Luận Văn Thực trạng thiết bị kỹ thuật dạy học và việc sử dụng thiết bị kỹ thuật dạy học.

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục Trang
    Phần 1: Mở đầu. 5
    Phần 2: Nội dung. 11
    Chương 1: Cơ sở lý luận. 11
    1. Một số vấn đề về thiết bị dạy học. 11
    1.1. Khái niệm. 11
    1.2. Phân loại. 12
    1.3. Vai trò của phương tiện dạy học trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học trong dạy học ở Tiểu học. 12
    1.4 Yêu cầu khi sử dụng thiết bị dạy học 16
    2. Danh mục các thiết bị dạy học tối thiểu ở các lớp. 18
    3. Dạy học ở tiểu học và việc sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học. 25
    3.1. Mối quan hệ giữa thiết bị dạy học với mục đích, nội dung dạy học. 25
    3.2. Mối quan hệ giữa thiết bị dạy học với phương pháp dạy học. 26
    3.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. 27
    Chương 2: Thực trạng thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học ở các trường tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên. 28
    1. Thực trạng đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục. 28
    1.1. Thực trạng về đội ngũ giáo viên. 28
    1.2. Thực trạng về đội ngũ quản lý giáo dục. 29
    1.3. Thực trạng nhận thức của giáo viên về thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình dạy học ở Tiểu học. 30
    2. Thực trạng thiết bị dạy học ở các trường tiểu học. 31
    2.1. Thực trạng về số lượng thiết bị dạy học ở các trường tiểu học. 31
    2.2. Thực trạng về chất lượng thiết bị dạy học ở các trường tiểu học. 41
    3. Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học ở các trường tiểu học. 44
    Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục. 52
    1. Nguyên nhân. 52
    2. Giải pháp khắc phục. 53
    Phần 3: Kết luận và kiến nghị. 56
    1. Kết luận. 56
    2. Kiến nghị. 57
    Tài liệu tham khảo 59
    Phụ lục 60


















    Phần 1: Phần mở đầu

    1. lý do chọn đề tài
    Chúng ta đang sống trong những thập niên đầu của thế kỷ 21, thế kỷ của sự tiến bộ vượt bậc về khoa học và công nghệ, thế kỉ của những con người thông minh, có trình độ chuyên môn cao, tự chủ, năng động và sáng tạo. Vì thế, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là việc mà quốc gia nào cũng cần phải chú trọng. Hoà chung vào dòng chảy của nhân loại, Việt Nam đã và đang từng bước tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta từ nước có nền nông nghiệp lạc hậu tiến kịp so với các quốc gia khác, hội nhập với xu thế quốc tế. Trong sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là động lực cho sự phát triển bền vững và đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho con người, đầu tư cho sự phát triển.
    Hiện nay, giáo dục đang là mối quan tâm của toàn xã hội đặc biệt là giáo dục Tiểu học vì đây là bậc học nền tảng đặt nền móng vững chắc cho các bậc học trên. Với tinh thần của nghị quyết hội nghị lần thứ 8 của BCH TW Đảng khoá VIII, ngành giáo dục đã đưa ra nhiệm vụ trọng tâm của từng bậc học đặc biệt là bậc Tiểu học “duy trì chất lượng, giáo dục toàn diện cho học sinh, thực hiện chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá giáo dục. Đổi mới phương pháp dạy học làm cho giờ học trở nên nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng và hiệu quả” [trích Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nhà xuất bản chính trị quốc gia (2001)]
    Muốn làm được điều này, chúng ta phải tiến hành giải quyết đồng bộ những vấn đề của bậc Tiểu học. Trong đó, việc đổi mới phương pháp dạy học là một xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng dạy và học hiện nay nhằm đổi mới phương pháp dạy theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập, phát huy tính tự chủ, sáng tạo của người học.
    Tuy nhiên, đổi mới phương pháp dạy học không thể tách rời với công tác đầu tư, đổi mới nâng cấp trang thiết bị và đồ dùng dạy học ở Tiểu học. Điều này đã được khẳng định rất rõ trong nghị quyết số 40/2000 QH 10 của Quốc hội về đổi mới chương trình. “Đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa. Phương pháp dạy và học phải thực hiên đồng bộ với việc nâng cấp đổi mới trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá”. Để thực hiện chủ trương trên, ngoài việc nâng cao chất lượng người thầy và sách giáo khoa thì việc đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị trường học là không thể thiếu được trong việc đào tạo con người mới. Và ngày nay với vai trò của mình, thiết bị dạy học được coi là một trong sáu thành tố của quá trình dạy học bên cạnh mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá.
