Thạc Sĩ Thực trang sốt rét và một số yếu tố nguy cơ tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắc Lắc trong 02 n

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 8/12/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN
    Với tất cả tấm lòng của mình, tôi xin trân trọng cảm ơn :
    - Ban Giám hiệu Trường Đại học Tây Nguyên, Ban Lãnh đạo Viện Sốt rét
    - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn, Khoa Y Dược Trường Đại học Tây
    Nguyên, Phòng Đào tạo sau đại học Trường Đại học Tây Nguyên.
    - PGS.TS Nguyễn Xuân Thao, Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Nguyên,
    là người Thầy trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này.
    - GS.TS Đặng Tuấn Đạt, PGS.TS Triệu Nguyên Trung, PGS.TS Trần
    Xuân Mai, TS Hồ Văn Hoàng, TS Phan Văn Trọng, TS Đào Mai Luyến, TS
    Thân Trọng Quang, TS Viên Chinh Chiến đã đóng góp những ý kiến quý báu
    giúp tôi trong qua trình học tập và làm luận văn.
    - Các anh chị đồng nghiệp Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy
    Nhơn, Bộ môn Ký sinh trùng Khoa Y Dược Trường Đại học Tây Nguyên, Trung
    tâm Phòng chống Sốt rét tỉnh ĐắkLắk, Trung tâm Y tế huyện Buôn Đôn, Trạm Y
    tế xã Krông Na huyện Buôn Đôn tỉnh ĐắkLắk cùng bạn bè, gia đình đã nhiệt
    tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
    Người viết luận văn
    VÕ MINH HÙNG MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Chương 1. Tổng quan
    1.1. Lịch sử nghiên cứu bệnh sốt rét
    1.2. Chu kỳ sinh sản và phát triển của ký sinh trùng sốt rét .
    1.3. Quá trình lây truyền bệnh sốt rét
    1.4. Lâm sàng bệnh sốt rét
    1.5. Yếu tố nguy cơ trong bệnh sốt rét
    1.6. Những chỉ số ứng dụng trong dịch tễ học sốt rét .
    1.7. Đánh giá mật độ ký sinh trùng sốt rét trên tiêu bản giọt dày .
    1.8. Định nghĩa trường hợp bệnh .
    1.9. Tình hình bệnh sốt rét
    1.10. Tổng quan về các kết quả nghiên cứu
    Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
    2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
    2.2. Đối tượng nghiên cứu .
    2.3. Phương pháp nghiên cứu
    2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu .
    Chương 3. Kết quả nghiên cứu
    3.1. Thực trạng mắc sốt rét ở đối tượng nghiên cứu
    3.2. Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với mắc sốt rét ở đối
    tượng nghiên cứu .
    Chương 4. Bàn luận
    4.1. Về mẫu nghiên cứu .
    4.2. Về thực trạng hiện mắc sốt rét
    4.3. Về mối liên quan giữa một số yếu tố với sốt rét .
    Kết luận .
    1. Tỷ lệ mắc sốt rét của người dân tại xã Krông Na .
    1
    3
    3
    4
    7
    9
    10
    12
    12
    13
    14
    19
    26
    26
    26
    27
    34
    35
    35
    39
    53
    53
    54
    55
    62
    62 2. Một số yếu tố liên quan đến mắc sốt rét .
    Kiến nghị : .
    Tài liệu tham khảo.
    Phụ lục 1: Phiếu điều tra
    Phụ lục 2 : Phân vùng dịch tễ tỉnh Đắk Lắk năm 2009
    62
    63 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
    BN Bệnh nhân
    CS Cộng sự
    DCTD Di cư tự do
    KAP Kiến thức, thái độ và thực hành
    ( K: knowledge = kiến thức, A: attitude = thái độ, P: practice = thực hành).
