Luận Văn Thực trạng thu hút đầu tư fdi và những tác động của nguồn vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2007-2010

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tên đề tài
    Thực trạng thu hút đầu tư fdi và những tác động của nguồn vốn fdi vào việt nam giai đoạn 2007-2010

    MỤC LỤC

    Lời nói đầu .1

    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU. 2
    1.1 Cơ sở hình thành đề tài: 2
    1.2 Mục tiêu 2
    1.3. Phạm vi nghiên cứu 2
    1.4. Phương pháp nghiên cứu: .3
    1.5. Ý nghĩa:.3

    Chương II: CƠ SỞ LÝ LUẬN4
    2.1.Khái niệm FDI: 4
    2.2 Đặc điểm FDI 4
    2.3.Các hình thức đầu tư FDI 5
    2.4. Vai trò của nguồn vốn FDI 5
    2.5 Nhân tố thúc đẩy thu hút vốn FDI 6
    2.5.1 Chênh lệch về năng suất cận biên của vốn giữa các nước 6
    2.5.2 Chu kỳ sản phẩm.6
    2.5.3 Lợi thế đặc biệt của các công ty đa quốc gia 7
    2.5.4 Tiếp cận thị trường và giảm xung đột thương mại.7
    2.5.5 Khai thác chuyên gia và công nghệ.7
    2.5.6 Tiếp cận nguồn tài nguyên thiên nhiên .7

    Chương III: TỔNG QUAN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM VÀ FDI8
    3.1. Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2007 – 2011 8
    3.1.1 Các sự kiện đánh dấu khả năng hội nhập của nền kinh tế Việt Nam.8
    3.1.2 Những khó khăn và thách thức của nền kinh tế 10
    3.2 Tổng quan về FDI .10
    3.2.1 FDI năm 2007 . 15
    3.2.1.1 Thống kê nguồn vốn huy động và vốn giải ngân nguồn FDI tại Việt Nam .15
    3.2.1.2 Quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam 2007 . 15
    3.2.1.3 Các ngành thu hút nguồn vốn FDI15
    3.2.1.4 Địa phương thu hút vốn FDI chảy về 2007 18
    3.2.2 FDI năm 2008 19
    3.2.2.1 Thống kê nguồn vốn huy động và vốn giải ngân nguồnFDI tại Việt Nam 2008.19
    3.2.2.2 Quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam 2008 19
    3.2.2.3 Các ngành thu hút nguồn vốn FDI 2008 .19
    3.2.2.4 Địa phương thu hút vốn FDI chảy về 200820
    3.2.3 FDI năm 2009.21
    3.2.3.1 Thống kê nguồn vốn huy động và vốn giải ngân nguồn FDI tại Việt Nam 21
    3.2.3.2 Top quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam 2009 .21
    3.2.3.3 Các ngành thu hút nguồn vốn FDI 2009 .22
    3.2.3.4 Địa phương thu hút vốn FDI chảy về 2009 24
    3.2.4 FDI năm 2010 25
    3.2.4.1 Thống kê nguồn vốn huy động và vốn giải ngân nguồn FDI tại Việt Nam25
    3.2.4.2 Top quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam 2010 25
    3.2.4.3 Nhóm ngành FDI đầu tư năm 2010 26
    3.2.4.4 Top địa phương được FDI đầu tư năm 2010 .27
    Chương 4. KẾT LUẬN 28

    TÓM TẮT NỘI DUNG

    Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới nhiều năm qua của nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trên tất cả các lĩnh vực như xuất khẩu, đầu tư, mở rộng thị trường, tranh thủ được vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý đều tăng qua các năm.
    Đặc biệt nguồn vốn FDI (Foreign direct investment) nhiều năm qua đã đóng góp một phần rất quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước. FDI cung cấp một lượng vốn rất lớn vào nước ta trong những năm qua, bên cạch đó một phần cũng không kém quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế chính là công nghệ và kỹ năng quản lý doanh nghiệp.
    Những mặt tích cực do FDI mang lại thì có lẽ ai cũng thấy, nào là những công trình kiến trúc quy mô và đồ sộ mọc lên; những dự án lớn về hạt nhân, du lịch, khai thác, sản xuất liên tiếp được cấp vốn.
    Nhưng phía sau những thành tựu kia cũng còn rất nhiều thứ để chúng ta quan tâm và giải quyết.
    Và nguồn vốn FDI này sự thật đã tác động đến nước ta như thế nào; cho ta những gì và lấy đi những gì; ta cần phải làm gì để cho nguồn vốn FDI này chỉ mang lại lợi ích mà không gây ra những thiệt hại bắt chúng ta phải đối đầu.
    Vì những lý do trên nên em đã tiến hành tìm hiểu và chọn đề tài này để nghiên cứu
    Bài nghiên cứu với mục tiêu:
    Tìm hiểu thực trạng việc thu hút vốn đầu tư FDI củaViệt Nam.
    Những tác động của nguồn vốn FDI mang lại cho Việt Nam

