Luận Văn Thực Trạng Tác Động Của Các Khu Công Nghiệp Đối Với Sự Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Tỉnh Bắc Giang

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    168
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thực tiễn phát triển của các nước trên thế giới những năm qua đã chứng tỏ rằng việc thành lập các KCN, KCX là một trong những giải pháp quan trọng đối với việc đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH của đất nước. Vận dụng kinh nghiệm thế giới vào thực tế Việt Nam, từ năm 1991 Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương thí điểm và triển khai việc xây dựng các KCN và KCX. Đến nay đã qua 15 năm, quá trình này đã có những bước tiến dài, cả nước đã có 134 KCN và KCX với tổng diện tích đất có thể cho thuê là 18.561 ha, thu hút hơn 4.500 dự án đầu tư trong và ngoài nước, tổng số vốn đăng ký trên 17 tỷ USD và hơn 100.000 tỷ đồng Việt Nam, tạo việc làm cho trên 2 triệu lao động [16, tr.13]. Cỏc KCX đã và đang trở thành điểm thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài, đón nhận các tiến bộ KH – CN và tạo ra những nhân tố quan trọng góp phần đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH của đất nước.
    Bắc Giang là tỉnh nằm cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Bắc, cách cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110 km về phía Nam, cách cảng Hải Phòng hơn 100 km về phía Đông, một tỉnh có nhiều tiềm năng về đất đai, tài nguyên khoáng sản. Địa lý lãnh thổ không những có nhiều vùng núi cao, mà còn có nhiều vùng đất trung du trải rộng xen kẽ với các vùng đồng bằng phì nhiêu. Kể từ khi có chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng các KCN đến nay, Bắc Giang đã xây dựng và phát triển được 11 khu và cụm công nghiệp, đã thu hút được 109 dự án đầu tư trong nước và nước ngoài với tổng số vốn đầu tư là 11.122 tỷ đồng. Quá trình phát triển KCN ở Bắc Giang đã đạt được một số thành tựu quan trọng, góp phần tích cực vào việc thực hiện các mục tiêu KT - XH, tăng cường thế và lực của tỉnh ở trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, việc phát triển KCN ở Bắc Giang còn có không ít khó khăn và thách thức. Sức thu hút các dự án đầu tư vào KCN còn chưa hấp dẫn. Các KCN chủ yếu mới thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản, hàng dệt may và một số sản phẩm khác, còn thiếu những dự án sử dụng công nghệ cao. Còn nhiều bất cập trong giải quyết vấn đề môi trường sinh thái, việc làm và thu nhập của người dân mất đất do phát triển KCN. Những khó khăn, bất cập đó đã và đang là những lực cản làm cho các KCN chưa phát huy tốt vai trò khu kinh tế động lực đẩy mạnh CNH, HĐH và phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...