Luận Văn Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 14/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
    MỤC LỤC BẢNG BIỂU
    LỜI MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ VẤN ĐỀ QUỐC TẾ HÓA 3
    1.1. Lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) 3
    1.1.1. Khái niệm 3
    1.1.2. Tiêu chí xác định SMEs 5
    1.1.2.1. Tiêu chí xác định SMEs của một số nước trên thế giới 5
    1.1.2.2. Tiêu chí xác định SMEs của Việt Nam 6
    1.1.2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu chí xác định SME 6
    1.2. Đặc điểm chung và vai trò của SMEs 7
    1.2.1. Đặc điểm chung của các SMEs 7
    1.2.2. Vai trò của SMEs 11
    1.2.2.1. Về khía cạnh kinh tế 11
    1.2.2.2. Về khía cạnh xã hội 14
    1.3. Lý luận về quốc tế hóa 16
    1.3.1. Tổng quan về quốc tế hóa 16
    1.3.1.1. Khái niệm quốc tế hóa và xu hướng quốc tế hóa hiện nay 16
    1.3.1.2. Đặc trưng của quốc tế hóa 19
    1.3.2. Tác động của quốc tế hóa 21
    1.3.2.1. Đối với nền kinh tế nói chung 22
    1.3.2.2. Đối với SMEs 22
    1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quốc tế hóa của SMEs 23
    1.3.4. Cơ hội và thách thức đối với SMEs khi thực hiện quốc tế hóa 24
    1.3.4.1. Những cơ hội đối với SMEs trong quá trình quốc tế hóa. 25
    1.3.4.2. Thách thức đối với SMEs. 27
    1.4. Kinh nghiệm quốc tế hóa của SMEs ở một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 29
    1.4.1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới 29
    1.4.1.1. Nhật Bản 29
    1.4.1.2. Trung Quốc 30
    1.4.1.3. Thái Lan 31
    1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 33
    1.4.2.1. Xây dựng môi trường thuận lợi cho SMEs phát triển 33
    1.4.2.2. Xác định nhóm ngành ưu tiên phát triển trong quá trình quốc tế hóa. 34
    1.4.2.3. Đẩy mạnh các biện pháp hỗ trợ SMEs 35
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUỐC TẾ HÓA CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM 37
    2.1. Quá trình hình thành và phát triển của các SMEs tại Việt Nam 37
    2.1.1. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp 40
    2.1.2. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực thương mại dịch vụ 42
    2.1.3. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn 43
    2.2. Quản lý nhà nước đối với SMEs tại Việt Nam 44
    2.2.1. Khuôn khổ pháp lý khuyến khích phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 44
    2.2.2. Cơ quan quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ 46
    2.2.3. Các tổ chức hỗ trợ và hiệp hội của doanh nghiệp vừa và nhỏ 47
    2.3. Tình hình quốc tế hóa của SMEs của Việt Nam 47
    2.3.1. Mở rộng nguồn vốn và tăng cường đổi mới công nghệ 47
    2.3.1.1. Tình hình mở rộng nguồn vốn và tiếp cận các nguồn tài chính 47
    2.3.1.2. Áp dụng và đổi mới công nghệ 51
    2.3.2. Nâng cao năng lực quản lý và phát triển nguồn nhân lực 55
    2.3.2.1. Nâng cao năng lực quản lý và lập chiến lược kinh doanh 55
    2.3.2.2. Phát triển đội ngũ nhân lực 58
    2.3.3. Mở rộng thị trường và xây dựng sức mạnh thương hiệu 60
    2.3.3.1. Khả năng tìm kiếm và tiếp cận thị trường mới 60
    2.3.3.2. Khả năng tạo dựng và bảo vệ thương hiệu doanh nghiệp 62
    2.4. Đánh giá tình hình quốc tế hóa của SMEs của Việt Nam 64
    2.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quốc tế hóa của SMEs Việt Nam 64
    2.4.2. Những thành tựu đã đạt được trong thời gian qua 65
    2.4.3. Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân 66
    2.4.4. Cơ hội và thách thức trong thời gian tới 68
    CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GIÚP CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VIỆT NAM THỰC HIỆN QUỐC TẾ HÓA 70
    3.1. Phương hướng phát triển SMEs Việt Nam trong tương lai 70
    3.1.1. Quan điểm phát triển chung 70
    3.1.2. Phương hướng phát triển 73
    3.2. Một số giải pháp thúc đẩy quá trình quốc tế hóa của SMEs Việt Nam 76
    3.2.1. Giải pháp về phía Nhà nước 76
    3.2.2. Đối với các hiệp hội 88
    3.2.3 Đối với các doanh nghiệp 89
    KẾT LUẬN 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) có vai trò rất to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của các nước. Việc phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm bớt chênh lệch giàu nghèo, hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp lớn, duy trì và phát triển ngành nghề truyền thống
    Đối với Việt Nam, một đất nước đang phát triển, chưa có nhiều doanh nghiệp lớn thì vai trò của các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại càng quan trọng hơn nữa. Thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến hết năm 2009, SMEs Việt Nam hiện chiếm 97% tổng số doanh nghiệp cả nước, đóng góp hơn 40% vào GDP và đang ngày càng khẳng định vai trò không thể thiếu của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước .
    Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay, quá trình toàn cầu hóa, khu vực hóa đã bước sang một giai đoạn phát triển mới với tốc độ hết sức nhanh chóng và sâu sắc, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới đã tạo ra không ít cơ hội cho các doanh nghiệp nói chung và những doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng, mặt khác lại đặt các doanh nghiệp vào tình thế phải cạnh tranh khốc liệt hơn.
    Là thành phần kinh tế chủ yếu của nước ta, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần ý thức được tầm quan trọng của việc quốc tế hóa đối với bản thân họ nói riêng và đối với đất nước nói chung, cũng như những cơ hội và thách thức mà họ phải đối mặt trong quá trình quốc tế hóa. Việc quốc tế hóa và hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ đòi hỏi có sự thay đổi mạnh mẽ từ phía chính phủ, mà còn đòi hỏi có sự thay đổi cơ bản trong chính các doanh nghiệp vừa và nhỏ để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, nhằm tận dụng các cơ hội và giảm thiểu các thách thức có thể xảy ra.
    Xuất phát từ thực tiễn đó, em đã chọn đề tài “Thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt nam” cho bài khóa luận của mình.

    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Khóa luận phân tích tình hình quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam trong thời gian qua, trên cơ sở đó tập hợp và đề xuất một số kiến nghị nhằm tiếp tục khuyến khích và thúc đẩy quá trình quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là lý luận và thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời khóa luận cũng nghiên cứu quá trình quốc tế hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại một số nước Châu Á khác: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan.
    Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận giới hạn nghiên cứu quá trình quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế từ năm 2004 đến nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Khóa luận sử dụng các công cụ phân tích, tổng hợp, so sánh từ dãy số liệu thống kê thu thập được. Bên cạnh đó, khóa luận còn tham vấn ý kiến của các nhà doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách, các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
    5. Kết cấu khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo và phần kết luận, khóa luận được trình bày trong 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về doanh nghiệp vừa và nhỏ và vấn đề quốc tế hóa
    Chương 2: Phân tích thực trạng quốc tế hóa của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam
    Chương 3: Phương hướng và một số kiến nghị tạo thuận lợi, giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam thực hiện quốc tế hóa
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...