Báo Cáo Thực trạng sử dụng và định hướng phát triển tài nguyên đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Thảo luận trong 'Bất Động Sản' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 9/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. Phần mở đầu
    1. Lí do chon đề tài

    Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá với mỗi quốc gia, là sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với quá trình lịch sử phát triển kinh tế - xã hội, đất đai là điều kiện chung của lao động. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.Nếu không có đất đai thì rõ ràng không có một ngành sản xuất nào, một quá trình lao động sản xuất nào, cũng như không có sự tồn tại của loài người. Đất đai là điều kiện cho sự sống của động thực vật và con người trên trái đất.
    Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội. Đất đai là địa điểm là cơ sở của các Thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông; đất đai cũng cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp xây dựng như gạch ngói, xi măng, gốm xứ.
    Đất đai và cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế của đất nước nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng tự nhiên, kinh tế xã hội của mỗi vùng, cùng thúc đẩy phát triển đất nước.
    Trong nông nghiệp đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng, là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai. Chính vì vậy mà luật đất đai 1993 nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định: " Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng".
    Tuy nhiên, đất không phải là nguồn tài nguyên vô tận. Hiện nay, nguồn tài nguyên này ngày một suy giảm.Nguyên nhân chính là do sự tác động của con người. Có thể thấy rằng: Nước ta đang trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, đang gây áp lực lớn đối với đất đai. Công nghiệp hoá là chìa khoá của sự phồn vinh và đưa con người tới nền văn minh hiện đại nhưng nó phải trả giá rất đắt nếu như không xây dựng và phát triển trên một nền tảngvững chắc. Qúa trình công nghiệp hoá con người đã phí phạm không ít tài nguyên của đất nước, càng ngày sử dụng càng nhiều đất để phát triển công nghệ, đô thị hoá, nhưng lại chôn vùi những cánh đồng phì nhiêu hoặc phá hỏng rừng núi giàu có, lấy đất kiến thiết giao thông, thuỷ lợi, cải tạo và mở rộng đô thị sẵn có, xây dựng đô thị mới mà ít chú ý tới " một tấc đất một tấc vàng ". Không những thế mà còn huỷ hoại khung cảnh thiên nhiên và những truyền thống tốt đẹp trong đời sống phải trải qua thời gian dài trong lịch sử mới tích luỹ được, đặc biệt là lãng phí tài nguyên đất đai, nhất là khi xu hướng đó đang phát triển ồ ạt trên các vùng nông thôn hiện nay. Hải Phòng- thành phố của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng không nằm ngoài xu hướng đó.Vì vậy việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất của thành phố không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Hải phòng nói riêng mà còn có ý nghĩa đối với sự phát triển kinh tế trên phạm vi cả nước nói chung.
    2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Tìm hiểu các loại đất của thành phố Hải Phòng về đặc điểm, phân bố
    - Thực trạng sử dụng nguồn tài nguyên đất của thành phố.
    - Định hướng sử dụng tài nguyên đất của thành phố trong tương lai.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sử dụng và định hướng phát triển tài nguyên đất trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
    4. Phương pháp nghiên cứu:
    Ngoài phương pháp nghiên cứu truyền thống như duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, đề tài còn sử dụng các phương pháp phân tích, thống kê, so sánh .đề tài kết hợp nguyên lý kinh điển với kiến thức kinh tế hiện đại , gắn quan điểm đường lối của Đảng với tổng kết thực tiễn.
    5. Nội dung của đề tài:
    Đề tài: Thực trạng sử dụng và định hướng phát triển tài nguyên đất trên địa bàn thành phố hải Phòng.
    Đề tài gồm có ba chương:
    Chương I:
    Khái quát về địa lý tự nhiên và địa lý kinh tế xã hội của Hải Phòng.
    Chương II:
    Thực trạng sử dụng tài nguyên đất của Hải Phòng.
    Chương III:
    Định hướng phát triển tài nguyên đát của thành phố trong tương lai.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...