Thạc Sĩ Thực trạng sử dụng đất của các dự án trên địa bàn huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng (Luận văn Thạc s

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài Thạc sỹ đất đai: Thực trạng sử dụng đất của các dự án trên địa bàn huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng

    1.
    Đặt vấn đề
    Như chúng ta đã biết đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại, phát triển của mỗi con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng Trong hoạt động kinh tế của mỗi quốc gia đất đai là nguồn tài nguyên, nguồn lực, là một yếu tố đầu vào không thể thiếu. Chính vì vậy, việc sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp lý và hiệu quả là điều vô cùng quan trọng. Cùng với sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa tất yếu làm tăng thêm các đô thị, các đô thị sẽ phát triển khắp các vùng đến cả những vùng nông thôn xa xôi và nó sẽ tác động cải tạo thúc đẩy nông thôn phát triển. Để thực hiện tốt công tác quản lý đất đai thì cần phải tiến hành công tác quy hoạch sử dụng đất. Thông qua quy hoạch sử dụng đất Nhà nước đề ra hệ thống các biện pháp nhằm tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả. Từ đó tạo ra các công trình, dự án quy hoạch sử dụng đất trên các vùng.
    Thành phố Đà Nẵng thuộc địa bàn kinh tế trọng điểm của miền Trung, có vị trí quan trọng trong quá trình phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Trong đó, huyện Hoà Vang là huyện ngoại thành duy nhất của thành phố Đà Nẵng (không tính huyện đảo Hoàng Sa), nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố, cơ cấu kinh tế được xác định là Công nghiệp -Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp; Sự phát triển mở rộng không gian đô thị của thành phố bởi các dự án: Khu dân cư Nam Cầu Cẩm Lệ, Khu tái định cư ven tuyến đường ĐT602 và ĐT605 Bên cạnh đó thành phố đã chọn địa điểm quy hoạch nhiều dự án mới có quy mô lớn như khu Khu Công nghệ thông tin với quy mô 130ha, khu Công nghệ cao quy mô 1.000ha (trong đó có trường Đại học quốc tế với quy mô 50ha), khu đô thị Quan Nam - Thuỷ Tú quy mô 250ha tại xã Hoà Liên, khu quy hoạch Cáp treo Bà Nà- Suối mơ tại xã Hoà Ninh, quy hoạch bến xe phía Nam thành phố tại xã Hoà Phước, xây dựng Chợ Miếu Bông Khi các dự án này hoàn thành đưa vào sử dụng sẽ tạo ra những thay đổi lớn cho diện mạo của huyện, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện.
    Huyện Hòa Vang nằm cận kề trung tâm thành phố Đà Nẵng, là huyện có xu hướng phát triển các khu công nghiệp và khu đô thị nhanh chóng. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 4 khu công nghiệp, một số khu du lịch sinh thái lớn. Trong đó, nổi tiếng nhất là khu du lịch Bà Nà và 5 khu đô thị mới đã được hình thành và hoạt động. Đồng thời, đang xúc tiến xây dựng các khu đô thị mới khác trên địa bàn. Điều này đã đem lại nhiều lợi ích thiết thực về đời sống kinh tế xã hội làm thay đổi bộ mặt của một huyện nông nghiệp trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong điều kiện huyện Hòa Vang được thành phố Đà Nẵng tập trung chú ý vào việc xây dựng các khu công nghiệp và khu đô thị mới thì việc sử dụng đất ngày càng hiệu quả hơn.
    Trong quá trình thực hiện quy hoạch, giải tỏa do chỉnh trang đô thị của Thành phố đã tác động rõ rệt đến bộ mặt nông thôn của huyện Hòa Vang từng bước được khang trang hơn, người dân đi lại được thuận tiện, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần từng bước được nâng cao. Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực và đúng hướng, đạt mức tăng trưởng khá. Mặc dù, diện tích đất nông nghiệp đã giảm do thu hồi đất để quy hoạch, giải toả chỉnh trang đô thị Thành phố nhưng nhìn chung đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, mức sống được nâng cao hơn so với trước khi chưa giải tỏa.
    Để tìm hiểu các chính sách giải tỏa, bồi thường và bố trí tái định cư, đánh giá đúng thực trạng triển khai của các dự án và đánh giá hiệu quả sử dụng đất của một số dự án trên địa bàn huyện Hòa Vang. Từ đó kịp thời đề xuất những giải pháp tích cực nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án trên địa bàn nghiên cứu, tôi tiến hành chọn đề tài: "Thực trạng sử dụng đất của các dự án trên địa bàn huyện Hòa Vang, Thành phố Đà Nẵng"

    2. Mục tiêu của đề tài

    2.1. Mục tiêu chung
    Nghiên cứu thực trạng sử dụng đất của các dự án, đánh giá việc thực hiện và ảnh hưởng của các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án trên địa bàn nghiên cứu.
