Luận Văn thực trạng sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ ở việt nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    thực trạng sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ ở việt nam
    CHƯƠNG I: Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ thị trường mở​​​I-/ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

    1. Khái niệm
    Nghiệp vụ thị trường mở là một công cụ để thực hiện chính sách tiền tệ. Vì thế nghiên cứu nghiệp vụ thị trường mở trước hết chúng ta phải tìm hiểu về chính sách tiền tệ.
    Chính sách tiền tệ nhìn một cách tổng quát là một trong những chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước do Ngân hàng Trung ương chịu trách nhiệm khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ của mình thực hiện việc kiểm soát và điều tiết lượng tiền cung ứng nhằm đạt các mục tiêu: ổn định giá trị đồng tiền, tạo công ăn việc làm, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội.
    Trong một khoảng thời gian nào đó, chính sách tiền tệ của một quốc gia thường được xác định theo hai hướng:
    Trong trường hợp nền kinh tế có dấu hiệu của sự suy thoái, Ngân hàng Trung ương sẽ hoạch định theo hướng chính sách mở rộng tiền tệ, tức là tăng lượng tiền cung ứng vào lưu thông, nhằm khuyến khích đầu tư, mở rộng sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
    Ngược lại, khi nền kinh tế có dấu hiệu lạm phát gia tăng, Ngân hàng Trung ương sẽ hoạch định chính sách thắt chặt tiền tệ, tức là thu hẹp lượng tiền cung ứng trong lưu thông, nhằm hạn chế đầu tư, kìm hãm sự tăng trưởng quá mức của nền kinh tế.
    Sự tăng lên (hay giảm đi) của lượng tiền cung ứng đã chuyền tác động của nó tới giá cả, sản lượng và do đó là công ăn việc làm. Đến lượt nó những biến đổi này là nguyên nhân mở rộng hay thu hẹp tiền tệ, lãi suất vì thế cũng tăng hay giảm trở lại. Bằng cách tạo ra sự biến động về tiền tệ, mở rộng hay thu hẹp, các nhà quản lý có thể tác động gián tiếp đến các mục tiêu kinh tế vĩ mô và hướng dẫn nhu cầu tiền tệ của nền kinh tế. Như vậy, bản chất của chính sách tiền tệ là việc chủ động tạo ra các biến động về tiền tệ (xét cả về khối lượng tiền và giá tiền - lãi suất) với một mục tiêu xác định.

    2. Hệ thống mục tiêu của chính sách tiền tệ
    Mục lục​
    LỜI NÓI ĐẦU . 1

    CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ . 3

    I. Những vấn đề chung về chính sách tiền tệ . 3
    1/ Khái niệm . 3
    2/ Hệ thống các mục tiêu của chính sách tiền tệ 3
    3/ Các công cụ của chính sách tiền tệ . 5

    II. Khái quát về nghiệp vụ thị trường mở . 7
    1/ Khái niệm và cơ chế tác động . 7
    2/ Các loại nghiệp vụ thị trường mở . 8
    3/ Phương thức giao dịch trên thị trường mở 9
    4/ Ưu nhược điểm của công cụ nghiệp vụ thị trường mở 11

    CHƯƠNG II: thực trạng sử dụng công cụ nghiệp vụ thị trường mở
    trong điều hành chính sách tiền tệ ở việt nam . 13

    I. Vài nét về nghiệp vụ thị trường mở tại Việt Nam 13
    1/ Khái niệm . 13
    2/ Điều kiện về thị trường tài chính 13
    3/ Khuôn khổ pháp lý 16
    4/ Về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ 16

    II. Tình hình hoạt động thời gian qua . 18
    1/ Những kết quả bước đầu đạt được 18
    2/ Một số tồn tại và hạn chế . 20

    CHƯƠNG III: NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ CỦA CÔNG CỤ
    NGHIỆP VỤ THỊ TRƯỜNG MỞ TRONG THỜI GIAN TỚI . 24

    1/ Tăng thêm số lượng thành viên tham gia vào thị trường 24
    2/ Mở rộng hàng hoá cho nghiệp vụ thị trường mở
    cả về số lượng và chất lượng 25
    3/ Đa dạng hoá các phương thức giao dịch . 25
    4/ Củng cố và thúc đẩy các mảng thị trường khác phát triển
    để làm cơ sở cho hoạt động thị trường mở . 26
    5/ Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng kết hợp với nâng cao
    trình độ nghiệp vụ của các cán bộ ngân hàng . 27

    KẾT LUẬN . 29

    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
     
Đang tải...