Tiểu Luận Thực trạng rừng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng rừng ở Việt Nam​
    Information
    PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU

    CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ


    1. Lý do chọn đề tài.
    Vốn được mệnh danh là "lá phổi " của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính hoạt động của con người gây ra.
    Trên phạm vi toàn thế giới, chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại đây, 50% diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo tính toán của các chuyên gia của Tổ chức nông - lương thế giới (FAO) thì hàng năm có tới 11,5 triệu hecta rừng bị chặt phá và bị hoả hoạn thiêu trụi trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng mới chỉ vẻn vẹn 1,5 triệu hecta. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn tới tình trạng sa mạc hoá ngày càng gia tăng. Nhiều loài động - thực vật, lâm sản quý bị biến mất trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải đối mặt với nguy cơ dần dần bị tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng thu hẹp trên quy mô lớn đã làm tổn thương "lá phổi" của tự nhiên, khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và đời sống động, thực vật.v.v .
    Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta.
    Công tác quản lí, quy hoạch tài nguyên rừng cũng có những chuyển động tích cực. Trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành các vùng trồng rừng tập trung nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Chẳng hạn, vùng Đông bắc và Trung du Bắc bộ đã trồng 300 nghìn hecta rừng nguyên liệu công nghiệp, Bắc Trung bộ có 70 nghìn hecta rừng thông. Ngoài ra, hơn 6 triệu hecta rừng phòng hộ và 2 triệu hecta rừng đặc dụng được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học; có tới 15 vườn quốc gia và hơn 50 khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng, quy hoạch và quản lí . Trong 10 năm qua, hàng năm giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt xấp xỉ 6 nghìn tỷ đồng, chiếm 5-7% giá trị sản lượng nông, lâm thuỷ sản.
    Mặc dù có những kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như trong bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, song nhìn chung chất lượng rừng ở nước ta hiện nay vẫn còn rất thấp, rừng nước ta đã ít mà trong đó có tới hơn 6 triệu hecta rừng nghèo kiệt, năng suất rừng trồng còn thấp. Đặc biệt, nguồn tài nguyên rừng nước ta vẫn tiếp tục đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng như bị huỷ hoại, suy thoái, giảm sút và mất dần tính đa dạng sinh học của rừng đã thực sự là những lời cảnh báo nghiêm khắc đối với chúng ta trong "sứ mệnh" bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi trường sống- chiếc nôi dung dưỡng sự sống của con người - nói chung. Vì vậy tôi chọn chuyên đề “ Thực trạng rừng ở Việt Nam” để nghiên cứu.

    2 Giới hạn của đề tài.
    2.1 Đối tượng nghiên cứu:
    Toàn bộ diện tích rừng trên lãnh thổ Việt Nam.
    .
    2.2 Phạm vi nghiên cứu
    Trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
    3.Mục đích nghiên cứu.
    3.1 Mục đích:
    Thực trạng rừng việt Nam.
    Đưa ra một số giải pháp bảo vệ rừng.
    Bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn bảo vệ rừng.
    3.2 Mục tiêu:
    a) Mục tiêu tổng quát:
    - Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ ổn định lâm phận các loại rừng; phát huy vai trò, lợi thế của từng loại rừng, trên cơ sở bảo tồn, sử dụng, cung cấp các dịch vụ và phát triển rừng bền vững, góp phần phát triển kinh tế và xã hội, duy trì các giá trị đa dạng sinh học của rừng, góp phần tích cực bảo vệ môi trường và thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu.
    b) Mục tiêu cụ thể:
    - 8,5 triệu hécta rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn được bảo vệ nghiêm ngặt, từng bước chấm dứt tình trạng khai thác trái phép, cháy rừng đối với hai loại rừng này.
    - Giảm căn bản tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng trái phép và thiệt hại do cháy rừng gây ra; bảo đảm kinh doanh bền vững đối với rừng
    sản xuất.
    - Xóa bỏ căn bản các tụ điểm khai thác, kinh doanh buôn bán lâm sản trái phép; chấm dứt tình trạng chống người thi hành
    công vụ.
    -Tăng độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2010, cải thiện chất lượng rừng đáp ứng yêu cầu về phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học.

    4. Tóm tắt nghiên cứu.
    -Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loại sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rùng như rừng cây lá rộng, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá kim và lá rộng, rùng lá kim, rừng tre rừng nứa, rưng ngập mặn, rừng tràm, Rừng là một tài nguyên vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Rừn là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng nhiệt đới ẩm. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một yếu tố địa lý không thể thiếu trong tự nhiên,có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo cảnh quan và tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất đai. Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế- xã hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường.
    -Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế- xã hội mà còn giữ chức năng sinh thái cực kỳ quan trọng : rừng tham gia vào qua trình điều hoà khí hậu. đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai,bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước.
    -Rừng không phải là tài nguyên vĩnh cửu nhưng cũng không phải là tài nguyên tái tạo được. Ngoài vai trò lớn lao đối với môi trường tự nhiên thì rừng còn giữ một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của mõi chúng ta. Như vậy rừng là tài nguồn sống của mỗi chúng ta, là lá phổi xanh của toàn nhân loại. Mỗi chung ta hãy biết chung tay, góp sức để bảo vệ nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng ấy .Hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ tự hào khi được bạn bè thế giới biết đến với tên “Quốc gia xanh”
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...