Tiểu Luận Thực trạng sử dụng vốn ODA ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. PHẦN MỞ BÀI
    Trong sự nghiệp đổi mới nhìn lại thời gian qua chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, không chỉ về kinh tế, mà y tế cũng dần được cải thiện để đạt được những điều đó không những nước ta phải sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong nước mà còn nhờ sự hỗ trợ của các nước bên ngoài đóng vai trò quan trọng, và trong đó viện trợ chính thức (ODA) của các nước đóng vai trò chủ đạo.
    Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam diễn ra tại Pa-ri, Thủ đô nước Pháp cách đây 15 năm đã mở ra một trang sử mới trong quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế
    Thực hiện công cuộc Đổi mới do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo từ năm 1986, trong những năm đầu của thập kỷ 90, Việt Nam đã không những thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng và kéo dài mà còn tạo ra những bước tiến vượt bậc với việc cải thiện tình hình chính trị đối ngoại, xử lý các khoản nợ nước ngoài thông qua Câu lạc bộ chủ nợ Pa-ri, kinh tế trong nước đạt mức tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân được cải thiện rõ rệt. Đây là bối cảnh dẫn đến cơ hội để Việt Nam và cộng đồng tài trợ quốc tế nối lại quan hệ hợp tác phát triển. Hội nghị bàn tròn về viện trợ dành cho Việt Nam được tổ chức tại Pa-ri dưới sự chủ trì của Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 11 năm 1993 là điểm khởi đầu cho quá trình thu hút và sử dụng ODA ở Việt Nam.
    Năm 1972, OECD, Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển đã đưa ra khái niệm ODA là “một giao dịch chính thức được thiết lập với mục đích chính là thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước đang phát triển. Điều kiện tài chính của giao dịch này có tính chất ưu đãi và thành tố viện trợ không hoàn lại chiếm ít nhất 25%”.
    Về thực chất, ODA là sự chuyển giao một phần thu nhập quốc gia từ các nước phát triển sang các nước đang và chậm phát triển. Liên hiệp quốc, trong một phiên họp toàn thể của Đại hội đồng vào năm 1961 đã kêu gọi các nước phát triển dành 1% GNP của mình để hỗ trợ sự nghiệp phát triển bền vững về kinh tế và xã hội của các nước đang phát triển. Theo Quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ban hành kèm theo Nghị định 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính Phủ thì ODA được định nghĩa như sau: “Hỗ trợ phát triển chính thức (gọi tắt là ODA) được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính Phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với Nhà tài trợ là Chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ”.
    Việt Nam là nước đang phát triển cộng với đó là nước ta là nước có giàu tài nguyên thiên nhiên. Do đó rất cần những nguồn vốn đầu tư nhằm khai thác lợi thế đó. ODA là một trong những nguồn vốn cần thiết cho Việt Nam, là điều kiện để phát triển kinh tế xã hội, chính những vai trò quan trọng của ODA đòi hỏi nhà nước cũng phải có những chính sách hợp lí trong việc quản lí và sử dụng vốn ODA.

    MỤC LỤC
    321242321"I. PHẦN MỞ BÀI. 1
    321242322"II. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÔN ODA Ở VIỆT NAM . 2
    321242323"Bảng 1: Cam kết, ký kết và giải ngân vốn ODA giai đoạn 1993-2006. 4
    321242324"BIỂU ĐỒ CƠ CẤU ODA THEO NGÀNH VÀ LĨNH VỰC THỜI KỲ 1993-2008. 8
    321242325"III. Vấn đề thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA ở Việt Nam. 11
    321242326"1. Vấn đề thu hút nguồn vốn ODA ở nước ta. 11
    321242327"2 Quản lý hiệu quả việc sử dụng nguồn vốn ODA ở Việt Nam. 12
    321242328"- Cải tiến về cơ chế quản lí 12
    321242329"- Cơ chế chính sách. 13
    321242330"- Về tổ chức thực hiện dự án. 14
    321242331"PHẦN KẾT LUẬN 15
    321242332"Kiến nghị 15
    321242333"TÀI LIỆU THAM KHẢO 17
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...