Báo Cáo Thực trạng thi trường chứng khoán việt nam giai đoạn 2008-2013

Thảo luận trong 'Chứng Khoán' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    1.1 Thị trường chứng khoán Việt Nam
    1.1.1 Lịch sử hình thành và giai đoạn chập chững bước đi thị trường chứng khoán Việt Nam
    Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời ngày 11-7-1998 sau khi Chính phủ ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán. Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Còn trên thực tế, thị trường chứng khoán Việt Nam mới thật sự ra đời vào ngày 20/07/2000 bằng việc đưa vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000.
    Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết giao dịch. Từ đó cho đến 2005, thị trường luôn ở trong trạng thái “ngủ gà ngủ gật”, loại trừ cơn sốt vào năm 2001, chỉ số VN-Index cao nhất đạt 571.04 điểm sau 6 tháng đầu năm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN Index sụt từ 571,04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Trong 4 tháng “hoảng loạn” này, trong khi nhiều nhà đầu tư tháo chạy khỏi thị trường với “lời thề” không bao giờ quay lại thì một số nhà đầu tư khác vẫn bình tĩnh bám trụ, âm thầm mua bán và tiếp tục kiếm được lợi nhuận. Lý do chính là ít hàng hoá, các doanh nghiệp niêm yết cũng nhỏ, không nổi tiếng, không hấp dẫn nhà đầu tư trong nước.
    Ngày 8/3/2005 Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (TTGDCK HN) chính thức đi vào hoạt động. Giai đoạn tỉnh ngủ dần xuất hiện từ năm 2005 khi tỉ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài được nâng từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng).
    Trong 5 năm đầu tiên, dường như thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội mở rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. Sau đây là tình hình hoạt động chứng khoán 5 năm đầu tiên:

    Bảng 1: Số liệu tình hình hoạt động chứng khoán 5 năm đầu tiên (Nguồn: UBCKNN)
    Theo thống kê của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, tính đến hết năm 2005, tổng giá trị thị trường chứng khoán việt Nam đạt gần 40.000 tỷ đồng, chiếm 0,69% tổng thu nhập quốc nội (GDP).
    1.1.2 Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch chứng khoán TP Hà Nội (HNX)
    a. Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM
    Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (SGDCK TP.HCM), tiền thân là Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
    SGDCK TP.HCM là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước, được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
    Tầm nhìn: SGDCK TP HCM phấn đấu trở thành một trong những SGDCK mang đẳng cấp quốc tế, mang lại niềm tin và sự ưu tiên của các các nhân và tổ chức trong việc huy động và đầu tư chứng khoán.
    Sứ mệnh:
    - Xây dựng SGDCK TPHCM thành một tổ chức hoạt động theo chuẩn mực quốc tế, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, góp phần phát triển Thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính của quốc giá và khu vực.
    - Đưa thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn chủ đạo và hiệu quả cho nền kinh tế, đóng góp vào sự phát triển bền vững của thị trường vốn Việt Nam và tăng trưởng thị vượng của nền kinh tế.
    b. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (Sở GDCK Hà Nội)
    Khác với SGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), SGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa. Với chức năng là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức quản lý và điều hành thị trường giao dịch chứng khoán, Sở GDCK Hà Nội đã tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần, tổ chức đấu thầu trái phiếu Chính phủ, huy động vốn cho ngân sách Nhà nước và vận hành 03 thị trường giao dịch trên một nền công nghệ. Mục tiêu hoạt động của Sở GDCK Hà Nội là tổ chức vận hành thị trường giao dịch chứng khoán minh bạch, công bằng, hiệu quả; phát triển hạ tầng cơ sở và các sản phẩm mới phục vụ cho thị trường, tăng cường thu hút đầu tư trong nước và quốc tế, thể hiện vai trò là kênh huy động vốn quan trọng của nền kinh tế, đảm bảo lợi ích cao nhất cho nhà đầu tư và doanh nghiệp tham gia thị trường.
    Hai dấu mốc quan trọng liên quan đến hoạt động của Sở GDCK Hà Nội
    08/03/2005: Trung tâm GDCK Hà Nội (Tiền thân của Sở GDCK Hà Nội) chính thức khai trương và đi vào hoạt động.
    02/01/2009: Chính phủ ban hành Quyết định số 01/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Sở GDCK Hà Nội trên cơ sở tổ chức lại Trung tâm GDCK Hà Nội, từ đơn vị sự nghiệp có thu sang hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...