    2.2. Mục tiêu cụ thể
    + Tìm hiểu các dự án có thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, phân nhóm và lựa chọn các dự án nghiên cứu.
    + Phân tích việc thực hiện các chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và bố trí tái định cư của các dự án được lựa chọn.
    + Đánh giá thực trạng sử dụng đất của các dự án được lựa chọn nghiên cứu.
    + Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án trên địa bàn nghiên cứu.
    3. Ý nghĩa của đề tài
    3.1. Ý nghĩa khoa học
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp thông tin về thực trạng sử dụng đất trước và sau khi thực hiện các dự án.
    3.2. Ý nghĩa thực tiễn
    Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án.
    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    [TABLE="width: 535, align: center"]
    [TR]
    [TD]Chữ viết tắt[/TD]
    [TD]Có nghĩa là[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]BQ[/TD]
    [TD]Bình quân[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]BTTH [/TD]
    [TD]Bồi thường thiệt hại[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CĐĐĐ[/TD]
    [TD]Chuyển đổi đất đai[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CNC[/TD]
    [TD]Công nghệ cao[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]CNH[/TD]
    [TD]Công nghiệp hóa[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DS[/TD]
    [TD]Dân số[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ĐTH[/TD]
    [TD]Đô thị hóa[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]ĐVT[/TD]
    [TD]Đơn vị tính[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]FAO[/TD]
    [TD]Tổ chức nông lương thế giới[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GPMB[/TD]
    [TD]Giải phóng mặt bằng[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GTĐB[/TD]
    [TD]Giải tỏa đền bù[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]HĐH[/TD]
    [TD]Hiện đại hóa[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]LĐ[/TD]
    [TD]Lao động[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UBND[/TD]
    [TD]Ủy ban nhân dân[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]UNESCO[/TD]
    [TD]Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của liên hiệp quốc[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NN[/TD]
    [TD]Nông nghiệp[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]STT[/TD]
    [TD]Số thứ tự[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TĐC[/TD]
    [TD]Tái định cư[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]THCS[/TD]
    [TD]Trung học cơ sở[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]THPT[/TD]
    [TD]Trung học phổ thông[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]XD[/TD]
    [TD]Xây dựng[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
    Bảng 3.1. Dân số và nguồn nhân lực trên địa bàn giai đoạn 2005-2009. 36
    Bảng 3.2. Thu nhập bình quân/người giai đoạn từ năm 2005-2010. 37
    Bảng 3.3. Hiện trạng sử dụng đất huyện Hòa Vang năm 2010. 42
    Bảng 3.4. Các văn bản áp dụng trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án. 43
    Bảng 3.5. Tổng hợp các dự án có liên quan đến công tác GPMB ở Huyện Hòa Vang. 46
    Bảng 3.6. Bảng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và chi phí phục vụ công tác GPMB 58
    Bảng 3.7. Bảng kinh phí bồi thường, hỗ trợ và chi phí phục vụ công tác GPMB 61
    Bảng 3.8. Thực trạng sử dụng đất trước khi thực hiện dự án. 62
    Bảng 3.9. Lượng hóa số của cải vật chất mà người nông dân và xã hội mất đi sau khi thu hồi quỹ đất trồng lúa mà chưa đưa vào sử dụng. 66
    Bảng 3.10. Bảng tổng hợp đất hiện trạng sử dụng đất trước khi thực hiện dự án. 67
    DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
    Hình 3.1. Diện tích đất vẫn chưa đưa vào sử dụng đúng mục đích sau hơn 2 năm thu hồi 65
    Hình 3.2. Thực trạng sử dụng đất trước khi thực hiện dự án. 68
    Hình 3.3. Thực trạng và tiến độ thực hiện dự án sau khi thu hồi đất 71
    DANH MỤC CÁC HỘP THÔNG TIN
    Hộp 3.1. Thông tin về một số hộ có đất nông nghiệp và đất ở bị thu hồi thuộc dự án 1. 63
    Hộp 3.2. Thông tin về một số hộ có đất NN và đất ở bị thu hồi thuộc dự án 2. 69
    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
    Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn huyện từ năm 2005 - 2009. 37
