Thạc Sĩ Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Tiền Gian

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường Đại học Tiền Giang​
    Information

    MS: LVQLGD027
    SỐ TRANG: 115
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2008


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Đất nước ta đang bước vào những năm đầu của thế kỷ 21 với mục tiêu đẩy
    mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, thực hiện mục
    tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để thực hiện được
    mục tiêu trên, vai trò của giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng rất quan
    trọng. Chính phủ Việt Nam đưa ra định hướng: “Tiếp tục nâng cao chất lượng toàn
    diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học Phát huy tinh thần độc lập suy nghĩ
    và sáng tạo của học sinh và sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học
    vấn và tay nghề ” [7].
    Trong bối cảnh nước ta gia nhập vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO), thị
    trường lao động hậu WTO mở ra nhiều cơ hội cho sự phát triển nhưng cũng không
    ít thách thức. Muốn phát triển trên các lĩnh vực, ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh, là
    điều kiện cần thiết, là chìa khóa mở ra thế giới tri thức, là công cụ để thu nhận thông
    tin, là phương tiện phát triển các mối quan hệ quốc tế. Vì thế, việc dạy và học tiếng
    Anh cần được cải tiến để đạt mục tiêu “người học sử dụng được tiếng Anh như một
    công cụ trong nghiên cứu cũng như trong công tác, trong cuộc sống hàng ngày”. So
    với nhiều nước thì số thầy giáo, cô giáo, các nhà khoa học, các cán bộ quản lý giáo
    dục và sinh viên (SV) các trường đại học ở nước ta sử dụng tiếng Anh thông thạo
    còn ít. Đây là một trong những trở ngại hiện nay trong tiến trình hội nhập quốc tế
    của các trường đại học Việt Nam [14, tr. 20- 30].
    Trong thời gian qua, việc dạy và học, việc quản lý dạy và học tiếng Anh ở các
    trường đại học nói chung và trường Đại học Tiền Giang (ĐHTG) nói riêng còn
    nhiều bất cập. Giảng viên (GV) phần lớn chỉ nặng về truyền thụ kiến thức đơn thuần
    và sử dụng phương pháp dạy học theo kiểu truyền thống: chú trọng việc dạy văn
    phạm và từ vựng riêng lẻ, các bài tập được lặp đi lặp lại một cách máy móc; yêu cầu
    SV phải học thuộc lòng một cách thụ động, chưa mang lại hứng thú cho SV. Công
    tác quản lý chưa được quan tâm thích đáng, mỗi GV giảng dạy theo cách riêng của
    mình, không có sự phối hợp, không có giáo trình chung, chưa cập nhật, còn thiếu
    trang thiết bị phục vụ việc dạy và học; việc kiểm tra, đánh giá chất lượng bộ môn
    chưa thực hiện đầy đủ và khoa học. Nói cách khác, việc đầu tư và quản lý cho việc
    dạy học tiếng Anh trong các trường đại học chưa được chú trọng. Từ một số lý do
    nêu trên, chất lượng dạy và học tiếng Anh của SV tại các khoa không chuyên ngữ
    trường ĐHTG còn hạn chế. Hệ quả là đại đa số SV, dù đạt được điểm cao trong
    học tập vẫn không sử dụng được tiếng Anh đã học được, nên khả năng giao tiếp
    kém.
    Trước thực tế đó, đề tài “Quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa
    không chuyên ngữ tại trường ĐHTG” được thực hiện.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở khảo sát thực trạng quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa
    không chuyên ngữ tại trường ĐHTG – tỉnh Tiền Giang, đề tài đề xuất các biện pháp
    quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở cơ sở đào tạo này.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    3.1. Nghiên cứu tài liệu làm cơ sở lý luận của đề tài
    3.2. Thực trạng công tác quản lý việc dạy môn tiếng Anh ở các khoa không
    chuyên ngữ tại trường ĐHTG, tỉnh Tiền Giang.
    3.3. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa
    không chuyên ngữ tại trường ĐHTG, tỉnh Tiền Giang.

    4. Đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu
    4.1. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không
    chuyên ngữ.