    Bố cục bài gồm bốn chương:
    Chương 1: Giới thiệu
    Chương 2: Cơ sở lý luận
    Chương 3: Tổng quan nền kinh tế Việt Nam và FDI
    Chương 4: Kết Luận


    CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU

    1.1 Cơ sở hình thành đề tài:
    Nhà kinh tế học Harrot – Domar đã khẳng định rằng: Vốn là nhân tố quyết định đầu ra của một nền kinh tế hay nói một cách khác vốn là nhân tố ảnh hưởng quyết định tăng trưởng kinh tế của một nước.
    Việt Nam là một nước đang phát triển và đang trong giai đoạn mở cửa để hòa nhập với nền kinh tế thế giới, vì vậy vốn là một yếu tố vô cùng quan trọng để phát triển nền kinh tế, từ năm 1987 nước ta bắt đầu mở cửa thu hút vốn nước ngoài chảy vào trong nước, trong đó có một nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với các quốc gia đang phát triển đó là nguồn vốn FDI (Foreign direct investment) vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của các công ty xuyên quốc gia trên thế giới muốn mở rộng phạm vi hoạt động, mở rộng thị trường.
    Sau hơn 30 năm thu hút nguồn vốn quan trọng này đến nay nước ta đã có một số thành tựu đáng kể, kể từ khi gia nhập WTO thì nguồn vốn này đã tăng lên rất nhiều, tuy nhiên dòng chảy của nguồn vốn này vào Việt Nam không ổn định, năm nhiều năm ít, lúc trồi lúc sụt do nhiều yếu tố, trong đó lệ thuộc vào sự quyết tâm đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới của Việt Nam là quyết định. Ngoài những mặt thuận lợi cho dòng vốn này chảy vào trong nước như: nước ta là nước có nền chính trị ổn định, an ninh, và nhất là thành tựu của 20 năm đổi mới, Việt Nam gia nhập WTO, Thành công của APEC 14, Hoa Kỳ trao PNTR cho Việt Nam và, Nguồn FDI trên thế giới đang “đói” thị trường, nhất là các hoạt động sát nhập, mua lại (M&A), liên doanh, còn có những khó khăn để nguốn vốn này thuận lợi vào nước ta, việc giải ngân của các nguồn vốn FDI cũng là một vấn đề đang được quan tâm của chính phủ và các công ty, doanh nghiệp trong nước.
    Vì vậy để hiểu biết thêm về “Thực trạng thu hút đầu tư FDI và những tác động của nguồn vốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2007-2010” em đã chọn đề tài này để nghiên cứu.

    1.2 Mục tiêu
    Tìm hiểu thực trạng việc thu hút vốn đầu tư FDI củaViệt Nam.
    Những tác động của nguồn vốn FDI mang lại cho Việt Nam

    1.3. Phạm vi nghiên cứu
    Thời gian: - Đề tài nghiên cứu trong phạm vi từ năm 2007- 2010
    Đối tượng: - Tình hình đầu tư FDI vào Việt Nam
    - Tình hình giải ngân nguồn vốn FDI tại Việt Nam

    1.4. Phương pháp nghiên cứu:
    Tổng hợp: Thu thập nguồn tài liệu thứ cấp và từ những bình luận của các chuyên gia.
    Phân tích: Những dữ liệu tổng hợp, thống kê được thu thập, bắt đầu tiến hành phân tích số liệu đã thu thập được.

    1.5. Ý nghĩa:
    Bài nghiên cứu giúp tóm tắt sơ lược về thực tế của nguồn vốn FDI về các khoản như: nguồn vốn FDI chảy vào trong nước như thế nào? Thực trạng việc sử dụng nguồn vốn, tình hình giải ngân của các nước, chính sách thu hút vốn, và một số vấn đề khó khăn trở ngại hiện nay, để giúp cho chúng ta hiểu thêm về nguồn vốn FDI trong nước, nâng cao kiến thức về nền kinh tế nước nhà.
     
Đang tải...