Chuyên Đề Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn FDI ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn FDI ở Việt Nam
    tư nước ngoài trên thế giới, cho thấy 70 -75% dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài di chuyển trong nội bộ các nước phát triển, chỉ có 25 - 30% di chuyển đến các nước đang phát triển và kém phát triển. Điều đó cho thấy các nước chủ đầu tư không phải chỉ dựa vào khai thác lợi thế của các nước nhận đầu tư là có nguồn tài nguyên dồi dào và lao động rẻ. Tài nguyên dồi dào và lao động rẻ không phải là nhân tố quan trọng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mà các nước phát triển đang đánh giá các nước đang phát triển về mọi mặt và tính khả thi trong các dự án đầu tư của mình. Việt Nam là một trong những môi trường như vậy – một môi trường đầu tư hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài.
    Ở nước ta, bên cạnh nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định, vốn đầu tư nước ngoài là một trong những nguồn vốn quan trọng. Trong nguồn vốn nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) được coi là nguồn vốn thích hợp đối với nước ta. Tạp chí hàng đầu tạp chí kinh tế hàng đầu thế giới The Economist xem “Việt Nam là ngôi sao đang lên của châu Á” đặc biệt trong vấn đề thu hút đầu tư nước ngoài. Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở cửa với thương mại quốc tế, với bước đi mới nhất và dài nhất trong quá trình hội nhập, là trở thành thành viên thứ 150 của WTO. Công nghiệp hóa đi đôi với hội nhập tạo cơ hội mở rộng hoạt động sản xuất cho các nhà đầu tư tại thị trường Việt Nam. Cùng với đó là mức đầu tư cao, chiếm tới 1/3 GDP, đặc biệt là FDI có mức tăng trưởng ấn tượng. Vai trò của FDI trong những năm qua đã được khẳng định, đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Đầu tư nước ngoài hiện chiếm khoảng trên 13% GDP cả nước.
    Chúng ta thường nhấn mạnh Việt Nam là thành viên của ASEAN, nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dư­ơng với những lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên và lao động, đặc biệt là môi trường kinh tế chính trị ổn định, nên là thị trường có tiềm năng thu hút vốn FDI nhưng thực tế lại không như vậy. Thủ tục rườm rà, cách quản lý lỏng lẻo, và dự án chưa có tính khả thi cao đang là những nguyên nhân khiến dòng vốn FDI gặp nhiều khó khăn.
    Với mong muốn được nghiên cứu sâu hơn về nguồn vốn Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI cũng như thực trạng của dòng vốn đó ở Việt Nam, em mạnh dạn chọn đề tài: “ Thực trạng thu hút và sử dụng nguồn vốn Đầu tư trực tiếp FDI ở Việt Nam”. Em kính mong cô đóng góp ý kiến để bài chuyên đề tự chọn của em được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn




     
Đang tải...