Báo Cáo Thực trạng sản xuất & khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Bống Hà, 17/4/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu

    CHƯƠNG I: MẤY VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SẢN XUẤT VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA ĐƯỜNG MÍA

    I. CÁC QUAN ĐIỂM KINH TẾ VỀ CẠNH TRANH
    1. Quan điểm về khả năng cạnh tranh của hàng hoá

    Khả năng cạnh tranh của hàng hoá là biểu hiện cao nhất và trực tiếp nhất khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nó phụ thuộc vào nhièu yếu tố. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá đựoc thể hiện ở nhiều chỉ tiêu đánh giá. Đó là những ưu thế của hàng hoá này so với các hàng hoá khác về các chỉ tiêu như chất lượng, giá cả, kiểu dáng, màu sắc, danh tiếng, nhãn hiệu có khả năng hấp dẫn khách hàng cao hơn so với các hàng hoá khác hoặc là sự tổ hợp các yếu tố đó.
    Trước hết, đó là khả năng cạnh tranh về chất lượng. Hàng hoá có khả năng cạnh tranh về chất lượng phải thể hiện được những ưu thế về các chỉ tiêu kỹ thuật, chất lượng so với những hàng hoá khác. Tiếp đến, hàng hoá có khả năng cạnh tranh về giá cả phải là những hàng hoá có giá rẻ đến mức có khả năng tăng cầu về mặt hàng đó. Còn về kiểu dáng, màu sắc, danh tiếng, nhãn hiệu của hàng hoá, để có khả năng cạnh tranh cao, các yếu tố này phải thể hiện sự đa dạng, hấp dẫn người mua . Nghĩa là, nó phải phù hợp xu hướng tiêu dùng của người tiêu dùng trên thị trường về mọi khía cạnh như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thói quen, tập quán tiêu dùng, bản sắc văn hoá .
    Công cụ để nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng hoá bao gồm: kỹ năng bán hàng, khả năng quảng cáo, thu hút và giữ khách hàng cũng như chiến lược mở rộng thị trường và chiến lược cạnh tranh. Ngoài ra còn có các công cụ khác như thay đổi sản phẩm cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng, cũng như việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm mới. Khả năng cạnh tranh của hàng hoá phụ thuộc vào đạo đức của nhà kinh doanh, những triết lý kinh doanh mà họ theo đuổi và sự tận tuỵ với khách hàng . Khả năng cạnh tranh còn tuỳ thuộc vào sự kiên trì đổi mới sản phẩm theo những đòi hỏi khắt khe của người tiêu dùng hay nói cách khác là khả năng đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp đó.
    Quá trình cạnh tranh của hàng hoá suy cho đến cùng là quá trình cạnh tranh giữa các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chính sách của Chính phủ và những cơ hội kinh doanh đã được khai thác một cách hợp lý. Một quốc gia có sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể trên với sự thuận lợi của cơ sở hạ tầng và biết khai thác cơ hội kinh doanh sẽ có thể thành công trong cuộc cạnh tranh.
    2. Quan điểm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp:
    Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể được hiểu là khả năng của doanh nghiệp trong việc mở rộng và khai thác tiềm năng thị trường, trong việc thu hút khách hàng tiêu thụ sản phẩm, đa dạng kênh phân phối, mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khả năng tạo lập uy tín và vị thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác.
    Để tạo lập sức cạnh tranh cho doanh nghiệp việc chúng ta tiến hành nghiên cứu từng đối thủ cạnh tranh trên thị trường hiện tại và trên thị trường tiền năng có thể được sử dụng như một thông tin quan trọng cho việc dự đoán trước áp lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai cũng như tương lai của ngành.
    Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu về thị phần, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn và các yếu tố tài chính, đội ngũ nhân viên lao động trực tiếp và gián tiếp, uy tín và bản sắc của doanh nghiệp.
    Thị phần của doanh nghiệp
    Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường mà doanh nghiệp bằng những nỗ lực của mình trên cơ sở tiềm lực của doanh nghiệp chiếm lĩnh được. Thị phần của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều những yếu tố khác nhau, song yếu tố cơ bản nhất đó là những nỗ lực marketing của doanh nghiệp, sau đó là phụ thuộc vào nhu cầu thị trường và nhu cầu của doanh nghiệp. Lợi nhuận trên vốn là tỷ lệ mà doanh nghiệp nào cũng hướng sự nỗ lực của mình vào đó. Khi thị phần tăng lên thì doanh nghiệp sẽ có mức lợi nhuận cao hơn và sức cạnh tranh của doanh nghiệp do đó sẽ được củng cố.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...