Luận Văn Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 12/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khi đổi mới nền kinh tế, nhất là bắt đầu từ những năm 90, Việt Nam chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường và hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và khu vực thì bộ mặt của toàn nền kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến. Thị trường bán lẻ là một trong những thị trường có nhiều thay đổi sâu sắc nhất trong toàn bộ nền kinh tế. Khi nền kinh tế còn trong giai đoạn tập trung quan liêu bao cấp phương thức phân phối chủ yếu của thị trường bán lẻ là tem phiếu. Số lượng, chủng loại, giá cả hàng hoá đều do sự chỉ đạo mang tính chủ quan của Nhà nước. Sau những năm 90 thì hình thức phân phối này hoàn toàn bị thay thế. Thay vào đó là hình thức phân phối mang tính chất thị trường. Giá cả, số lượng, chủng loại hàng hoá sản xuất hay nhập khẩu đều xuất phát từ nhu cầu của thị trường. Đồng thời là sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống chợ và các doanh nghiệp bán lẻ thuộc thành phần kinh tế ngoài Nhà nước. Các doanh nghiệp bán lẻ Nhà nước mất dần vai trò phân phối chủ đạo của mình trên thị trường bán lẻ. Lúc này, thị trường bán lẻ thực sự thể hiện được vai trò của mình là đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân và góp phần thúc đẩy sản xuất, tái sản xuất. Mặc dù trong thời gian ngắn gần 20 năm đổi mới, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc song vẫn bộc lộ nhiều hạn chế.
    Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO. Sự kiện này mở ra nhiều cơ hội song không ít thách thức đối với thị trường bán lẻ còn yếu kém của Việt Nam. Việc nghiên cứu thực trạng cũng như những tác động của việc gia nhập WTO đối với để đưa ra được những định hướng phát triển phù hợp là rất cần thiết. Bởi vậy, em đã chọn đề tài nghiên cứu: “Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO”.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Đề tài “Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO” được chọn với mục đích nghiên cứu thực trạng của thị trường bán lẻ Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO cũng như những tác động của việc gia nhập WTO đến thị trường bán lẻ Việt Nam. Từ đó dự báo tình hình phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam và đề ra một số giải pháp phát triển.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Bài khóa luận chủ yếu tập trung vào nghiên cứu thực trạng cũng như những tác động của việc gia nhập WTO đến thị trường bán lẻ Việt Nam, tiềm năng, định hướng và giải pháp phát triển cho thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới.
    Phạm vi nghiên cứu: Do hạn chế về tài liệu và thời gian nên khóa luận tập trung vào nghiên cứu trong phạm vi 5 năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, cụ thể là từ năm 2007 cho đến năm 2011.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để hoàn thành khóa luận em đã kết hợp sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu. Trong đó, phương pháp tổng hợp số liệu, phương pháp thống kê là những phương pháp giúp em có được những thông tin đáng tin cậy cho thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam. Kết hợp thêm các phương pháp phân tích, tổng hợp, em xin đưa ra đánh giá cá nhân về những tác động tích cực của việc gia nhập WTO, cũng như những thuận lợi và khó khăn của thị trường bán lẻ Việt Nam. Tìm hiểu vấn đề tương tự này ở các nước trên thế giới và sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh, em nêu ra những tiềm năng và định hướng phát triển cho thị trường bán lẻ Việt Nam. Cuối cùng em sử dụng phương pháp lý luận logic để đưa ra một số giải pháp nhằm phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam trong thời gian tới.

    5. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, khóa luận được chia làm ba chương:
    Chương I: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường bán lẻ
    Chương II: Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO
    Chương III: Tiềm năng, định hướng và giải pháp phát triển cho thị trường bán lẻ Việt Nam
    Do hiểu biết còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhân được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô, các bạn sinh viên và tất cả những ai quan tâm đến lĩnh vực thị trường bán lẻ Việt Nam.

