Tiểu Luận Thực trạng thị trường xe máy Việt Nam và những đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của côn

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 26/10/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh la một vấn đề không thể tránh khỏi đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào. Cạnh tranh luôn song hành với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Do vậy, vấn đề đặt ra đối với mỗi doanh nghiệp là phải xây dựng các chiến lược kinh doanh mang tính chất lâu dài kết hợp với những chiến lược có dự tính trước để đề ra những quyết định đúng đắn, phát huy và duy trì được lợi thế cạnh tranh trong suốt quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng cao, đặc biệt là vấn đề đi lại. Vì thế công ty Honda Việt Nam đã có sự cạnh tranh gay gắt với các hãng sản xuất và lắp ráp xe máy tại Viêt Nam liên doanh với nước ngoài và hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam. Để có thể đối phó được vấn đề đó thì công ty Honda Viêt Nam cần phải nghiên cứu và đưa ra những chiến lược cạnh tranh giúp công ty đứng vững trên thị trường và giữ vị trí số một của mình trong lòng người tiêu dùng. Để có thể nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này chúng em đã làm đề tài: thực trạng thị trường xe máy và những đề xuất nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam.





    III- Đề xuất phương án, giải pháp nhằm hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của công ty Honda Việt Nam.
    Trước tiên, để hiểu được chiến lược cạnh tranh của công ty Honda VN ta xem hiệu quả kinh doanh của nó ra sao. Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực, vật lực, tiền vốn, ,để đạt được mục tiêu xác định. Nguồn lực sản xuất giảm thì nhu cầu của con người lại ngày càng đa dạng và tăng không giới hạn. Điều này phản ánh quy luật khan hiếm bắt buộc mọi doanh nghiệp phải trả lời, lựa chọn chính xác ba câu hỏi: sản xuất cái gì?, sản xuất như thế nào? Và sản xuất cho ai?Mọi doanh nghiệp trả lời không đúng ba vấn đề trên sẽ sử dụng các nguộn lực sản xuất xã hội để sản phẩm không tiêu thụ được trên thị trường, tức là kinh doanh không đạt hiệu quả, lãng phí nguồn lực sản xuất. Mặt khác mọi doanh nghiệp kinh doanh trong cơ chế thị trường, mở cửa, muốn chiến thắng trong cạnh tranh thì doanh nghiệp phải tạo ra được và duy trì lợi thế cạnh tranh: chất lượng và sự khác biệt hóa, giá cả và tốc độ cung ứng.Chỉ trên cơ sở sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao, doanh nghiệp mới có thể đạt được các mục tiêu đã đề ra.
    Trong khi tiến hành sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp nói chung và công ty Honda Việt Nam nói riêng có thể áp dụng một số biện pháp sau để nâng cao hiệu quả kinh doanhcuar doanh nghiệp mình:
    + Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh
    + Lựa chọn quyết định sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Áp dụng biện pháp này có nghĩa là giải quyết tốt hai vấn đề: quyêt định mức sản xuất và sự tham gia của các yếu tố đầu vào, xác định và phân tích điểm hòa vốn của doanh nghiệp.
    + phát triển trình độ và tạo động lực cho đội ngũ lao động. Vấn đề tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng nhằm thường xuyên nâng cao chất lượng cho đội ngũ lao động mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm.
    + phát triển công nghệ kỹ thuật. Để quyết định đầu tư đổi mới kỹ thuật côgn nghệ phải giải quyết tốt ba vấn đề: một là, phải dự đoán đúng cung cầu thị trường, tính chất cạnh tranh, nguồn lực cần thiết lien quan tới loại sản phẩm mà doanh nghiệp sẽ đâu tư phát triển; hai là phân tích, đánh giá, lựa chọn công nghệ phù hợp; ba là phải có giải pháp huy động vốn đúng đắn.
    +Tăng cường mở rộng quan hệ cầu nối giữa doanh nghiệp
    Sau đây là vài ý kiến nhằm giúp công ty Honda Việt Nam hoàn thiện chiến lược cạnh tranh của mình
    + Chiến lược giảm giá: trước sự cạnh tranh quyết liệt như vậy, công ty Honda nên đưa ra chiến lược giảm giá. Việc giảm giá như vậy sẽ có tác dụng thu hút thêm nhiều khách hàng, đảm bảo cho họ có đủ khả năng mua được những sản phẩm của Honda Việt Nam.
    + Chiến lược quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, mở mạng lưới bán hàng với các đại lý lớn, có dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng xe ở khắp mọi nơi trên toàn quốc nhằm thu hút nhiều khách hàng đến với sản phẩm của mình.
    + Chiến lược sản phẩm:
    - Sản phẩm của Honda VN trên thị trường vẫn chưa đa dạng, nên nghiên cứu chế tạo sản phẩm xe máy sao cho phù hợp với thu nhập của người dân lao động và giới bình dân.
    - Phải có chiến lược sản phẩm xương sống mũi nhọn
    + Chiến lược dị biệt hóa sản phẩm: hiện nay sản phẩm xe máy có mặt trên thị trường Việt Nam rất đa dạng và phong phú về màu sắc cũng như kiểu dáng. Một khi đời sống người dân ở mức cao hơn thì nhu cầu của họ không phải đơn giản là phương tiện đẻ đi mà còn là đi phương tiện gì?Chính vì vậy mà công ty Honda Việt Nam không nên chỉ dừng lại ở việc sản xuất loại xe máy có giá bán phù hợp với người dân lao động mà công ty nên có một chiến lược dị biệt hóa sản phẩm, sản xuất những sản phẩm có chất lượng cao, kiểu cách, tính năng mới lạ, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của những tầng lớp có thu nhập cao. Có như vậy Honda Việt Nam mới thực sự chiếm lĩnh được thị trường Việt Nam, đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, khẳng định vị trí số một của sản phẩm của xe máy trong suy nghĩ của người Việt Nam.
    + Chiến lược quảng cáo, tiếp thị rộng rãi: để sản phẩm của Honda Việt Nam được ngượi tiêu dùng biết đến công ty này nên có chiến lược marketing rộng rãi.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...