Tiểu Luận Thực trạng sở hữu chéo Ngân hàng tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ SỞ HỮU CHÉO

    1.1. Khái niệm:
    Sở hữu chéo là 2 tổ chức sở hữu cổ phần lẫn nhau. Sở hữu chéo là các khoản đầu tư tài chính do các định chế tài chính hoặc các doanh nghiệp thực hiện để sở hữu chéo vốn của nhau. Và tùy vào bối cảnh, sở hữu chéo rất đa dạng khi kết hợp mọi thành phần tham gia kinh tế: ngân hàng - doanh nghiệp sản xuất - công ty bảo hiểm - các quỹ đầu tư . Nhưng trong nhiều mối quan hệ chằng chịt đó, mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp lại là đặc biệt hơn cả.
    1.2. Phân loại sở hữu chéo:
    Theo báo cáo kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban kinh tế Quốc hội thì trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, đang tồn tại 6 hình thức sở hữu chéo. Bao gồm:
    - Ba nhóm tích cực:
    (1) Sở hữu của các NHTM nhà nước và NHTM nước ngoài tại các Ngân hàng liên doanh
    (2) Cổ đông chiến lược nước ngoài tại các NHTM
    (3) Cổ đông tại các NHTM là các Công ty quản lý quỹ
    - Ba nhóm đáng lo ngại:
    (4) Sở hữu của NHTM nhà nước tại các NHTM cổ phần
    (5) Sở hữu lẫn nhau giữa các NHTM cổ phần
    (6) Sở hữu NHTM cổ phần bởi các tập đoàn, tổng Công ty Nhà nước và tư nhân
    (Nguồn: Báo cáo Kinh tế vĩ mô 2012 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội)
    Trong đó, nổi bật là việc sở hữu ngân hàng thương mại cổ phần bởi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và tư nhân.







    CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG SỞ HỮU CHÉO TẠI VIỆT NAM

    2.1. Thực trạng sở hữu chéo tại Việt Nam
    Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có quá trình phát triển vượt bậc cả về số lượng các ngân hàng lẫn về tổng mức tín dụng trong những năm qua. Quy mô tín dụng ngân hàng so với GDP đã tăng từ 20% vào cuối những năm 1990 lên đến 136% vào cuối năm 2010. Sự tăng trưởng nhanh chóng của các ngân hàng thương mại cổ phần đã đi kèm với việc hình thành cấu trúc sở hữu chéo, và điều đó làm cho mối quan hệ giữa ngân hàng thương mại cổ phần với các tập đoàn tư nhân ngày càng trở nên phức tạp. Nhiều ngân hàng có thể được sở hữu bởi rất nhiều công ty gia đình hoặc các thành viên gia đình vốn đồng thời lãnh đạo ở các
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...