Luận Văn Thực trạng tài nguyên môi trường-kinh tế-xã hội và các tác động tích cực của dự án tại khu vực Hồ Tâ

Thảo luận trong 'Du Lịch' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU
    Hồ Tây thuộc quận Tây Hồ, là hồ có diện tích lớn nhất ở Hà Nội, một thắng cảnh thiên nhiên quí báu, nằm gần trung tâm thành phố, gần quảng trường Ba Đình lịch sử, Lăng và viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Hồ Tây cũng là một địa danh lịch sử, gắn với các làng nghề truyền thống như nuôi tằm dệt vải, trồng hoa, cây cảnh, cá cảnh .như làng Yên Phụ, Tứ Tổng, Nghĩa Đô, Nhật Tân .Vì vậy Hồ Tây có giá trị lớn về lịch sử, cảnh quan thiên nhiên và nằm kề cận trung tâm thủ đô Hà Nội
    Xung quanh Hồ Tây có nhiều công trình kiến trúc, văn hoá nổi tiếng gắn với nhiều lịch sử văn hóa của Thăng Long xưa và Hà Nội ngày nay: Đền Quán Thánh, Chùa Trấn Quốc, Chùa Kim Liên và nhiều công trình văn hoá khác như: Phủ Tây Hồ, chùa Ngũ Xã, đền Quảng An, chùa Phủ Ninh, đền Yên Phụ, chùa Sải, chùa Vệ Hồ, chùa Võng Thị .
    Ngoài ra, vườn Bách Thảo nằm cạnh Hồ Tây và công viên Thủ Lệ cũng rất gần Hồ Tây
    Khu vực Hồ Tây đóng vai trò quan trọng không chỉ về tổ chức, qui hoạch không gian mà còn có vị trí lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội cũng như là bộ phận quan trọng về cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường
    Theo qui hoạch tổng thể phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2010 thì khu Hồ Tây sẽ trở thành một trung tâm văn hoá, du lịch, nghỉ ngơi, thương mại và giao dịch quốc tế
    Ngoài ra, với không gian xanh và mặt nước đáng kể, Hồ Tây sẽ đóng góp lớn vào việc cải thiện điều kiện vi khí hậu và cân bằng thiên nhiên cho thành phố với qui mô dân số cũng như mật độ xây dựng ngày càng tăng. Mặt khác, với không gian mở thoáng khí dọc theo các di tích lịch sử kiến trúc, các làng văn hoá truyền thống, khu vực Hồ Tây đóng góp vào việc tạo dựng một khu vực cảnh quan phong phú đa dạng vừa có tính nhân tạo vừa có tính tự nhiên hấp dẫn đối với dân thủ đô cũng như những người du lịch trong và ngoài nước
    Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng lấn chiếm và vệ sinh của những hộ gia đình xung quanh hồ có xu hướng suy thoái và việc qui hoạch nhà ở có tính tự phát không theo đúng qui hoạch, môi trường Hồ Tây đang bị đe doạ ô nhiễm nghiêm trọng. Một số công trình xung quanh hồ thải nhiều chất ô nhiễm vào môi trường như: nhà máy bia Hà Nội, nhà máy Da Giầy, nhà máy giấy Trúc Bạch, bệnh viện lao trung ương .
    Ngoài ra, khu vực Hồ Tây đang là nơi có tốc độ đô thị hoá lớn nhất ở Hà Nội, nhưng hạ tầng kỹ thuật đô thị ở khu vực này lại rất yếu kém, đặc biệt là hệ thống thoát nước, xử lý chất thải rắn. Diện tích hồ đang bị lấn chiếm để tạo đất làm nhà
    Dự án “Thực trạng tài nguyờn mụi trường-kinh tế-xó hội và cỏc tỏc động tớch cực của dự ỏn tại khu vực Hồ Tõy” được hình thành trong bối cảnh trên
    Muốn biết dự án này có đạt được hiệu quả về mặt kinh tế-xã hội-môi trường hay không, chúng ta cần phải tiến hành phân tích chi phí-lợi ích của dự án. Đồng thời trên cơ sở phân tích đó, các nhà hoạch định chính sách sẽ đưa ra các quyết định đúng đắn nên thực thi dự án đó hay không ?

    Đây cũng chính là lí do em chọn đề tài:
    “Thực trạng tài nguyờn mụi trường-kinh tế-xó hội và cỏc tỏc động tớch cực của dự ỏn tại khu vực Hồ Tõy”

    1. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Đề tài: Bước đầu nghiên cứu và áp dụng phân tích chi phí-lợi ích để đánh giá hiệu quả của dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây nhằm mục đích xem xét dự án dưới góc độ hiệu quả kinh tế, so sánh những chi phí và lợi ích của dự án. Qua đó chứng minh rằng đầu tư cho môi trường mang lại hiệu quả về kinh tế xã hội và môi trường. Đồng thời đề xuất những kiến nghị để đẩy mạnh thực thi dự án
    2. Phạm vi nghiên cứu
    Hồ Tây, hồ Trúc Bạch và các phường quanh khu vực Hồ Tây
    3. Phương pháp nghiên cứu
    Trong chuyên đề sử dụng các phương pháp sau:
    + Phương pháp điều tra thực địa
    + Phương pháp định giá hàng hoá môi trường
    + Phương pháp đánh giá và thẩm định dự án
    4. Nội dung của đề tài
    Nội dung của đề tài bao gồm các phần sau
    + Chương I: Những vấn đề lí luận chung
    + Chương II: Thực trạng tài nguyên môi trường-kinh tế-xã hội và các tác động tích cực của dự án tại khu vực
    + Chương III: Bước đầu áp dụng phân tích chi phí-lợi ích để đánh giá hiệu quả dự án nâng cao chất lượng nước Hồ Tây
     

    Các file đính kèm:

    • 3-.doc
      Kích thước:
      263 KB
      Xem:
      0
Đang tải...