    KSTSR Ký sinh trùng sốt rét
    PCSR Phòng chống sốt rét
    SR Sốt rét
    SRLS Sốt rét lâm sàng
    TCYTTG Tổ chức Y tế Thế giới
    DSC Dân số chung
    DTSR Dịch tễ sốt rét
    GB Giao bào
    KSTSR Ký sinh trùng sốt rét
    KTV Kỹ thuật viên
    MT-TN Miền trung và Tây nguyên
    NXB Nhà xuất bản
    PCSR Phòng chống sốt rét
    SR-KST-CT Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng
    SRLH Sốt rét lưu hành
    TB Trung bình
    TVSR Tử vong sốt rét
    TYT Trạm Y tế DANH MỤC CÁC BẢNG
    Bảng Nội dung Trang
    1.1
    Tình hình SR ở tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2008 – 2010 17
    1.2 Tình hình sốt rét tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk
    (2008 – 2010)
    18
    2.1 Các chỉ số nghiên cứu 30
    3.1 Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi trong mẫu nghiên 35
    3.2 Phân bố tỷ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu 36
    3.3 Phân bố tỷ lệ dân tộc trong mẫu nghiên cứu 36
    3.4 Phân bố tỷ lệ hiện mắc SR chung 36
    3.5 Phân bố tỷ lệ hiện mắc sốt rét chung theo dân tộc và giới tính 37
    3.6 Phân bố tỷ lệ mắc SR có KSTSR dương tính 37
    3.7 Phân bố cơ cấu KSTSR 38
    3.8 Tỷ lệ lách to ở bệnh nhân SR 38
    3.9 Phân bố tỷ lệ mắc SR chung và theo tuổi 39
    3.10 Đối tượng điều tra KAP theo giới tính và dân tộc 40
    3.11 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo giới tính 41
    3.12 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo dân tộc 42
    3.13 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo trình độ học vấn 43
    3.14 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo nghề nghiệp 43
    3.15 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo biết tiếng Kinh 44
    3.16 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về đường lây của bệnh SR 44 3.17 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về sự lây của bệnh SR 45
    3.18 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về triệu chứng của bệnh SR 45
    3.19 Phân bố tỷ lệ SR theo kiến thức về bệnh SR có thể điều trị được 46
    3.20 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về nơi điều trị của bệnh SR 46
    3.21 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về bệnh SR có thể phòng được 47
    3.22 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về ngủ màn để phòng SR 47
    3.23 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về uống thuốc phòng SR 48
    3.24 Phân bố tỷ lệ SR theo kiến thức về phun, tẩm hóa chất để phòng SR 48
    3.25 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về phát quang quanh nhà để
    phòng SR
    49
    3.26 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo kiến thức về đốt hương xua muỗi để
    phòng SR
    49
    3.27 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo thái độ về sự nguy hiểm của bệnh SR 50
    3.28 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo hành vi ngủ màn 50
    3.29 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo hành vi ngủ rẫy 51
    3.30 Phân bố tỷ lệ mắc SR theo thói quen phát quang quanh nhà 51
    3.31 Mối liên quan giữa một số yếu tố với SR qua phân tích đa biến 52 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH VẼ
    Biểu đồ/
    Hình vẽ
    Nội dung Trang
    Biểu đồ
    1.1
    Tình hình sốt rét xã Krông Na/ huyện Buôn Đôn từ 2008 –
    2010
    18
    Biểu đồ
    3.1
    Phân bố tỷ lệ nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu 35
    Biểu đồ
    3.2
    Cơ cấu KSTSR 38
    Biểu đồ
    3.3
    Tỷ lệ mắc sốt rét chung và theo tuổi 39
    Biểu đồ
    3.4
    Giới tính và dân tộc của đối tượng điều tra KAP 40
    Biểu đồ
    3.5
    Tỷ lệ mắc sốt rét theo giới tính 41
    Biểu đồ
    3.6
    Tỷ lệ mắc sốt rét theo dân tộc 42
    Hình 1.1 Chu kỳ phát triển của ký sinh trùng SR Plasmodium ở người 7
    Hình 1.2 Quá trình lây truyền bệnh sốt rét 8
    Hình 1.3 Muỗi Anopheles 11
    Hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Buôn Đôn 26 ĐẶT VẤN ĐỀ
    Bệnh sốt rét (SR) đã được Hippocrates mô tả chi tiết từ thế kỷ thứ V trước
    Công nguyên, đến nay vẫn còn là một vấn đề sức khoẻ lớn của nhân loại [1].
    Kể từ khi Laveran phát hiện và mô tả ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) trong
    máu người đến nay, rất nhiều nghiên cứu về bệnh SR đã được tiến hành, tất cả
    đều nhằm hiểu biết cặn kẽ quá trình phát sinh và phát triển của bệnh, từ đó tìm
    kiếm những chiến lược, giải pháp tối ưu góp phần hạn chế tối đa những thiệt hại
    do SR gây ra. Bệnh SR là bệnh xã hội, là gánh nặng bệnh tật đối với nhiều nước
    trên thế giới [25]. Mặc dù đã có nhiều cố gắng kiểm soát trong suốt 50 năm qua
    nhưng SR vẫn là một trong những vấn đề chính của sức khỏe cộng đồng [5].
