Tiểu Luận Thực trạng tham nhũng, các giải pháp phòng và chống tham nhũng ở việt nam hiện nay

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong bài viết này, nhóm của chúng tôi sẽ giới thiệu một cách khái quát về thực trạng, quy mô, tác hại và các giải pháp phòng và chống tham nhũng đối với sự phát triển của xã hội trong thời gian qua ở nước ta. Theo nhóm chúng tôi, hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng ở nước ta chưa cao là do liều lượng của các biện pháp phòng, chống tham nhũng hiện còn chưa đủ mạnh, chưa nhằm trúng khâu đột phá. Khâu đột phá đó, như quan niệm của chúng tôi, là cần trừng phạt nghiêm những kẻ tham nhũng, đặc biệt với những kẻ tham nhũng là Đảng viên Cán bộ. Tham nhũng và chống tham nhũng là hiện tượng xã hội đã có từ lâu trong lịch sử loài người. Đặc biệt, từ nửa cuối thế kỷ thứ XX, tham nhũng nổi lên như căn bệnh ác tính bùng phát, đe doạ cả nền kinh tế, văn hóa lẫn đạo đức của loài người, có sức tàn phá và ngăn cản rất lớn đối với sự phát triển của mọi quốc gia. Trong khoảng chừng 30 năm nay, nhiều quốc gia, nhiều khu vực đã hao tâm, tổn trí rất nhiều vào việc tìm kiếm những giải pháp hữu hiệu, đưa ra những tuyên bố cứng rắn và mở những chiến dịch rộng rãi để ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, song hiệu quả còn xa với yêu cầu của sự phát triển và đòi hỏi của nhân loại tiến bộ. PHẦN I: GIỚI THIỆUI. THAM NHŨNG VÀ THỰC TRẠNG CỦA THAM NHŨNG
    1. Định nghĩa, đặc trưng của tham nhũng Trên thế giới có nhiều định nghĩa khác nhau về tham nhũng. Ở Việt Nam, khái niệm tham nhũng được quy định tại Luật phòng chống tham nhũng, Trong khoản 2, Điều 1 của Luật Phòng, chống tham nhũng của Nhà nước ta có hiệu lực thi hành từ ngày 1 - 6 - 2006 đã ghi: “Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi”. Theo định nghĩa trên đây, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản như sau: - Chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn trong khu vực công: Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị, nói cách khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Người có chức vụ, quyền hạn bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; cán bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó. - Chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao: Đây là đặc trưng thứ hai của tham nhũng. Chủ thể tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác. Một người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật vì động cơ vụ lợi nhưng hành vi đó không lợi dụng chức vụ, quyền hạn thì không coi là tham nhũng. - Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi: Mục đích của hành vi tham nhũng phải là mục đích vụ lợi. Nếu chủ thể thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà không xuất phát từ động cơ vụ lợi thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Vụ lợi là lợi ích vật chất (tiền, nhà, đất, các vật có giá trị .) hoặc lợi ích tinh thần mà người có chức vụ, quyền hạn mong muốn đạt được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình. 2. Biểu hiện của hành vi tham nhũng Hành vi tham nhũng biểu hiện trên thực tế rất đa dạng, dưới nhiều hình thức khác nhau. Bộ luật hình sự, Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 quy định những hành vi sau đây thuộc nhóm hành vi tham nhũng: - Tham ô tài sản. - Nhận hối lộ. - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. - Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi. - Giả mạo trong công tác vì vụ lợi. - Đưa hối lộ, môi giới hối lộ được thực hiện bởi người có chức vụ, quyền hạn để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi. - Nhũng nhiễu vì vụ lợi. - Không thực hiện nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi. - Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi. Trong 12 hành vi tham nhũng nêu trên, có 7 hành vi đã được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999; được sửa đổi, bổ sung năm 2009 và có hiệu lực từ ngày 1-1-2010), bao gồm: - Tham ô tài sản: là lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý. - Nhận hối lộ: là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ - Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
     
Đang tải...