    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 4
    1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM 4
    1.1. Các khái niệm về bán lẻ 4
    1.2. Đặc điểm của thị trường bán lẻ 5
    1.2.1. Đặc điểm của thị trường bán lẻ 5
    1.2.2. Cấu trúc kênh phân phối của thị trường bán lẻ 5
    1.3. Phân loại các hình thức bán lẻ trên thị trường 9
    1.3.1. Bán lẻ tại cửa hàng 9
    1.3.2. Bán lẻ không qua cửa hàng 12
    1.3.3. Bán lẻ dịch vụ 13
    1.4. Vai trò của thị trường bán lẻ 14
    1.4.1. Thị trường bán lẻ là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng 14
    1.4.2. Thị trường bán lẻ cung cấp thông tin từ người tiêu dùng đến nhà sản xuất và ngược lại 14
    1.4.3. Thị trường bán lẻ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh và mức sống của người dân 15
    1.4.4. Thị trường bán lẻ giữ vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã
    hội 16
    1.4.5. Thông qua thị trường bán lẻ, nhà nước sẽ xây dựng những chính sách phù hợp để phát triển nền kinh tế và định hướng tiêu dùng 16
    2. Tổng quan về thị trường bán lẻ thế giới 17
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM SAU 5 NĂM GIA NHẬP WTO 20
    1. KHÁI QUÁT VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 20
    1.1. Quy mô, tốc độ và cơ cấu thị trường bán lẻ Việt Nam 20
    1.2. Các loại hình kinh doanh bán lẻ phong phú, đa dạng 24
    1.3. Các tập đoàn kinh doanh bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam 25
    1.3.1. Tập đoàn Metro Cash & Carry 26
    1.3.2. Big C ( Tập đoàn Bourbon – Pháp) 27
    1.3.3. Trung tâm thương mại Parkson ( Lion Group – Malaysia) 29
    1.3.4. Công ty TNHH Trung tâm thương mại Lotte Việt Nam 30
    1.4. Các doanh nghiệp bán lẻ nội địa 32
    1.4.1. Liên hiệp hợp tác xã thương mại thành phố Hồ Chí Minh – Saigon Co.op mart 32
    1.4.2. Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam VDA 34
    1.4.3. Tổng công ty thương mại Sài Gòn ( Satra) 34
    1.4.4. Trung tâm mua sắm Sài Gòn - Nguyễn Kim 35
    1.4.5. Công ty cổ phần Pico 36
    2. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC GIA NHẬP WTO ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 37
    2.1. Cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối bán lẻ 37
    2.1.1. Quá trình gia nhập WTO của Việt Nam 37
    2.1.2.Cam kết của Việt Nam trong lĩnh vực phân phối 38
    2.2. Tác động của việc gia nhập WTO đến thị trường bán lẻ Việt Nam 40
    2.2.1. Tác động tích cực 40
    2.2.2. Tác động tiêu cực 45
    3. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT
    NAM 47
    3.1. Thuận lợi 47
    3.2. Khó khăn 50

    CHƯƠNG III: TIỀM NĂNG, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM 53
    1. TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT
    NAM 53
    2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
    VIỆT NAM 54
    2.1. Các loại hình kinh doanh bán lẻ hiện đại mở rộng, chiếm ưu thế, hệ thống phân phối bán lẻ truyền thống thu hẹp 54
    2.2. Thương mại điện tử ngày càng phát triển mạnh mẽ 54
    2.3. Nhượng quyền thương mại trên TTBL ngày càng phổ biến 54
    2.4. Xu hướng M&A ngày một gia tăng 55
    3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHO THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT
    NAM 55
    3.1. Nhóm giải pháp từ phía nhà nước 55
    3.1.1. Phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ cho hệ thống bán lẻ 55
    3.1.2. Thực hiện các biện pháp điều hành, giám sát TTBL, hoàn thiện chế tài xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xâm phạm lợi ích người tiêu dùng 56
    3.1.3. Hỗ trợ các DN trong nước, hướng dẫn, khuyến nghị NTD hướng tới dùng hàng sản xuất trong nước 56
    3.2. Nhóm giải pháp từ phía doanh nghiệp bán lẻ 57
    3.2.1. Tận dụng và phát huy lợi thế trên thị trường nội địa, hiểu rõ về thị trường và người tiêu dùng trong nước 57
    3.2.2. Nhạy bén thông tin, điều chỉnh theo biến động thị trường 57
    3.2.3. Đầu tư thiết lập củng cố thương hiệu, không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm với chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh 58
    3.2.4. Đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, hiệu quả 59
    3.2.5. Đẩy mạnh đầu tư, áp dụng công nghệ cao đê quản lý mọi khâu của hoạt động kinh doanh 59
    3.2.6. Mở rộng thị trường về khu vực nông thôn 60
    3.2.7. Tiến hành liên minh, liên kết với nhau để tăng tính cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài 60

    KẾT LUẬN 61
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...