    Từ năm 1955, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) đã có nhiều nỗ lực
    nhằm phòng chống và tiêu diệt SR (TDSR) trên toàn cầu với những yêu cầu,
    mục tiêu thích hợp cho từng quốc gia. Việt Nam đã tiến hành chiến lược này từ
    năm 1958 đến năm 1964 ở miền Bắc và diệt trừ SR ở miền Nam. Tháng 2/1991
    chiến lược phòng chống SR (PCSR) được đề xuất và hiện nay là chiến lược đẩy
    lùi SR theo xu hướng toàn cầu [4][6].
    Với tất cả những nỗ lực nêu trên, tình hình SR tại Việt Nam có những
    thay đổi đáng kể, số người chết tiếp tục giảm hàng năm. Trong năm 2009, toàn
    quốc chỉ có 26 người chết do SR, giảm 70,4% so với năm 2001. Tỷ lệ chết do
    SR năm 2009 là 0,03/100.000 dân, giảm 72,3% so vói năm 2001. Số người mắc
    SR cũng giảm hàng năm: Năm 2009, có 60.867 BNSR, giảm 74,6% so với năm
    2001; tỷ lệ mắc SR năm 2009 là 0,69/1.000 dân, giảm 77,2% so với năm 2001.
    Số bệnh nhân có KSTSR cũng giảm hàng năm: Năm 2009, có 16.130 bệnh nhân
    giảm, tỷ lệ lam có KST/lam xét nghiệm là 0,57%, giảm 77,3% so với năm 2001,
    tỷ lệ ký sinh trùng (+) 0,18/1.000 dân, giảm 80,4% so với năm 2001. Năm 2007,
    chỉ có 01 vụ dịch SR, mức độ và quy mô dịch nhỏ ở thôn bản, không có người
    chết trong vụ dịch [48]. Năm 2009, không có dịch SR được báo cáo, tuy nhiên số 2
    điểm nóng có nguy cơ dịch là rất nhiều, tình hình mắc SR trên toàn quốc nghiêm
    trọng hơn năm 2008, tăng cả về số ca mắc, số bệnh nhân có ký sinh trùng và số
    tử vong do SR [49].
    Tuy nhiên, những kết quả nói trên còn thiếu tính bền vững, những thách
    thức từ nhiều phía như cộng đồng dân cư, muỗi truyền bệnh, KSTSR, địa hình,
    địa bàn, mạng lưới y tế cơ sở và nguy cơ bùng phát dịch SR luôn tiềm ẩn tại
    tỉnh Đắk Lắk, trong đó huyện Buôn Đôn là một trong những vùng SR lưu hành
    nặng của tỉnh.
    Thống kê của Trung tâm PCSR tỉnh Đắk Lắk trong 3 năm 2006 – 2008,
    cho thấy so với toàn tỉnh thì huyện Buôn Đôn có tỷ lệ bệnh nhân SR (BN SR)
    chiếm từ 13,38% đến 15,04%; KSTSR từ 12,18% đến 17,14%. Năm 2009, toàn
    tỉnh có 2648 bệnh nhân, tỷ lệ 1,71/1000 dân, KSTSR là 1329, tại huyện Buôn
    Đôn đã có 196 BN SR, trong đó có 100 trường hợp tìm thấy KSTSR trong máu
    [48]. Riêng xã KrôngNa, năm 2009 có 73 BN SR, trong đó có 41 trường hợp có
    KSTSR trong máu. Mặt khác, huyện Buôn Đôn là huyện có biến động dân cư
    lớn, dân di cư tự do vào làm ăn sinh sống tại xã KrôngNa nhiều nên nguy cơ mắc
    và chết do SR của người dân tại các vùng này rất cao làm cho tình hình SR tại
    đây chưa ổn định.
    Từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài: “ Thực trạng sốt rét và một số
    yếu tố nguy cơ tại xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk trong 2 năm
    2010 - 2011” với các mục tiêu:
    1. Xác định tỷ lệ mắc sốt rét của cộng đồng dân cư tại xã Krông Na, huyện
    Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
    2. Xác định một số yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến mắc sốt rét ở người dân tại
    xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...