Luận Văn Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn oda tại việt nam (Tiểu luận cao học kinh tế)

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 22/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương I: TỔNG QUAN VỀ NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA).

    I. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ODA.
    1. Khái niệm.
    Theo cách hiểu chung nhất, ODA là tất cả các khoản hỗ trợ không hoàn lại và các khoản tín dụng ưu đãi (cho vay dài hạn và lãi suất thấp của các Chính phủ, các tổ chức thuộc hệ thống Liệp hợp quốc, các tổ chức phi Chính phủ (NGO), các tổ chức tài chính quốc tế (IMF, ADB, WB .) giành cho các nước nhận viện trợ. ODA được thực hiện thông qua việc cung cấp từ phía các nhà tài trợ các khoản viện trợ không hoàn lại, vay ưu đãi về lãi suất và thời hạn thanh toán (theo định nghĩa của OECD, nếu ODA là khoản vay ưu đãi thì yếu tố cho không phải đạt 25% trở lên). Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần GNP từ bên ngoài vào một quốc gia, do vậy ODA được coi là một nguồn lực từ bên ngoài.
    ODA có các hình thức sau:
    Hỗ trợ cán cân thanh toán: Thường là tài trợ trực tiếp (chuyển giao tiền tệ. Nhưng đôi khi lại là hiện vật (hỗ trợ hàng hoá) như hỗ trợ nhập khẩu bằng hàng hoặc vận chuyển hàng hoá vào trong nước qua hình thức hỗ trợ cán cân thanh toán hoặc có thể chuyển hoá thành hỗ trợ ngân sách.
    Tín dụng thương mại: Với các điều khoản "mềm" (lãi suất thấp, hạn trả dài) trên thực tế là một dạng hỗ trợ hàng hoá có ràng buộc.
    Viện trợ chương trình (gọi tắt là viện trợ phi dự án): là viện trợ khi đạt được một hiệp định với đối tác viện trợ nhằm cung cấp một khối lượng ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định, mà không xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào.
    Hỗ trợ cơ bản chủ yếu là về xây dựng cơ sở hạ tầng. Thông thường, các dự án này có kèm theo một bộ phận không viện trợ kỹ thuật dưới dạng thuê chuyên gia nước ngoài để kiểm tra những hoạt động nhất định nào đó hoặc để soạn thảo, xác nhận các báo cáo cho đối tác viện trợ.
    Hỗ trợ kỹ thuật: chủ yếu tập trung vào chuyển giao tri thức hoặc tăng cường cơ sở lập kế hoạch, cố vấn nghiên cứu tình hình cơ bản, nghiên cứu khi đầu tư. Chuyển giao tri thức có thể là chuyển giao công nghệ như thường lệ nhưng quan trọng hơn là đào tạo về kỹ thuật, phân tích kinh tế, quản lý, thống kê, thương mại, hành chính nhà nước, các vấn đề xã hội.
    2. Phân loại ODA:
    Tuỳ theo phương thức phân loại mà ODAđược xem có mấy loại:
    a. Phân theo phương thức hoàn trả: ODA có 3 loại.
    - Viện trợ không hoàn lại: bên nước ngoài cung cấp viện trợ (mà bên nhận không phải hoàn lại) để bên nhận thực hiện các chương trình, dự án theo sự thoả thuận trước giữa các bên.
    Viện trợ không hoàn lại thường được thực hiện dưới các dạng:
    + Hỗ trợ kỹ thuật.
    + Viện trợ nhân đạo bằng hiện vật.
    - Viện trợ có hoàn lại: nhà tài trợ cho nước cần vốn vay một khoản tiền (tuỳ theo một quy mô và mục đích đầu tư) với mức lãi suất ưu đãi và thời gian trả nợ thích hợp.
    Những điều kiện ưu đãi thường là:
    + Lãi suất thấp (tuỳ thuộc vào mục tiêu vay và nước vay).
    + Thời hạn vay nợ dài (từ 20 - 30 năm)
    + Có thời gian ân hạn (từ 10 - 12 năm)
    - ODA cho vay hỗn hợp: là các khoản ODA kết hợp một phần ODA không hoàn lại và một phần tín dụng thương mại theo các điều kiện của tổ chức Hợp tác kinh tế và phát triển.
    b. Nếu phân loại theo nguồn cung cấp, ODA có hai loại:
    - ODA song phương: Là các khoản viện trợ trực tiếp từ nước này đến nước kia thông qua hiệp định được ký kết giữa hai Chính phủ.