    Biểu đồ 3.2. Biểu đồ biến động đất đai năm 2005-2010. 41
    Biểu đồ 3.3. Phương án và thực trạng cơ cấu sử dụng đất sau khi thu hồi 64
    Biểu đồ 3.4. Phương án sử dụng quỹ đất thu hồi 70
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    1. Đặt vấn đề. 1
    2. Mục tiêu của đề tài 2
    2.1. Mục tiêu chung. 2
    2.2. Mục tiêu cụ thể. 2
    3. Ý nghĩa của đề tài 3
    3.1. Ý nghĩa khoa học. 3
    3.2.Ý nghĩa thực tiễn. 3
    CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 4
    1.1. Những vấn đề chung. 4
    1.2. Kinh nghiệm giải toả đền bù và bố trí tái định cư của một số quốc gia trên thế giới. 8
    1.3. Tình hình sử dụng đất vào các dự án ở Việt Nam hiện nay. 13
    1.4. Quản lý và sử dụng đất trên quan điểm phát triển bền vững. 15
    1.5. Chính sách của Nhà nước về đền bù thiệt hại cho người sử dụng đất khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. 17
    1.5.1. Những văn bản pháp quy của Nhà nước. 17
    1.5.2. Đền bù thiệt hại theo quy định hiện hành. 19
    1.6. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế bồi thường. 22
    1.7. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện công tác giải phóng mặt bằng của các dự án 24
    1.7.1. Những thuận lợi 24
    1.7.2. Những mặt hạn chế. 24
    CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
    2.1. Đối tượng nghiên cứu. 27
    2.2. Phạm vi nghiên cứu. 27
    2.2.1. Phạm vi về thời gian. 27
    2.2.2. Phạm vi không gian. 27
    2.3. Nội dung nghiên cứu. 27
    2.4. Phương pháp nghiên cứu. 27
    2.4.1. Phương pháp thu thập số liệu. 27
    2.4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu. 28
    CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 29
    3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất của địa bàn nghiên cứu. 29
    3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên. 29
    3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình. 29
    3.1.1.2 Khí hậu, thuỷ văn. 32
    3.1.1.3. Tài nguyên. 33
    3.1.2. Tình hình phát phát triển kinh tế - xã hội 35
    3.1.2.1. Dân số. 35
    3.1.2.2. Nguồn nhân lực. 36
    3.1.2.3. Thu nhập, mức sống dân cư và các vấn đề xã hội 37
    3.1.2.4. Kết cấu hạ tầng. 39
    3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất và biến động sử dụng đất từ năm 2005 đến 2010. 40
    3.2. Phân tích việc thực hiện các chính sách bồi thường GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án tại huyện Hòa Vang. 43
    3.2.1. Các văn bản, chính sách áp dụng trong quá trình thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trên địa bàn nghiên cứu. 43
    3.2.2. Thông tin chung về các dự án có thực hiện công tác bồi thường GPMB trên địa bàn nghiên cứu 45
    3.2.3. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn nghiên cứu 56
    3.2.3.1. Tình hình thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và bố trí tái định cư trên địa bàn huyện Hòa Vang 56
    3.2.3.2. Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư ở 2 dự án được lựa chọn nghiên cứu. 56
    3.2.4. Tình hình thực hiện các chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư của 2 dự án được lựa chọn nghiên cứu. 58
    3.2.4.1. Dự án Khu B – Khu dân cư Nam Cẩm Lệ. 58
    3.2.4.2. Dự án khu công nghệ cao. 60
    3.3. Đánh giá thực trạng sử dụng đất trước và sau khi thực hiện các dự án trên địa bàn nghiên cứu 62
    3.3.1. Thực trạng sử dụng đất trước và sau khi thực hiện dự án. 62
    3.3.1.1. Thực trạng sử dụng đất trước và sau khi thực hiện dự án Khu B – Khu dân cư Nam Cẩm Lệ 62
    3.3.1.2. Thực trạng sử dụng đất trước và sau khi thực hiện dự án khu công nghệ cao. 67
    3.3.2. Phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng sử dụng đất không hiệu quả của các dự án 72
    3.4. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất của các dự án trên địa bàn nghiên cứu 73
    3.4.1. Giải pháp về chính sách. 73
    3.4.2. Giải pháp về vốn. 73
    3.4.3. Giải pháp về tổ chức thực hiện. 74
    3.4.3.1. Đối với cấp Thành phố. 74
    3.4.3.2. Đối với huyện Hòa Vang. 74
    3.4.3.3. Đối với chủ đầu tư dự án. 75
    3.4.3.4. Đối với người dân. 75
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 77
    1. Kết luận. 77
    2. Kiến nghị 78
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
    PHẦN PHỤ LỤC 83
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...