Tiến Sĩ Thực trạng sử dụng thẻ bảo hiểm y tế người nghèo và chi của bảo hiểm y tế cho người nghèo năm 2007 t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Nhu Ely, 23/11/13.

  1. Nhu Ely

    Nhu Ely New Member

    Bài viết:
    1,771
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh (TP.Hồ
    Chí Minh) kết thúc giai đoạn 1 (1992-2003) đã đạt những thành tựu to lớn
    trên nhiều mặt[8]. Từ đầu năm 2004, thành phố đã khởi động thực hiện
    chương trình xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2 (2004-2010), nâng mức chuẩn
    nghèo theo tiêu chí thu nhập bình quân đầu người trong hộ dưới 6 triệu đồng
    năm, với mục tiêu phấn đấu đến cuối năm 2010 thành phố cơ bản không còn
    hộ nghèo theo mức chuẩn nghèo này [71]. Để thực hiện đựợc mục tiêu trên
    đây đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực của toàn xã hội cùng tham gia
    thực hiện.
    Chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo và việc làm là một chương
    trình tổng hợp có tính chất liên ngành trong chiến lược phát triển kinh tế - xã
    hội của đất nước. Mục đích là tạo các điều kiện thuận lợi, phù hợp để hỗ trợ
    người nghèo, hộ nghèo, xã nghèo phát triển sản xuất, tăng thu nhập, tiếp cận
    các dịch vụ xã hội nhằm xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc
    sống người dân.
    Được sự chỉ đạo xuyên suốt của Thành Ủy [26],[27],[28],[29],[30]
    ngay từ năm 1992 Ủy ban nhân dân thành phố đã thành lập Ban chỉ đạo
    chương trình xóa đói giảm nghèo thành phố để tổ chức thực hiện và thúc
    đẩy chương trình xóa đói giảm nghèo ở TP. Hồ Chí Minh [68]. Hàng lọat
    các giải pháp đã được thực hiện để hỗ trợ người nghèo như: vay vốn để lao
    động sản xuất, tạo công ăn việc làm, giáo dục dạy nghề [4],[5],[6].
    Song song các giải pháp về kinh tế xã hội, từ năm 1992 thành phố đã
    có chủ trương cấp sổ khám chữa bệnh miễn phí, sau đó là thẻ khám chữa
    bệnh miễn phí cho người nghèo [43],[44][70] và thực hiện hỗ trợ một phần
    viện phí cho các trường hợp gặp khó khăn đột xuất nhưng không thuộc đối
    tượng được hưởng chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo do mắc các
    bệnh nặng, chi phí cao khi điều trị ở bệnh viện nhà nước, người lang thang,
    cơ nhỡ. Đến năm 2001, thành phố chuyển sang thực hiện mua thẻ bảo
    2
    hiểm y tế cho người nghèo, hộ nghèo và kể cả người già yếu, neo đơn
    hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng nguồn ngân sách thành phố và nguồn
    vận động xã hội hóa. Bình quân cấp khoảng 250.000 sổ, thẻ/năm, mỗi năm
    thành phố đều dành khoảng 2 tỷ đồng cho các trung tâm y tế quận - huyện
    và trạm y tế (TYT) phường - xã cấp phát thuốc và thực hiện các xét nghiệm
    cơ bản miễn phí cho dân nghèo; đồng thời, tại các bệnh viện chuyên khoa
    của thành phố đều dành 20% số giường để khám chữa bệnh và thực hiện
    miễn, giảm viện phí cho bệnh nhân nghèo. Riêng năm 2007, thành phố đã
    mua 244.565 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo với tổng số tiền là
    19.565.200.000 đồng.[8]
    Đây là những chủ trương và việc làm hết sức phù hợp với quan điểm
    của đảng ta về chăm sóc sức khoẻ là xây dựng hệ thống y tế theo hướng
    công bằng, hiệu quả và phát triển, nhằm tạo cơ hội thuận lợi cho mọi ngươì
    dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ với chất lượng ngày càng
    cao [33],[42],[60]. Tuy nhiên, qua nhiều năm thực hiện, hiệu quả của việc
    sử dụng thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo chưa được đánh giá bằng những
    đề tài khoa học thực sự. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm trả lời câu
    hỏi: Ở người nghèo tại TP Hồ Chí Minh được cấp thẻ bảo hiểm y tế năm
    2007 có những đặc điểm dân số học gì, tỉ lệ sử dụng là bao nhiêu, những
    loại bệnh tật nào người nghèo hay mắc, những yếu tố nào ảnh hưởng đến
    việc không sử dụng thẻ và số tiền chi trung bình của BHYT cho một lượt
    người nghèo đi khám chữa bệnh năm 2007 là bao nhiêu?

    MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
    1. Xác định tỉ lệ đặc điểm dân số học của người nghèo được cấp thẻ bảo
    hiểm y tế nghèo: giới, tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, tình trạng
    lao động.
    2. Xác định tỉ lệ người nghèo có thẻ bảo hiểm y tế đã sử dụng khi bị
    bệnh.
    3. Xác định tỉ lệ các nhóm bệnh người nghèo mắc phải đã sử dụng
    BHYT.
    4. Xác định những yếu tố có liên quan đến khả năng người nghèo không
    sử dụng thẻ bảo hiểm y tế khi bị bệnh.
    5. Xác định số tiền chi trung bình của BHYT cho một lượt người nghèo
    khám chữa bệnh tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2007.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...