Luận Văn Thực trạng quản trị nhãn hiệu trong doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Mit Barbie, 7/1/12.

  1. Mit Barbie

    Mit Barbie New Member

    Bài viết:
    2,273
    Được thích:
    1
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Trong một vài năm gần đây, vấn đề xây dựng và quản trị nhãn hiệu sản phẩm thường xuyên được đề cập đến trong các diễn đàn về doanh nghiệp cũng như các phương tiện thông tin đại chúng. Việc xây dựng nhãn hiệu cho sản phẩm cũng đang được coi là mốt của nhiều doanh nghiệp hiện nay. Tuy nhiên, có thể thấy hầu hết những hoạt động nó mới chỉ dừng lại ở bề ngoài mà chưa thực sự đi vào bản chất của xây dựng và quản trị nhãn hiệu. Điều này là do các doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của quản trị nhãn hiệu với sự thành bại của mình cũng như chưa có sự quan tâm đúng mức đối với công tác quản trị nhãn hiệu.
    Xuất phát từ thực tế đó, chuyên đề này nghiên cứu thực trạng xây dựng và quản trị nhãn hiệu trong các doanh nghiệp Việt nam, so sánh với mô hình xây dựng nhãn hiệu lý thuyết để thấy rõ sự khác biệt qua đó đề xuất một số kiến nghị đối với việc xây dựng nhãn hiệu trong các doanh nghiệp Việt nam.
    Chuyên đề tập trung nghiên cứu 3 vấn đề
    (1) Hệ thống hoá và phát triển lý luận về quản trị nhãn hiệu sản phẩm có tính đến đặc trưng của các doanh nghiệp Việt nam. Trong đó, tác giả tập hợp, so sánh một số mô hình quản trị nhãn hiệu phổ biến và tổng hợp thành một mô hình lý thuyết cho việc xây dựng và quản trị nhãn hiệu trong doanh nghiệp Việt nam.
    (2) Đánh giá khái quát thực trạng quản trị nhãn hiệu sản phẩm của một số doanh nghiệp thuộc đối tượng nghiên cứu. Việc đánh giá thực trạng quản trị nhãn hiệu này căn cứ vào mô hình lý thuyết nói trên, bằng cách so sánh để xác định khoảng cách giữa nhận thức, thực trạng và lý thuyết về quản trị nhãn hiệu.
    (3) Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả quản trị nhãn hiệu trong các doanh nghiệp Việt nam. Các giải pháp này được đề xuất giữa vào việc đánh giá khoảng cách giữa nhận thức và thực trang quản trị nhãn hiệu với mô hình lý thuyết về quản trị nhãn hiệu nhằm giảm thiểu khoảng cách này.
    Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là công tác quản trị nhãn hiệu sản phẩm trong các doanh nghiệp Việt nam thuộc phạm vi nghiên cứu trong mối quan hệ với uy tín và mức độ thành công của doanh nghiệp.
    Phạm vi nghiên cứu của chuyên đề được giới hạn trong các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng một số mặt hàng tiêu dùng như dệt may, giày dép, nước giải khát, rượu bia và bánh kẹo trên thị trường nội địa tại là Hà nội và một số tỉnh lân cận như Hải phòng, Hà Tây. Công tác quản trị nhãn hiệu ở đây ở đây được hiểu là phân tích, thiết kế, bảo vệ và phát triển nhãn hiệu sản phẩm. Chuyên đề không xem xét vấn đề giá trị tài chính của nhãn hiệu. Chuyên đề cũng không đi sâu vào khía cạnh luật pháp của nhãn hiệu.
    Chuyên đề vận dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng, đi từ lý luận đến thực tiễn, sử dụng cả phương pháp diễn giải và quy nạp trong quá trình nghiên cứu.
    Về phương pháp thu thập dữ liệu, chuyên đề sử dụng cả phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp như điều tra và phỏng vấn chuyên gia. Bên cạnh những nguồn các tài liệu sẵn có về vấn đề nhãn hiệu như sách, tài liệu chuyên ngành, báo, tạp chí, kết quả điều tra được công bố, cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, chuyên đề chủ yếu sử dụng những dữ liệu thu thập được từ doanh nghiệp bằng phương pháp điều tra sử dụng bảng câu hỏi.
    Phương pháp cụ thể nghiên cứu thực trạng quản trị nhãn hiệu trong doanh nghiệp Việt nam được trình bày trong Phần 2.

    MỤC LỤC
    MỤC LỤC 1
    DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU 2
    MỞ ĐẦU 3
    1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NHÃN HIỆU SẢN PHẨM 5
    1.1 Khái niệm nhãn hiệu 5
    1.2 quản trị nhãn hiệu 6
    1.2.1 Phân tích môi trường 6
    1.2.2 Các quyết định về nhãn hiệu 11
    1.2.3 Thiết kế nhãn hiệu 12
    1.2.4 Bảo hộ nhãn hiệu 29
    1.2.5 phát triển nhãn hiệu 31
    2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NHÃN HIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 43
    2.1 Phương án nghiên cứu thực trạng quản trị nhãn hiệu trong các doanh nghiệp Việt nam 43
    2.2 Đánh giá thực trạng quản trị nhãn hiệu trong doanh nghiệp Việt nam 45
    2.2.1 Về hoạt động phân tích môi trường 45
    2.2.2 Về việc ra các quyết định về nhãn hiệu 46
    2.2.3 Về hoạt động thiết kế nhãn hiệu 48
    2.2.4 Về hoạt động bảo hộ nhãn hiệu 52
    2.2.5 Về hoạt động phát triển nhãn hiệu 55
    3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÃN HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP 59
    3.1 Kiến nghị về phía doanh nghiệp 59
    3.1.1 Về hoạt động phân tích môi trường 59
    3.1.2 Về hoạt động thiết kế nhãn hiệu 60
    3.1.3 Về hoạt động bảo hộ nhãn hiệu 62
    3.1.4 Về hoạt động phát triển nhãn hiệu 63
    3.2 Kiến nghị về phía Nhà nước 65
    3.2.1 Dịch vụ tra cứu nhãn hiệu đã đăng ký 65
    3.2.2 Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu 67
    3.2.3 Các quy định về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm 67
    3.2.4 Quản lý nhà nước về nhãn hiệu sản phẩm 68
    KẾT LUẬN 69
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 70


    DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
    Hình 1 1: Cam kết nhãn hiệu 15
    Hình 2 1: Tỉ trọng doanh nghiệp thực hiện gắn nhãn hiệu cho sản phẩm 47
    Hình 2 2: Tỉ trọng doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thiết kế nhãn hiệu 49
    Hình 2 3: Cách thức thực hiện các hoạt động thiết kế nhãn hiệu 50
    Hình 2 4: Tỉ lệ doanh nghiệp theo thành phần của nhãn hiệu 51
    Hình 2 5: Tỉ lệ doanh nghiệp theo thành phần của dấu hiệu nhãn hiệu 52
    Hình 2 6: Tỉ lệ doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuếch trương nhãn hiệu 55
    Hình 2 7: Cách thức doanh nghiệp thực hiện các hoạt động khuếch trương nhãn hiệu 56
    Hình 2 8: Tỉ lệ doanh nghiệp sử dụng các yếu tố của liên tưởng thứ cấp 57
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...