Tiến Sĩ Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ Sán Dìu trong thời kỳ mang thai tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên và

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 15/1/14.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN TIẾN SĨ Y HỌC
    NĂM 2010


    MỤC LỤC
    Trang
    Lời cam đoan . i
    Lời cảm ơn ii
    Chữ viết tắt iii
    Mục lục .iv
    Danh mục các bảng vii
    Danh mục các biểu đồ, sơ đồ và hình .x
    ĐẶT VẤN ĐỀ 1
    Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
    1.1. Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai 3
    1.1.1. Đặc điểm sinh lý của phụ nữ có thai 3
    1.1.2. Thiếu máu trong thai nghén . 5
    1.1.3. Thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai 6
    1.1.4. Nguyên nhân thiếu máu ở phụ nữ có thai 8
    1.1.5. Hậu quả của thiếu máu trong thai nghén . 9
    1.1.6. Tình hình thiếu máu ở phụ nữ có thai 10
    1.2. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở phụ nữ có thai 14
    1.2.1. Yếu tố kinh tế, trình độ học vấn còn thấp 14
    1.2.2. Yếu tố năng suất, số lượng và chủng loại thực phẩm nghèo nàn . 15
    1.2.3. Thành phần và cơ cấu bữa ăn thiếu về số lượng, chất lượng . 16
    1.2.4. Yếu tố phong tục tập quán không có lợi cho sức khỏe 17
    1.2.5. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe chưa hợp lý 17
    1.2.6. Yếu tố về chăm sóc y tế và ngân sách nhà nước . 18
    1.2.7. Yếu tố gia đình, cộng đồng và truyền thông giáo dục đại chúng . 18
    1.3. Các giải pháp can thiệp phòng chống thiếu máu . 19
    1.3.1. Kỹ thuật chẩn đoán và điều trị thiếu máu 19
    1.3.2. Huy động cộng đồng phòng chống thiếu máu ở phụ nữ có thai
    người dân tộc thiểu số miền núi . 13
    1.3.3. Tăng cường vi chất sắt vào thực phẩm 26
    1.4. Một vài nét về người dân tộc Sán Dìu 27
    1.4.1. Tên gọi, ngôn ngữ và dân số 27
    1.4.2. Đặc điểm kinh tế 28
    1.4.3. Đặc điểm văn hoá xã hội 28

    Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 31
    2.1. Đối tượng nghiên cứu . 31
    2.1.1. Đối tượng . 31
    2.1.2. Địa điểm nghiên cứu . 32
    2.1.3. Thời gian nghiên cứu . 34
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
    2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 35
    2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu . 37
    2.2.3. Vật liệu nghiên cứu . 38
    2.2.4. Kỹ thuật nghiên cứu . 39
    2.2.5. Chỉ số nghiên cứu . 45
    2.2.6. Chỉ tiêu đánh giá 45
    2.2.7. Phương pháp đánh giá 47
    2.2.8. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 48
    2.2.9. Khống chế sai số . 48
    2.2.10. Đạo đức trong nghiên cứu . 49

    Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . 50
    3.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở phụ nữ có thai 50
    3.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu 50
    3.1.2. Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ tuổi sinh đẻ người DTSD huyện
    Đồng Hỷ 55
    3.1.3. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở PNCT người DTSD
    huyện Đồng Hỷ 58
    3.2. Hiệu quả của mô hình can thiệp phòng chống thiếu máu 66
    3.2.1. Xây dựng mô hình 66
    3.2.2. Tập huấn nhiệm vụ cho các thành viên tham gia mô hình . 67
    3.2.3. Hoạt động can thiệp 68
    3.2.4. Hiệu quả can thiệp 70

    Chương 4 BÀN LUẬN . 90
    4.1. Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở phụ nữ có thai 90
    4.1.1. Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu . 90
    4.1.2. Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ Sán Dìu huyện Đồng Hỷ 97
    4.1.3. Các yếu tố liên quan đến thiếu máu ở PNCT người DTSD . 100
    4.2. Mô hình can thiệp phòng chống thiếu máu . 105
    4.2.1. Xây dựng mô hình 105
    4.2.2. Hoạt động can thiệp và giám sát 106
    4.2.3. Kết quả can thiệp 106
    4.2.4. Khả năng duy trì và mở rộng của mô hình . 119
    KẾT LUẬN 123
    KHUYẾN NGHỊ . 125
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ, CÓ
    LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 126
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 127
    CÁC PHỤ LỤC

