Luận Văn Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại sở giao dịch i ngân hàng đầu tư & phát triển việt na

Thảo luận trong 'Marketing' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .30
    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG
    ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
    2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam và Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam.
    2.1.1. Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam.
    2.1.1.1. Lịch sử hình thành:
    Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam có tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
    Ngày 26/04/1957, Thủ tướng chính phủ đã ký nghị định 177-TTG thành lập Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính. Ngân hàng thực hiện chức năng thay thế cho Vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản, với nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán và quản lý vốn do nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế và phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược. Từ năm 1957 - 1981, ngân hàng là một cơ quan của Bộ tài chính, hoạt động của ngân hàng nặng về kiểm soát, đánh giá và quản lý vốn, thanh toán các công trình xây dựng cơ bản hơn là cho vay. Ngân hàng không mang bản chất của một ngân hàng thực sự.
    Đến ngày 24/06/1981, Hội đồng chính phủ đã ra quyết định số 259/CP về việc chuyển Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính thành Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng vẫn chưa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, mà nhiệm vụ chính của ngân hàng là thu hút và quản lý các nguồn vốn xây dựng cơ bản, tài trợ cho các công trình không đủ vốn tự có hoặc không nằm trong danh sách do ngân sách cấp, là đại lý thanh toán các công trình thuộc diện ngân sách đầu tư.
    Ngày 14/01/1990, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định số 401/CT thành lập Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam, thay thế cho ngân hàng đầu tư và kiến thiết cũ. Ngân hàng đã bắt đầu thực hiện chức năng kinh doanh và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế, là một trong 5 ngân hàng Quốc doanh có vai trò đi đầu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển của nước ta.
    2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ:
    Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam có các chức năng và nhiệm vụ sau:
    - Huy động vốn ngắn – trung – dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển.
    - kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng.
    - Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, các tổ chức kinh tế – xã hội, cá nhân và đoàn thể trong và ngoài nước theo quy định về Pháp luật ngân hàng
    Trong những năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động và bất ổn, nhưng với sự cố gắng của mình, Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam đã sáng tạo, nỗ lực triển khai các giải pháp trong hoạt động kinh doanh, đạt kết quả toàn diện tích cực trên cả 3 mặt: hoàn thành kế hoạch kinh doanh, lộ trình cơ cấu lại và xây dựng ngành, góp phần cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước.
    2.1.2. Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam.
    2.1.2.1. Lịch sử hình thành:
    - Căn cứ vào quyết định số 76/QĐ - TCCB ngày 28/03/1991 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam, về việc thành lập Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam.
    - Căn cứ vào Điều lệ tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam ban hành và quyết định 349/QĐ/NH5 ngày 16/10/1997 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam.
    Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam đã được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường, trực tiếp kinh doanh và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam, có trụ sở chính tại 53 Quang Trung (Đã chuyển về Trung tâm thương mại VINCOM – 191 Bà Triệu).
    2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ:
    - Thực hiện cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND, ngoại tệ, bảo lãnh cho các khách hàng theo các chế độ tín dụng hiện hành, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của đồng vốn.
    - Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo quy định.
    - Thực hiện việc huy động vốn từ mọi nguồn vốn hợp pháp cua các khách hàng như: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn cả VND và ngoại tệ.
    - Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của phòng và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của SGD.
    - Thực hiện các báo cáo thống kê theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của BIDV và giám đốc.
    - Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên, phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng truyền thống, mở rộng và phát triển khách hàng mới.
    - Tham mưu cho giám đốc về chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, tín dụng, lãi suất của SGD.
    - Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo đúng quy định.
    - Thu chi, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ, vàng bạc đá quý, in ấn giấy tờ có giá tại quỹ nghiệp vụ.
    2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I:
    Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam có cơ cấu tổ chức như sau:
    CHƯƠNG 2
    THỰC TRẠNG THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG
    ĐẦU TƯ & PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
    2.1. Khái quát về Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam và Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam.
    2.1.1. Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam.
    2.1.1.1. Lịch sử hình thành:
    Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam có tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
    Ngày 26/04/1957, Thủ tướng chính phủ đã ký nghị định 177-TTG thành lập Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính. Ngân hàng thực hiện chức năng thay thế cho Vụ cấp phát vốn kiến thiết cơ bản, với nhiệm vụ chủ yếu là thanh toán và quản lý vốn do nhà nước cấp cho kiến thiết cơ bản, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế và phục vụ cho công cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ xâm lược. Từ năm 1957 - 1981, ngân hàng là một cơ quan của Bộ tài chính, hoạt động của ngân hàng nặng về kiểm soát, đánh giá và quản lý vốn, thanh toán các công trình xây dựng cơ bản hơn là cho vay. Ngân hàng không mang bản chất của một ngân hàng thực sự.
