Luận Văn thực trạng tài khoản vãng lai và kinh nghiệm từ trung quốc

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thu Lan, 28/11/11.

  1. Thu Lan

    Thu Lan New Member

    Bài viết:
    295
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang là xu thế của thời đại và diễn ra ngày càng sâu rộng về nội dung, quy mô trên nhiều lĩnh vực. Trong xu thế đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã diễn ra từ lâu, kể từ khi Việt Nam khởi xướng công cuộc đổi mới toàn diện đất nước vào năm 1986. Việt Nam đã gia nhập khối ASEAN năm 1995; tham gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) năm 1996; ký Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và ký kết các hiệp định thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư song và đa phương khác. Đặc biệt từ năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), là mốc son quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, đánh dấu cho việc hội nhập ngày càng sâu rộng với thị trường quốc tế nói chung và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng. Để nắm bắt được những cơ hội cũng như chủ động đối phó với các thách thức trong quá trình hội nhập, Việt Nam đã và đang tiến hành cải thiện tài khoản quốc gia đặc biệt là cán cân thanh toán quốc tế.
    Tài khoản quốc gia là một trong những yếu tố quan nhất của một quốc gia, nó thể hiện một cách bao quát và chính xác nhất tình hình kinh tế trong thời điểm hiện tại, và tạo ra tiền đề để dự báo tiếp trong tương lai. Sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008 tài khoản quốc gia lại mang thêm tính quan trọng trong việc đánh giá các nhân tố để dự báo trong việc đầu tư tầm vi và vĩ mô.
    Trong tài khoản quốc gia có nhiều yếu tố khác nhau và mỗi yếu tố lại thể hiện mỗi khía cạnh khác nhau của nền kinh tế: GDP, GNP, CPI, tài khoản vãng lai
    Trong bài này nhóm em một xin trình bày một yếu tố của tài khoản quốc gia tại Việt Nam, đó là tài khoản vãng lai.Với các kiến thức mà các thành viên tổng hợp được, nhóm sẽ giới thiệu sơ lược về tài khỏan vãng lai, thực trạng hiện tại và trong những năm gần đây, ngoài ra nhóm sẽ đưa ra một số ý kiến về cách khắc phục những thực trạng đó .
    Với lượng kiến thức còn hạn chế, vậy nếu trong bài có gì sai sót thì chúng em mong mong cô hướng dẫn thêm và cho ý kiến để bài này được hoàn thiện hơn.
    Nhóm xin chân thành cảm ơn !




