Luận Văn Thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của việt nam từ năm 2001 đến nay

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY.
    MỞ ĐẦU.
    1. Tính cấp thiết của đề tài.
    Là một nước với 67% lực lượng lao động làm nng nghiệp, trong những năm qua, nông nghiệp nước ta đã đóng góp rất lớn cho nền kinh tế. Với khoảng ¼ GDP và 1/3 tổng kim nghạch xuất khẩu.
    Trong quá trình hội nhập khu vực và thế giới, hoạt động kinh doanh quốc tế đã trở nên phổ biến và góp phần không nhỏ trong việc phát huy lợi thế so sánh của mỗi quốc gia.
    Hoạt động kinh doanh quốc tế thường được thực hiện bằng nhiều hình thức trong đó có hình thức xuất khẩu.
    Trong cơ cấu hàng xuất khẩu hiện nay, gạo là một trong những mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam. Chiếm tỷ trọng lớn trong mặt hàng xuất khẩu và đưa Việt Nam vươn lên vị trí thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo.
    Song song với tiến trình hội nhập kinh tế thế giới, tham gia vào tổ chức thương mại WTO, ngành lúa gạo Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức lớn về chất lượng gạo và ổn định thị trường tiêu thụ. Điều kiện mới đặt ra những yêu cầu tất yếu mà mọi khâu: “ sản xuất - chế biến – tiêu thụ” lúa gạo của nước ta phải tiến hành quy trình liên kết đồng bộ. Trong đó tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ gạo xuất khẩu ra thị trường thế giới là vấn đề then chốt.
    Để góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu gạo và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mặt hàng gạo trên thị trường thế giới, chúng ta phải có một cái nhìn toàn diện về thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của VN trên thị trường thế giới.
    Xuất phát từ thực tế và nhận định trên, em đã chọn đề tài "Thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2001 đến nay."
    Đây là giai đoạn Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, hội nhập thương mại nói riêng.
    2. Tình hình nghiên cứu.
    Tầm quan trọng của đề tài có thể thấy rõ trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Trong đó có các công trình đáng chú ý là
    - Nguyễn Ngọc Bích: ”thị trường xuất khẩu gạo - những bất ngờ và thú vị”.
    - Lê Mai:” mở rộng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam”.
    - Công Trí: “nâng cao khả năng cạnh tranh của gạo Việt Nam trên thị trường thế giới”.
    - Nguyễn Mạnh Tùng:“mở cửa thị trường xuất khẩu gạo, song hành cơ hội và thách thức”.
    - IFPRI(1996):”giám sát thị trường gạo và nghiên cứu các lựa chọn chính sách”
    Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên chủ yếu mới đề cập đến những thành tựu và hạn chế của thị trường xuất khẩu gạo và những giải pháp nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu gạo trong khuôn khổ một bài báo nên chưa đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu gạo một cách toàn diện về lý luận và thực tiễn, mặt khác thị trường gạo thế giới đang biến động không ngừng vì vậy việc nghiên cứu thực trạng thị trường xuất khẩu gạo là điều cần thiết.
    2. Mục đích nghiên cứu.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam từ năm 2001 đến nay.
    3.Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu: thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Về không gian: một số quốc gia mà gạo xuất khẩu của Việt Nam hướng tới và một số nước là đối thủ cạnh tranh của gạo xuất khẩu của Việt Nam.
    4. Về thời gian: từ năm 2001 đến nay.
    Đây là giai đoạn Việt Nam có nhiều chuyển biến mạnh trong quá trình hội nhập kinh tế nói chung, hội nhập thương mại nói riêng. quốc tế
    5. Phương pháp nghiên cứu.
    -Phương pháp tổng hợp đưa ra những lý luận khái quát về thị trường để xuất khẩu gạo.
    - Phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, tổng hợp các số liệu thống kê và tài liệu để làm sáng tỏ thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2001 đến nay.
    6. Đóng góp của đề tài.
    -Phân tích đánh giá một cách toàn diện thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2001 đến nay.
    7. Kết cấu của đề tài.
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài gồm 3 chương.
    Chương 1: Xuất khẩu gạo Việt Nam – cơ sở lý luận và thực tiễn
    Chương 2: Thực trạng thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam từ năm 2001 đến nay.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh Việt Nam.


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Nguyễn Sinh Cúc (2004), “Xuất khẩu gạo, một thành tựu nổi bật của nước ta”, Tạp chí cộng sản 8/2004.
    2. Nguyễn Sinh Cúc (2007), “Sản xuất và xuất khẩu gạo ở nước ta”, chí cộng sản số 15 (135).
    3. Ngọc Dương, Anh Phương (2007), “Xuất khẩu đạt kết quả ngoạn mục”, Kinh tế 2006-2007, Việt Nam và thế giới, tr 14-17.
    4. Thanh Hải, Duy Hiếu (2000), “Sản xuất và xuất khẩu gạo trong thời gian qua”, Báo Thương mại số 4/2000.
    5. Nguyễn Đình Long (2007), Hiệp hội ngành hàng nông sản xuất khẩu ở Việt Nam, NXB nông nghiệp, Hà Nội.
    6. Thúy Nga (2000), “Mậu dịch gạo thế giới thời gian gần đây và triển vọng”,
    Báo Thương mại số 4/2000.
    7 Vũ Hùng Phương ( 2004), “Xuất khẩu gạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp”, Tạp chí kinh tế và dự báo số 4/ 2004 (372).
    8. Phạm Hà Sơn ( 2004), “Việt Nam gia nhập WTO cơ hội và thách thức”, Lao động và công đoàn tr 8-9,26.
    9. Phạm Công Tú (1998), Triển vọng thị trường hàng nông sản thế giới và khả năng xuất khẩu ở Việt Nam đến năm 2010, Đề tài nghiên cứu, TT thông tin Khoa học công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
    10. Quang Thuần (2008), “Khan hiếm gạo xuất khẩu”, (4417) ngày 26/1/2008. Thanh niên số 26
    11. Nguyễn Văn Trung (2006), Phát triển sản xuất lúa và những giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu gạo ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.
    12. Nguyễn Trung Văn ( 2001), Lúa gạo Việt Nam trước thiên niên kỉ mới hướng xuất khẩu, NXB chính trị quốc gia.
    13. Mai Thị Thanh Xuân (2006), “Xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1989-2006: thực trạng và giải pháp”, Đông, số 8/2006.
     
Đang tải...