    Đến ngày 24/06/1981, Hội đồng chính phủ đã ra quyết định số 259/CP về việc chuyển Ngân hàng kiến thiết Việt Nam trực thuộc Bộ Tài chính thành Ngân hàng Đầu tư & Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng vẫn chưa thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, mà nhiệm vụ chính của ngân hàng là thu hút và quản lý các nguồn vốn xây dựng cơ bản, tài trợ cho các công trình không đủ vốn tự có hoặc không nằm trong danh sách do ngân sách cấp, là đại lý thanh toán các công trình thuộc diện ngân sách đầu tư.
    Ngày 14/01/1990, chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã ra quyết định số 401/CT thành lập Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam, thay thế cho ngân hàng đầu tư và kiến thiết cũ. Ngân hàng đã bắt đầu thực hiện chức năng kinh doanh và ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nền kinh tế, là một trong 5 ngân hàng Quốc doanh có vai trò đi đầu trong lĩnh vực đầu tư và phát triển của nước ta.
    2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ:
    Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam có các chức năng và nhiệm vụ sau:
    - Huy động vốn ngắn – trung – dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển.
    - kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng.
    - Làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, các tổ chức kinh tế – xã hội, cá nhân và đoàn thể trong và ngoài nước theo quy định về Pháp luật ngân hàng
    Trong những năm vừa qua, mặc dù nền kinh tế trong và ngoài nước có nhiều biến động và bất ổn, nhưng với sự cố gắng của mình, Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam đã sáng tạo, nỗ lực triển khai các giải pháp trong hoạt động kinh doanh, đạt kết quả toàn diện tích cực trên cả 3 mặt: hoàn thành kế hoạch kinh doanh, lộ trình cơ cấu lại và xây dựng ngành, góp phần cùng toàn ngành ngân hàng thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ và phục vụ phát triển kinh tế xã hội đất nước.
    2.1.2. Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam.
    2.1.2.1. Lịch sử hình thành:
    - Căn cứ vào quyết định số 76/QĐ - TCCB ngày 28/03/1991 của Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam, về việc thành lập Sở giao dịch I Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam.
    - Căn cứ vào Điều lệ tổ chức, hoạt động của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam ban hành và quyết định 349/QĐ/NH5 ngày 16/10/1997 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt nam.
    Sở giao dịch Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam đã được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường, trực tiếp kinh doanh và chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Đầu tư & phát triển Việt Nam, có trụ sở chính tại 53 Quang Trung (Đã chuyển về Trung tâm thương mại VINCOM – 191 Bà Triệu).
    2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ:
    - Thực hiện cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VND, ngoại tệ, bảo lãnh cho các khách hàng theo các chế độ tín dụng hiện hành, đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của đồng vốn.
    - Thực hiện tư vấn trong hoạt động tín dụng và uỷ thác đầu tư theo quy định.
    - Thực hiện việc huy động vốn từ mọi nguồn vốn hợp pháp cua các khách hàng như: tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn cả VND và ngoại tệ.
    - Tổ chức việc lập kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm của phòng và tham gia xây dựng kế hoạch kinh doanh của SGD.
    - Thực hiện các báo cáo thống kê theo chuyên đề định kỳ hoặc đột xuất về hoạt động tín dụng, bảo lãnh theo quy định của BIDV và giám đốc.
    - Tổ chức thực hiện công tác khách hàng thường xuyên, phục vụ và khai thác tiềm năng của khách hàng truyền thống, mở rộng và phát triển khách hàng mới.
    - Tham mưu cho giám đốc về chiến lược kinh doanh, chính sách khách hàng, tín dụng, lãi suất của SGD.
    - Tổ chức lập, lưu trữ, bảo quản hồ sơ, tài liệu theo đúng quy định.
    - Thu chi, kiểm đếm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt, ngân phiếu thanh toán, ngoại tệ, vàng bạc đá quý, in ấn giấy tờ có giá tại quỹ nghiệp vụ.
    2.1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Sở giao dịch I:

     
Đang tải...