Luận Văn Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài
    Châu Á đang nổi lên là châu lục phát triển năng động nhất thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các quốc gia châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ luôn được ghi nhận thuộc vào những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Sự vươn lên mạnh mẽ của châu lục từng bị lãng quên này được thể hiện qua nhiều khía cạnh, trong đó sự phát triển của thị trường bán lẻ là một trong những bức tranh rõ nét nhất minh chứng cho thời kỳ đỉnh cao của châu Á. Thị trường châu Á trong thời đại hiện nay không chỉ đi theo những xu thế đã được tạo dựng trên thế giới mà dần thể hiện vị thế chủ động khi tạo ra những bước ngoặt trong lịch sử phát triển của nền kinh tế toàn cầu.
    Một trong những khuynh hướng nổi bật trong lĩnh vực thương mại toàn cầu trong thế kỷ 20 chính là sự mở rộng lãnh địa kinh doanh của các tập đoàn bán lẻ ra khỏi biên giới quốc gia. Và có thể nói rằng, sự kiện các tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Âu và Bắc Mỹ đặt chân vào thị trường châu Á là một cột mốc trong lịch sử thương mại thế giới. Thời kỳ trước những năm 1980, tầm ngắm của các nhà bán lẻ châu Âu chỉ dừng lại ở các quốc gia châu Âu khác. Một số lượng nhỏ chỉ bắt đầu chú ý đến thị trường Bắc Mỹ và thành công của họ ở khu vực này khá khiêm tốn. Tương tự, sự xâm chiếm của các doanh nghiệp bán lẻ đến từ Mỹ hay Canada vào thị trường Châu Âu không mang lại kết quả thành công như mong đợi. Chỉ đến khi các tập đoàn bán lẻ ở hai châu lục phát triển nhất thế giới này bắt đầu tìm kiếm cơ hội và tiến đến thị trường châu Á, khái niệm toàn cầu hóa khu vực bán lẻ mới thực sự bước sang một trang mới.
    Thị trường bán lẻ Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung. Đây là thị trường luôn được đánh giá cao và thường xuyên nhận được những dự báo khả quan về mức độ cũng như tốc độ phát triển trong thời gian tới. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển. Vì vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn rất cần những định hướng phát triển chi tiết, hợp lý.

    Xuất phát từ thực tế đó, em chọn đề tài: “Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á và những kiến nghị đối với Việt Nam”.

    2. Mục đích nghiên cứu
    Thứ nhất, khái quát về mặt lý luận, phân tích những đặc điểm chính của thị trường châu Á hiện nay cũng như những xu thế phát triển mới trong tương lai. Một số thị trường tiêu biểu cũng được phân tích nhằm rút ra những bài học cho những thị trường phát triển sau. Bên cạnh đó, khóa luận cũng đưa ra những đánh giá về những tập đoàn bán lẻ lớn đến từ châu lục khác hay những tập đoàn bán lẻ mạnh nhất châu Á thông qua việc tìm hiểu những yếu tố quyết định thành công của những tập đoàn này.
    Thứ hai, từ những phân tích đánh giá rút ra trên thị trường châu Á, rút ra những kinh nghiệm cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam trong quá trình quy hoạch, phát triển thị trường theo hướng hiện đại hóa.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của bài khóa luận là các hoạt động, xu hướng bán lẻ đang diễn ra trên thị trường châu Á nói chung và thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng. Đặc biệt trên thị trường Việt Nam, các nghiên cứu dành sự chú ý cho những ảnh hưởng từ việc trở thành thành viên của WTO đến thị trường Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu tập trung nhiều vào thị trường Đông Á và Đông Nam Á, bao gồm 10 quốc gia ASEAN, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Nghiên cứu của bài khóa luận không bao gồm Nhật Bản do thị trường bán lẻ ở quốc gia này đã phát triển khá lâu và hiện nay đã được xếp vào một trong những thị trường có dấu hiệu bão hòa.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài khóa luận được nghiên cứu trên cơ sở kết hợp các phương pháp phân tích – tổng hợp, kết hợp lý luận với thực tiễn, phân tích, đánh giá nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm hợp lý.
    5. Kết cấu khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục thuật ngữ viết tắt và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn của em được chia làm ba phần:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về thị trường bán lẻ.
    Chương 2: Thực trạng thị trường bán lẻ châu Á.
    Chương 3: Thị trường bán lẻ Việt Nam và những kiến nghị nhằm phát triển thị trường trong tương lai.

    Trong quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình cũng như những ý kiến đóng góp vô cùng quý giá của Thạc sỹ Nguyễn Thị Xuân Hường. Em xin gửi tới cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Luận văn của em không tránh khỏi những thiếu sót do đề tài tương đối rộng trong khi khuôn khổ của bài khóa luận lại hạn chế. Em rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý từ phía các thày cô và các bạn.