    Xác định rõ vị trí, vai trò của thiết bị dạy học trong công cuộc đổi mới giáo dục, Nhà nước ta đã tiến hành đầu tư rất lớn về thiết bị, đồ dùng dạy học, thư viện cho các trường tiểu học để phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi trường. Theo thống kê gần đây, năm 2003 nhà nước đã chi 380 tỷ đồng cho việc thay sách lớp 2 và lớp 7 trong đó bao gồm cả kinh phí mua sắm thiết bị. Năm 2004 - 2005 tổng kinh phí mua thiết bị dạy học ở lớp 3, lớp 8 và mua thiết bị bổ sung cho các lớp khác là 650 tỷ đồng. Và tổng trong vòng 5 năm từ 2002 - 2005, nhà nước đã chi tất cả 2200 tỷ đồng cho việc mua sắm thiết bị giáo dục ở Tiểu học và Trung học cơ sở (theo số liệu thống kê báo Giáo dục và thời đại số 129)
    Con số kinh phí chi ra đầu tư cho thiết bị quả là lớn nhưng thực tế giáo dục nước ra hiện nay thì sao? Chất lượng giáo dục vẫn chưa cao. Phải chăng một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao là do thiết bị kỹ thật dạy học chưa đủ hoặc thiết bị đã đủ nhưng chất lượng chưa cao, sử dụng còn kém hiệu quả.
    Hiện nay, các sách báo, phương tiện truyền thông đang đề cập rất nhiều đến việc chất lượng giáo dục ở Việt Nam chưa cao, số lượng thiết bị dạy học chưa đủ chất lượng các thiết bị chưa cao, chưa đảm bảo yêu cầu, khi sử dụng lại kém hiệu quả. Để tìm hiểu rõ điều này, tôi đã tiến hành “tìm hiểu thực trạng thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học ở các trường tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên” để có cái nhìn đúng đắn, sâu sắc và toàn diện hơn về chất lượng dạy và học cũng như thực trạng thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học ở các trường tiểu học hiện nay.
    Bản thân em mai này là một giáo viên tiểu học nên em muốn nâng cao trình độ chuyên môn, hiểu biết của mình. Do vậy, em lựa chọn nghiên cứu đề tài này để tìm hiểu thực trạng thiết bị kỹ thuật dạy học ở tiểu học. Từ đó, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị kỹ thuật dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Nhưng do trình độ và thời gian có hạn nên em chỉ đi sâu vào nghiên cứu ở khu vực các trường cụm thị xã Phúc Yên.
    2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    Vấn đề về thực trạng thiết bị kỹ thuật dạy học và thực trạng sử dụng thiết kỹ thuật dạy học đã được một số nhà giáo dục học nghiên cứu. Song, các công trình chỉ nghiên cứu ở một môn học cụ thể, hoặc những vấn đề có liên quan đến thiết bị dạy học nói chung như:
    Thạc sĩ Lê Ngọc Sơn về vấn đề sử dụng thiết bị dạy học ở môn Toán ở Tiểu học. ở đó, tác giả đã nghiên cứu về vai trò của thiết bị đối với môn Toán ở Tiểu học, bảng thống kê thực trạng thiết bị kỹ thuật dạy học ở môn Toán và đưa ra các nguyên tắc khi sử dụng các thiết bị.
    Bài viết: “Một số giải pháp tăng cường hiệu quả khi sử dụng thiết bị dạy học” của tác giả Phan Văn Triển - Đại học quốc gia TP HCM.
    Tiến sĩ Vũ Văn Dụ về vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý thiết bị dạy học ở Tiểu học.
    Thạc sĩ Phan Thanh Yên về vấn đề nâng cao kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học.
    Bài viết: “Vị trí và công dụng của thiết bị dạy học” của Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học Thái Duy Tuyên của Viện chiến lược và chương trình giáo dục.
