Thạc Sĩ Thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 31/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    ​​

    1. Sự cần thiết của đề tài

    Ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng – loại hình kinh doanh chứa đựng nhiều rủi ro. Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động từ lĩnh vực tín dụng chiếm hơn 80% thu nhập. Tuy nhiên, những rủi ro từ hoạt động tín dụng cũng gây thiệt hại lớn cho ngân hàng thậm chí làm phá sản ngân hàng.
    Trong những năm 1990 - 1997, hàng loạt các vụ án lớn làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân hàng nói riêng và tình hình kinh tế xã hội nói chung (Tamexco, Dệt Nam Định, EpCo - Minh Phụng) xuất phát từ rủi ro tín dụng. Hiện nay, mặc dù đã có nhiều biện pháp từ phía nhà nước cũng như từ phía các hệ thống các Ngân hàng thương mại, chất lượng tín dụng cũng còn chứa đựng nhiều nguy cơ rủi ro do mang nặng dấu ấn chính sách bao cấp như: Tập trung đầu tư cho Doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh đó cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực, hệ thống Ngân hàng Việt nam nói chung và Sở Giao dịch II - NHCTVN nói riêng cũng đứng trước thách thức mới và kèm theo là những rủi ro tiềm ẩn mới. Chính vì vậy vấn đề phòng ngừa rủi ro tín dụng lúc nào cũng là vấn đề mang tính thời sự. Đồng thời, việc tìm ra các biện pháp hạn chế những rủi ro mới phát sinh trở thành vấn đề sống còn với từng Ngân hàng thương mại.
    Xuất phát từ lý do trên, Tôi chọn đề tài nghiên cứu "Thực trạng rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch II - NHCTVN".
    2. Mục tiêu của đề tài
    Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được ba mục tiêu sau đây
    Thứ nhất : Làm rõ vấn đề lý luận về ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng
    Thứ hai : Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, rủi ro tín dụng, các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng và những hạn chế trong việc phòng ngừa rủi ro tín dụng tại SGDII- NHCTVN.
    Thứ ba: Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng đề xuất các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng tại SGDII- NHCTVN.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là rủi ro tín dụng và các biện pháp nhằm phòng ngừa hạn chế rủi ro.
    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng rủi ro tín dụng trong thời gian qua, từ đó đưa biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro một cách có hiệu quả.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh.
    5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu được trình bày gồm ba phần lớn:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về Ngân hàng thương mại và rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại.
    Chương 2: Thực trạng về hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch II - NHCTVN trong thời gian qua.
    Chương 3: Những biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng tại Sở Giao dịch II - NHCTVN
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...