    4.2. Khách thể nghiên cứu

    + Các cán bộ quản lý.
    + Các GV giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ.
    + 400 SV năm thứ nhất và năm thứ hai ở các khoa không chuyên ngữ tại
    trường ĐHTG, tỉnh Tiền Giang

    5. Giả thuyết nghiên cứu

    Nếu có những biện pháp quản lý phù hợp đối với việc giảng dạy tiếng Anh
    thì kết quả dạy và học tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ sẽ được nâng lên về
    nhận thức và thái độ.

    6. Phạm vi và địa bàn nghiên cứu
    6.1. Phạm vi nghiên cứu

    Công tác quản lý việc giảng dạy tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại
    05 khoa của trường ĐHTG – tỉnh Tiền Giang: Khoa Sư phạm, Khoa Công nghệ,
    Khoa Cơ bản, Khoa Kỹ thuật, Khoa Kinh tế XH.

    6.2. Địa bàn nghiên cứu

    + Tổ bộ môn tiếng Anh ở các khoa không chuyên ngữ tại trường ĐHTG – tỉnh
    Tiền Giang.
    + 400 SV năm thứ nhất và năm thứ hai ở 05 khoa không chuyên ngữ: Khoa
    Sư phạm, Khoa Công nghệ, Khoa Cơ bản, Khoa Kỹ thuật, Khoa Kinh tế Xã hội
    trường ĐHTG.

    7. Các phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

    Sử dụng phương pháp thu thập các tài liệu, đọc sách, tham khảo các công
    trình nghiên cứu có liên quan để hình thành cơ sở lý luận cho đề tài.

    7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến

    *Phiếu trưng cầu ý kiến sơ khảo:
    Trên cơ sở tham khảo những đề tài có liên quan đã được nghiên cứu trước
    đây, phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi mở về vấn đề quản lý có liên quan đến đề tài:
    Nội dung, giáo trình giảng dạy, đội ngũ GV, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất
    - kỹ thuật, cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng môn tiếng Anh của SV.
    * Phiếu trưng cầu ý kiến chính thức có 3 loại:
    + Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho cán bộ quản lý, gồm có 16 câu.
    + Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho các GV bộ môn tiếng Anh, gồm có 28 câu.
    + Phiếu trưng cầu ý kiến dành cho SV, gồm có 26 câu.
    Phát và thu phiếu điều tra tham khảo ý kiến 400 SV năm thứ nhất và năm thứ
    hai ở 05 khoa không chuyên ngữ: Khoa Sư phạm, Khoa Công nghệ, Khoa Cơ bản,
    Khoa Kỹ thuật, Khoa Kinh tế Xã hội trường ĐHTG. Trước khi phát phiếu, người
    nghiên cứu đều có hướng dẫn cách trả lời các câu hỏi điều tra để đảm bảo thông tin
    thu được đúng với yêu cầu của người nghiên cứu.

    7.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

    Nhằm tổng kết kết quả đạt được về bộ môn tiếng Anh của SV mỗi khoa theo
    phân loại: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, yếu.
    Đưa ra các nhận xét cho từng năm học (hoặc học kỳ) về kết quả học tập bộ
    môn tiếng Anh của SV.

    7.4. Phương pháp toán thống kê

    Xử lý số liệu

    8. Kế hoạch nghiên cứu

    - Tháng 2, 3/2007: Chọn đề tài. Thông qua thầy hướng dẫn. Đọc tài liệu, viết
    đề cương nghiên cứu. Thông qua thầy hướng dẫn và nộp đề cương nghiên cứu.
    - Tháng 4, 5/2007: Thu thập số liệu.
    - Tháng 6, 7/2007: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến.
    - Tháng 8, 9/2007: Lấy ý kiến và xử lý số liệu.
    - Tháng 10, 11/2007: Hoàn tất phần lý luận của đề tài.
    - Tháng 3/2008: Hoàn thành đề tài.
    - Tháng 4/2008: Báo cáo và chỉnh sửa luận văn lần cuối. Trình luận văn.
    - Tháng 10/2008: Bảo vệ luận văn theo kế hoạch của nhà trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...