    Thạc sĩ Lê Tiến Thành - Phó vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo về định hướng sử dụng đồ dùng dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học ở Tiểu học. ở đây, tác giả đã nêu thực trạng việc sử dụng đồ dùng dạy học ở Tiểu học và định hướng chỉ đạo việc sử dụng đồ dùng dạy học ở Tiểu học hiện nay.
    Kế thừa và phát triển những thành tựu nghiên cứu đã có về thực trạng thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học ở các trường tiểu học, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này để có cái nhìn sâu sắc, đầy đủ và toàn diện hơn về thực trạng thiết bị kỹ thuật dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học tại một địa bàn cụ thể đó là các trường tiểu học thị xã Phúc Yên.
    3. Mục đích nghiên cứu
    Nhằm phát hiện ra thực trạng thiết bị kỹ thuật dạy học và việc sử dụng thiết bị kỹ thuật dạy học ở các trường tiểu học hiện nay. Tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượng sử dụng các thiết bị kỹ thuật dạy học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
    4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng thiết bị kỹ thuật dạy học và việc sử dụng thiết bị kỹ thuật dạy học.
    - Khách thể nghên cứu: Vấn đề về thiết bị kỹ thuật dạy học
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Các trường tiểu học khu vực thị xã Phúc Yên:
    - Trường tiểu học Xuân Hoà A
    - Trường tiểu học Trưng Nhị
    - Trường tiểu học Lưu Quý An
    6. Giả thuyết khoa học
    Thiết bị dạy học trong các trường đa dạng, phong phú nhưng vẫn chưa được cung ứng đầy đủ, chất lượng các thiết bị vẫn chưa cao và việc sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học của giáo viên ở trên lớp thường xuyên nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả.
    7. Nhiệm vụ nghiên cứu
    1) Tìm hiểu cơ sở lý luận về thiết bị kỹ thuật dạy học
    2) Tìm hiểu thực trạng về thiết bị kỹ thuật dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học ở các trường tiểu học Thị xã Phúc Yên.
    3) Nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
    8) Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp đọc sách
    - Phương pháp thống kê, phân tích số liệu
    - Phương pháp quan sát
    - Phương pháp điều tra
    9) Cấu trúc khoá luận
    Phần 1: Mở đầu.
    Phần 2: Nội dung.
    Chương 1: Cơ sở lý luận.
    1. Một số vấn đề về thiết bị dạy học.
    1.1 Khái niệm thiết bị dạy học.
    1.2 Phân loại thiết bị kỹ thuật dạy học.
    1.3 Vai trò của phương tiện dạy học trực quan và phương tiện kỹ thuật dạy học trong quá trình dạy học.
    2. Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu ở các lớp
    3. Dạy học ở Tiểu học và việc sử dụng các thiết bị dạy học trong quá trình dạy học ở Tiểu học.
    3.1. Mối quan hệ giữa thiết bị dạy học với mục đích, nội dung dạy học ở Tiểu học.
    3.2. Mối quan hệ thiết bị dạy học với phương pháp dạy học ở Tiểu học.
    3.3 Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học. Chương 2: Thực trạng thiết bị kỹ thuật dạy học và việc sử dụng thiết bị kỹ thuật dạy học ở Tiểu học.
    1. Thực trạng đội ngũ giáo viên và đội ngũ quản lý giáo dục.
    1.1 Thực trạng về đội ngũ giáo viên.
    1.2 Thực trạng về đội ngũ quản lý giáo dục.
    1.3 Thực trạng nhận thức của giáo viên về thiết bị kỹ thật dạy học và vai trò của việc sử dụng thiết bị kỹ thuật dạy học trong quá trình dạy học.
    2. Thực trạng về thiết bị kỹ thuật dạy học ở các trường tiểu học thị xã Phúc Yên.
    2.1 Thực trạng về số lượng.
    2.2 Thực trạng về chất lượng.
    3.Thực trạng sử dụng thiết bị kỹ thuật dạy học ở các trường tiểu học thị xã Phúc Yên.
    Chương 3: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục.
    Phần 3: Kết luận và kiến nghị.
    10) Kế hoạch nghiên cứu
    Tháng 11 - 12: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương.
    Tháng 1 - 2: Tìm hiểu cơ sở lý luận.
    Tháng 2 - 4: Khảo sát thực trạng, đề xuất giải pháp.
    Tháng 4 - 5: Xử lý số liệu, hoàn thành đề tài
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...