    PHẦN I.CƠ SỞ LÝ LUẬN
    I.GIỚI THIỆU CHUNG
    I.1.Tài khoản vãng lai là gì?
    Có hai cách nhìn nhận tài khoản vãng lai:
    Thứ nhất: Dựa trên góc độ vi mô thì tài khoản vãng lai là tài khoản thanh toán của ngân hàng. Nó được định nghĩa như sau: “Tài khoản vãng lai là một tài khoản tiền gửi của cá nhân hay tổ chức mở tại ngân hàng hoặc tổ chức tài chính nào đó, với mục đích cung ứng một cách nhanh chóng và an toàn phương tiện tiếp cận thường xuyên tới các món tiền gửi theo nhu cầu, thông qua một loạt các kênh khác nhau, vì thế tài khoản này còn có một tên khác là tài khoản tiền gửi thanh toán ”.
    Thứ hai: Dựa trên góc độ vĩ mô thì tài khoản này là một phần của tài khoản thanh toán của quốc gia, được định nghĩa như sau: “Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa-dịch vụ giữa những cá nhân/tổ chức cư trú trong nước với những cá nhân/tổ chức cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của cá nhân/tổ chức cư trú trong nước cho cá nhân/tổ chức cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ-giảm tài khoản vãng lai-), còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của cá nhân/tổ chức cư trú ngoài nước cho cá nhân/tổ chức cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen-tăng tài khoản vãng lai-). Và tất cả các khoản thanh toán của các bộ phận nhà nước hay tư nhân đều được gộp chung vào trong khoản này.
    Trong phần này nhóm sẻ trình bày về tài khoản vãng lai ở cấp độ vĩ mô, là tài khoản vãng lai trong cán cân thanh toán quốc gia.
    I.2. Những thành phần chính của tài khoản vãng lai :
    Theo quy tắc mới về biên soạn báo cáo cán cân thanh toán quốc gia do IMF soạn năm 1993, tài khoản vãng lai bao gồm:
    ã Cán cân thương mại hàng hóa:
    o Xuất khẩu.
    o Nhập khẩu.
    ã Cán cân thương mại phi hàng hóa:
    o Cán cân dịch vụ :
     Vận tải.
     Du lịch.
     Các dịch vụ khác (bảo hiểm, bưu chính-viễn thông, ngân hàng ).
    o Cán cân thu nhập:
     Kiều hối.
     Thu nhập từ đầu tư.
    ã Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều.
    1.2.1 Cán cân thương mại hàng hóa:
    Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa hữu hình của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm-thông thường là một năm) cũng như mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán cân thương mại đạt trạng thái cân bằng.
    Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại, khi cán cân thương mại có thặng dư, và xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị dương. Khi cán cân thương mại thâm hụt ( hay dòng ngoại tệ chảy vào nhỏ hơn dòng ngoại tệ chảy ra) , xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại mang giá trị âm lúc này còn có thể gọi là thâm hụt thương mại.
    Có nhiều yếu tố tác động đến cán cân thương mại hàng hóa,trong đó nổi lên đặc biệt là xuất khẩu,nhập khẩu và tỉ giá hối đoái:
    a.Xuất khẩu:
    Xuất khẩu có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng nhanh hơn. Sự gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ). MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xe đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.
    Bên cạnh đó,xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào nhu cầu và thu nhập của các quốc gia bạn hàng.Ngoài ra nó còn phụ thuộc vào các yếu tố trong nước: số lượng-chất lượng các sản phẩm, năng lực cạnh trạnh của chính sản phẩm của ngành và của chính phủ quốc gia đó trong mối quan hệ trên thị trường, tình hình kinh tế-chính trị-xã hội Các yếu tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên những mặt hàng xuất khẩu, và tùy mức độ các yếu tố và hàng hóa mà có sức ảnh hưởng lớn hay nhỏ lên tình hình xuất khẩu.
    b. Nhập khẩu:
    Phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau của thị trường, mà chủ yếu là do hai yếu tố chính: nhu cầu tiêu dùng, và nhu cầu đầu tư của xã hội. Khi nhu cầu của xã hội tăng, trước hết sẻ phải tiêu dùng những mặt hàng trong nước, khi cung không đủ cầu về cả số lượng và chất lượng thì tất yếu phải nhập khẩu, cũng như khi nhu cầu đầu tư tăng thì phải có nguồn cung đủ lớn để đáp ứng, và đặc biệt đối với những trường hợp đầu tư xây dựng cơ bản, khi đó chủ yếu phải nhập khẩu những công nghệ và thiết bị từ những nước có công nghệ nguồn nhằm đáp ứng đủ, đúng, kịp thời cho những dự án đó.
    Bên cạnh đó còn có hai yếu tố cơ bản chi phối tình hình nhập khẩu của một quốc gia đó là GDP và tình hình lạm phát, hai yếu tố này có sức ảnh hưởng khá mạnh tới nhu cầu nhập khẩu của nền kinh tế.
    c.Tỷ giá hối đoái:
    Là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngoài. Vì thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng lên. Ví dụ, một bộ ấm chén sứ hải dương có giá 70.000 VND và một bộ ấm chén tương đương của Trung Quốc có giá 33 CNY (Nhân dân tệ). Với tỷ giá hối đoái 2.000 VND = 1 CNY thì bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán ở mức giá 66.000 VND trong khi bộ ấm chén tương đương của Việt Nam là 70.000 VND. Trong trường hợp này ấm chén nhập khẩu từ Trung Quốc có lợi thế cạnh tranh hơn. Nếu VND mất già và tỷ giá hối đoái thay đổi thành 2.300 VND = 1 CNY thì lúc này bộ ấm chén Trung Quốc sẽ được bán với giá 75.900 VND và kém lợi thế cạnh tranh hơn so với ấm chén sản xuất tại Việt Nam.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...