    - ODA đa phương: là viện trợ chính thức của một tổ chức quốc tế (IMF, WB[SUB]1[/SUB] .) hay tổ chức khu vực (ADB, EU, .) hoặc của một Chính phủ của một nước dành cho Chính phủ của một nước nào đó, nhưng có thể được thực hiện thông qua các tổ chức đa phương như UNDP (Chương trình phát triển Liên hiệp quốc), UNICEF (quĩ nhi đồng Liên Hiệp quốc) . có thể không.
    Các tổ chức tài chính quốc tế cung cấp ODA chủ yếu:
    + Ngân hàng thế giới (WB).
    + Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF).
    + Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)
    c. Phân loại theo mục tiêu sử dụng, ODA có 4 loại:
    Hỗ trợ cán cân thanh toán: gồm các khoản ODA cung cấp để hỗ trợ ngân sách của Chính phủ, thường được thực hiện thông qua các dạng: chuyển giao trực tiếp cho nước nhận ODA hay hỗ trợ nhập khẩu (viện trợ hàng hoá).
    Tín dụng thương nghiệp: tương tự như viện trợ hàng hoá nhưng có kèm theo điều kiện ràng buộc.
    Viện trợ chương trình (viện trợ phi dự án): Nước viện trợ và nước nhận viện trợ kế hiệp định cho một mục đích tổng quát mà không cần xác định tính chính xác khoản viện trợ sẽ được sử dụng như thế nào.
    Viện trợ dự án: chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn thực hiện ODA. Điều kiện được nhận viện trợ dự án là "phải có dự án cụ thể, chi tiết về các hạng mục sẽ sử dụng ODA".
    3. Các nguồn cung cấp ODA chủ yếu:
    * Trong thời kỳ chiến tranh lạnh và đối đầu Đông Tây: Trên thế giới tồn tại 3 nguồn ODA chủ yếu:
    - Liên xô cũ, Đông Âu.
    - Các nước thuộc tổ chức OECD.
    - Các tổ chức quốc tế và phi Chính phủ.
    * Hiện nay, trên thế giới có hai nguồn ODA chủ yếu: các nhà tài trợ đa phương, và các tổ chức viện trợ song phương.
    * Các nhà tài trợ đa phương gồm các tổ chức chính thức sau:
    - Các tổ chức thuộc hệ thống Liên Hiệp Quốc bao gồm:
    + Chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNDP).
    + Quĩ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF).
    + Tổ chức Nông nghiệp và lương thực (FAO)
    + Chương trình lương thực thế giới (WFP)
    + Quĩ dân số Liên Hiệp Quốc (UNFPA)
    + Tổ chức y tế thế giới (WHO)
    + Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên Hiệp Quốc (UNIDO)
    + Quĩ phát triển nông nghiệp quốc tế (IFDA).
    - Các tổ chức tài chính quốc tế:
    + Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF)
    + Ngân hàng thế giới (WB)
    + Ngân hàng phát triển Châu á (ADB)
    - Liên minh Châu Âu (EU).
    - Các tổ chức phi Chính phủ (NGO)
    - Tổ chức xuất khẩu dầu mỡ (OPEC)
    - Quĩ Cô - Oét.
    * Các nước viện trợ song phương:
    - Các nước thành viên Uỷ ban Hỗ trợ phát triển (DAC) của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD).
    - Các nước đang phát triển.
    4. Quy trình thực hiện dự án ODA.
    Mỗi quốc gia có những quy định riêng đối với các cách quản lý và điều hành nguồn vốn này. Dưới đây là một số nội dung về quy định của pháp luật Việt Nam liên quan đến các vấn đề xung quanh các hoạt động thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA.
    1. Quy hoạch ODA.
    Bộ kế hoạch - Đầu tư căn cứ vào chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch tổng thể và kế hoạch hàng năm chủ trì việc điều phối với các Bộ, các cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan để nghiên cứu chủ trương và phương hướng vận động ODA, soạn thảo quy hoạch ODA và lập các danh mục chương trình, dự án ưu tiên sử dụng ODa trình Chính phủ phê duyệt.
    2. Vận động ODA.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...