuộc cải cách kinh tế của Việt Nam đã qua một chặng đường hơn 10 năm. Nền kinh tế đã thu được những kết quả đáng khả quan như tốc độ tăng trưởng nhanh, lạm phát ở mức có thể kiểm soát được, nhưng để duy trì tốc độ tăng trưởng như vậy thì nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn. Trong khi đó nền kinh tế nước ta lại có xuất phát điểm thấp, nghèo nàn, lạc hậu nên nguồn vốn trong nước không thể đáp ứng hết nhu cầu về vốn đầu tư đó. Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài nói chung và nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nói riêng là rất quan trọng.
    Nguồn vốn ODA đã góp phần đáng kể vào việc đạt được những thành tựu kinh tế xã hội của đất nước. Để có thể thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn ODA trong phát triển kinh tế - xã hội cần có những biện pháp cụ thể và toàn diện.
    Em xin trình bày một số hiểu biết của em về ODA trong bài này.

    Chương I
    Tổng quan về nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA).

    I. Khái niệm chung về ODA.
    1. Khái niệm.
    Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB .) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên). Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài.
    ODA có các hình thức sau:
    Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là tài trợ trực tiếp (chuyển giao tiền tệ. Nhưng đôi khi lại là hiện vật (hỗ trợ hàng hoá) như hỗ trợ nhập khẩu bằng hàng hoặc vận chuyển hàng hoá vào trong nước qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc có thể chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách.
    Tín dụng thương mại: Với các điều khoản "mềm" (lãi suất thấp, hạn trả dài) trên thực tế là một dạng hỗ trợ hàng hoá có ràng buộc.
    Viện trợ chương trình (gọi tắt là viện trợ phi dự án): là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào.
    Hỗ trợ cơ bản chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông thường, các dự án này có kèm theo một bộ phận không viện trợ kỹ thuật dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất định nào đó hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho đối tác viện trợ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...