    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ 3
    I. Khái niệm, đặc điểm và phân loại thị trường bán lẻ. 3
    1. Các khái niệm về bán lẻ. 3
    1.1 Thị trường bán lẻ. 3
    1.2 Nhà bán lẻ. 3
    2. Những đặc điểm của thị trường bán lẻ. 3
    3. Phân loại các loại hình thức bán lẻ trên thị trường. 3
    3.1 Hệ thống bán lẻ truyền thống. 3
    3.2 Hệ thống bán lẻ hiện đại 3
    II. Vai trò của thị trường bán lẻ. 3
    1. Thị trường bán lẻ đóng vai trò là cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. 3
    2. Thị trường bán lẻ giúp cung cấp thông tin từ người tiêu dùng đến nhà sản xuất và ngược lại 3
    3. Thị trường bán lẻ phản ánh tình hình sản xuất, kinh doanh và mức sống của người dân trong một quốc gia. 3
    4. Thị trường bán lẻ đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái sản xuất xã hội 3
    CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CHÂU Á 3
    I. Các xu thế nổi bật trên thị trường bán lẻ Châu Á hiện nay. 3
    1. Hệ thống bán lẻ hiện đại dần thay thế các cửa hàng truyền thống. 3
    1.1 Thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người dân châu Á 3
    1.2 Sự xuất hiện và phát triển của các mô hình bán lẻ hiện đại 3
    2. Sự hiện diện và tầm ảnh hưởng của các tập đoàn bán lẻ hàng đầu Âu Mỹ ngày càng lớn 3
    2.1 Tình hình mở rộng của các tập đoàn bán lẻ toàn cầu ra khắp châu Á 3
    2.2 Lợi thế của các tập đoàn lớn từ Âu, Mỹ. 3
    2.3 Sự hiện diện của một số tập đoàn bán lẻ Âu Mỹ lớn nhất tại châu Á 3
    3. Một số công ty bán lẻ gốc Châu Á không ngừng mở rộng phạm vi kinh doanh vượt khỏi biên giới quốc gia, khu vực. 3
    3.1 AS Watson. 3
    3.2 Dairy Farm 3
    II. Tiềm năng và những khuynh hướng phát triển trong tương lai 3
    1. Tiềm năng. 3
    1.1 Thị trường bán lẻ châu Á vẫn đang ở giai đoạn trưởng thành trong khi các thị trường ở Âu Mỹ đã rơi vào giai đoạn bão hòa. 3
    1.2 Châu lục đông dân nhất thế giới, dân số trẻ và sức mua tăng. 3
    1.3 Chính phủ các quốc gia châu Á dần điều chỉnh các chính sách thương mại theo hướng mở cửa hoàn toàn thị trường bán lẻ. 3
    2. Khuynh hướng phát triển trên thị trường bán lẻ châu Á trong tương lai 3
    2.1 Thương mại điện tử sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ. 3
    2.2 Nhượng quyền thương mại trên thị trường bán lẻ sẽ ngày càng phổ biến. 3
    2.3 Xu hướng M&A ngày một gia tăng. 3
    2.4 Hệ thống bán lẻ hiện đại sẽ tiếp tục chiếm ưu thế. 3
    III. Hai thị trường bán lẻ điển hình của châu Á giai đoạn từ 2000 đến nay. 3
    1. Thái Lan. 3
    1.1 Chính sách mở cửa thị trường một cách ồ ạt của chính phủ Thái Lan. 3
    1.2 Thất bại của các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan trên thị trường nội địa. 3
    2. Hàn Quốc. 3
    2.1 Chính sách của chính phủ Hàn Quốc về thị trường bán lẻ. 3
    2.2 Thành công của các doanh nghiệp bán lẻ Hàn Quốc trong việc giữ thị phần của mình trước sự xâm chiếm của các tập đoàn quốc tế. 3
    CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ VIỆT NAM VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRONG TƯƠNG LAI. 3
    I. Thực trạng về thị trường bán lẻ Việt Nam . 3
    1. Khái quát về thị trường bán lẻ Việt Nam 3
    1.1 Các loại hình kinh doanh bán lẻ khá phong phú đa dạng. 3
    1.2 Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động và chiếm lĩnh thị trường 3
    1.3 Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước còn yếu kém 3
    2. Tác động của việc gia nhập WTO đối với hoạt động thị trường bán lẻ. 3
    2.1 Tác động tích cực. 3
    2.2 Tác động tiêu cực. 3
    3. Thuận lợi và khó khăn trong tương lai 3
    3.1 Thuận lợi 3
    3.2 Khó khăn. 3
    II. Nhóm kiến nghị nhằm phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam . 3
    1. Nhóm giải pháp từ phía Nhà nước. 3
    1.1 Giữ ổn định về kinh tế, chính trị 3
    1.2 Hoàn thiện khung pháp lý về thương mại 3
    1.3 Thực hiện các biện pháp điều hành, giám sát thị trường bán lẻ, hoàn thiện các chế tài xử phạt các hành vi cạnh tranh không lành mạnh và xâm phạm lợi ích người tiêu dùng. 3
    1.4 Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng cho hoạt động phân phối bán lẻ. 3
    1.5 Hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước, hướng dẫn, khuyến khích người tiêu dùng hướng tới hàng trong sản xuất trong nước. 3
    2. Nhóm giải pháp từ phía các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam 3
    2.1 Tận dụng và phát huy lợi thế trên thị trường nội địa, hiểu biết rõ về thị trường và người tiêu dùng trong nước. 3
    2.2 Nhạy bén nắm bắt thông tin, điều chỉnh theo những biến động thị trường. 3
    2.3 Đầu tư vào thiết lập, củng cố thương hiệu riêng, không ngừng mở rộng danh mục sản phẩm với chất lượng đảm bảo, giá cả cạnh tranh. 3
    2.4 Đào tạo đội ngũ nhân lực chuyên nghiệp, hiệu quả. 3
    2.5 Đẩy mạnh đầu tư, áp dụng công nghệ cao để quản lý mọi khâu của hoạt động kinh doanh 3
    2.6 Thực hiện các hoạt động liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ khác và các nhà sản xuất 3
    KẾT LUẬN 3
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...