Luận Văn Thực trạng thị trường ngành Logistics Việt Nam và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả dịch vụ Logisti

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 27/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Thời gian thực hiện: 01/2010

    Ðề tài: Thực trạng thị trường ngành Logistics Việt Nam và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics

    LỜI MỞ ĐẦU​

    1/ Tính cấp thiết của đề tài
    Tại Việt Nam, thị trường logisitics là một mảng thị khá là mới mẻ, mặc dù đã rất phổ biến trên thế giới. Theo tính toán thì chi tiêu hàng năm của một quốc gia cho mảng Logisitics là rất lớn, bản thân như các nước Châu Âu, Bắc Mỹ và một số nền kinh tế châu Á - những quốc gia có nhiều kinh nghiệm về quản lý chuỗi logisitics thì chi tiêu cho Logisitics cũng chiếm tới khoảng 10 - 15% GDP, còn với các nước đang phát triển thì chi phí này còn cao hơn, như Trung Quốc chi tiêu cho Logisitics đã chiếm tới 19% GDP. Ở Việt Nam tuy chưa có thống kê cụ thể nhưng con số chi tiêu này cũng không nhỏ.

    Quản lý chuỗi logisitics hiệu quả là một yêu cầu rất cơ bản đối với hầu hết các công ty lớn nhỏ trên thế giới. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong ngành vận tải và logisitics của Việt Nam chỉ mới dừng lại trong những khâu riêng lẻ trong chuỗi cung ứng phức tạp. Ngay trong mảng thị trường vận tải nội địa thì các công ty Logistics Việt Nam cũng chỉ chiếm được một phần nhỏ trong miếng bánh thị phần khá béo bở này. Trong môi trường mở cửa hội nhập như hiện nay, các doanh nghiệp Logistics trong nước đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn từ các đối thủ Logistics nước ngoài. Vậy tình hình ngành Logistics ở Việt Nam như thế nào? Và làm thế nào để các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics của mình? Với tính cấp thiết như trên, em quyết định chọn đề tài “Thực trạng thị trường ngành Logistics Việt Nam và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics này” để nghiên cứu.

    2/ Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: là những vấn đề cơ bản về môn Quản trị Logistics, tình hình thực trạng ngành này tại Việt Nam cũng như các kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành. Bên cạnh đó, có những nhận xét, đánh giá về môn học trong chương trình giảng dạy của nhà trường.
    Phạm vi nghiên cứu: đề tài này chỉ dừng lại ở môi trường vĩ mô trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

    3/ Nội dung nghiên cứu
    Với đối tượng và phạm vi nghiên cứu như trên thì Chuyên đề có kết cấu 3 phần:
    - Chương 1: Tổng quan về môn quản trị Logistics
    - Chương 2: Thị trường ngành Logistics Việt Nam và một số kiến nghị nâng cao hiệu quả dịch vụ Logistics này
    - Chương 3: Một vài nhận xét và đánh giá về môn quản trị Logistics.

    4/ Phương pháp nghiên cứu
    Dựa trên cơ sở là kiến thức căn bản môn Quản trị Logistics, các thông tin và tài liệu thứ cấp tìm được từ các trang thông tin internet Em đã vận dụng kết hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp các số liệu, tài liệu thu thập được và phân bổ các nội dung một cách hợp lý để hoàn thành bài chuyên đề môn học này.

    5/ Kết quả nghiên cứu
    Quá trình nghiên cứu giúp em hiểu thêm về môn quản trị logistics và thực trạng thị trường ngành logistics ở Việt Nam hiện nay, từ đó có những kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động ngành dịch vụ logistics này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...