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Một trong những vấn đề sức khỏe ở phụ nữ có thai là tình trạng thiếu máu. Có nhiều nguyên nhân gây ra thiếu máu, trong đó thiếu máu dinh dưỡng là phổ biến nhất và quan trọng hơn đối với sức khỏe cộng đồng Thiếu máu dinh dưỡng tập trung nhiều nhất ở phụ nữ có thai, bà mẹ nuôi con bú, trẻ em dưới 5 tuổi và lứa tuổi học sinh [41], [47]. Có tới 50% phụ nữ có thai trên Thế giới bị thiếu máu, phần lớn là ở các nước đang phát triển [134]. Ở Việt Nam thiếu máu ở phụ nữ có thai gặp nhiều ở nông thôn, những vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, vùng sâu vùng xa [6], [84], [103]. Có nhiều yếu tố dinh dưỡng tạo máu như: protein, sắt, đồng, kẽm, cobalt, magnesi, acid folic, vitamin B12 và các acid amin, tham gia cấu tạo, tổng hợp hemoglobin, trong đó sắt chiếm vai trò quan trọng hơn cả [99], [101]. Thông thường thiếu máu thiếu sắt trong thai nghén là do hậu quả của chế độ ăn uống không đủ chất sắt, do cơ thể tăng nhu cầu sử dụng chất sắt trong lúc mang thai và nuôi con bú, kết hợp với chửa đẻ nhiều lần, mất máu do sẩy đẻ Hậu quả đã dẫn đến thiếu năng lượng, protein, thiếu sắt và tình trạng cạn kiệt nguồn sắt dự trữ của cơ thể. Cuối cùng là thiếu máu thiếu sắt sẽ xuất hiện [47], [132], [133]. Thiếu máu trong thai nghén dù do nguyên nhân gì và ở mức độ nào, cũng có những ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và sự phát triển của con hiện tại cũng như tương lai. Thiếu máu ở phụ nữ có thai không chỉ có ý nghĩa y học mà còn mang ý nghĩa xã hội rõ rệt, thực sự là vấn đề sức khỏe cộng đồng.
    Ở Việt Nam, cũng như nhiều quốc gia trên Thế giới, các chương trình bổ sung vi chất dinh dưỡng đã được thực hiện hàng chục năm nay, một số vấn đề đã được giải quyết tốt như bổ sung vitamin A, Iode cho trẻ em [13]. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế trong vấn đề phòng chống thiếu máu ở phụ nữ có thai. Thực trạng này chủ yếu tập trung ở những vùng đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi, trong đó có có người dân tộc Sán Dìu. Người Sán Dìu với đặc thù dân tộc, nhận thức còn hạn chế, kinh tế còn khó khăn, còn có nhiều phong tục tập quán sinh hoạt lạc hậu [1], [2]. Ngoài ra còn những khó khăn trong phòng chống các bệnh ký sinh trùng, đặc biệt là giun móc. Đã có chương trình Quốc gia và nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề phòng chống thiếu máu dinh dưỡng. Tuy nhiên, các vấn đề mang tính đặc thù của người dân tộc thiểu số còn ít được đề cập tới. Cũng như các dân tộc khác, người dân tộc Sán Dìu đang được hưởng những chế độ chăm sóc sức khoẻ nói chung, hoạt động của các chương trình tuy có ý nghĩa rất tích cực, nhưng tác dụng chưa đồng đều và chưa thật sự hiệu quả. Bởi vậy tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ người dân tộc Sán Dìu nói chung và của phụ nữ có thai nói riêng còn ở mức cao. Nên chăng cần có những giải pháp dành cho người dân tộc
    Sán Dìu, cho phù hợp và có hiệu quả hơn.
    Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài “Thực trạng thiếu máu ở phụ nữ Sán Dìu trong thời kỳ mang thai tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên và hiệu quả của biện pháp can thiệp”.
    Mục tiêu nghiên cứu:
    1. Mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến thiếu máu ở phụ nữ có thai người dân tộc Sán Dìu tại huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái Nguyên.
    2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình can thiệp phòng chống thiếu máu ở phụ nữ có thai người dân tộc Sán Dìu.
     
Đang tải...