Thạc Sĩ Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL quận 6 TPHCM và một số giải

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL quận 6 TPHCM và một số giải pháp​
    Information
    MS: LVQLGD070
    SỐ TRANG: 123
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: DDHSP TPHCM
    NĂM: 2008



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    Trong bối cảnh toàn cầu hóa khi nước ta có đội ngũ lao động lành nghề, trình
    độ cao sẽ là điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư nước ngoài. Từ đó, sẽ thúc đẩy
    kinh tế phát triển. Trong khoảng 30 năm trở lại đây, lợi thế cạnh tranh và tăng tốc
    phát triển thuộc về những quốc gia có lực lượng lao động được đào tạo thích hợp
    với công nghệ hiện đại. Sự thành công của Trung Quốc và các nước phát triển thành
    “con rồng” là một minh chứng.
    Dân số đông cùng với giá thuê lao động và đất đai rẻ chỉ là lợi thế ngắn hạn
    của Việt Nam, còn về lâu dài cần phải chú ý đến chất lượng của nguồn lao động.
    Lợi thế ấy không chỉ là số lượng người lao động trong xã hội mà còn là chất lượng,
    trình độ chuyên môn, khả năng và thể lực của người lao động cũng như về cơ cấu
    lao động.
    Là một nước đang phát triển, Việt Nam chỉ có thể sớm thoát khỏi cảnh nghèo
    nàn, lạc hậu, rút ngắn được khoảng cách tụt hậu so với các nước phát triển nếu có
    lực lượng lao động được đào tạo có hệ thống và khoa học, tiếp thu có sáng tạo được
    những thành tựu khoa học công nghệ (KHCN) hiện đại.
    Giáo dục đào tạo (GD&ĐT) cùng với khoa học công nghệ (KHCN) là quốc
    sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, cải thiện nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu
    phát triển đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH).
    Thế nhưng, để nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho nhu cầu phát triển đất nước tiến
    tới một nuớc cơ bản có nền công nghiệp hiện đại vào năm 2020, chúng ta còn gặp
    nhiều khó khăn, tồn tại về nhiều mặt trong đó có đào tạo. Những năm gần đây,
    chúng ta được nghe nói nhiều về chất lượng đào tạo còn yếu kém của nước ta qua
    nhiều kênh truyền thông đại chúng. Để khắc phục những tồn tại yếu kém này, nhiều
    nhà khoa học, nhiều nhà giáo dục có tâm huyết đã lên tiếng hiến kế, góp ý xây
    dựng, nhằm chấn hưng lại nền giáo dục nước nhà. Trong số những việc đã làm được
    của nhân dân và Nhà nước là việc thực hiện cải cách giáo dục ở nước ta. Do đó, Luật giáo dục Việt Nam năm 1998, Luật giáo dục Việt Nam sửa đổi năm 2005,
    Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 đến 2010 đã lần lượt ra
    đời.
    Một thực tế hiện nay là chúng ta còn thiếu trầm trọng đội ngũ cán bộ, công
    chức có đủ năng lực, trình độ đảm đương được công việc, nhất là khả năng sử dụng
    ngoại ngữ và tin học vào công tác. Trong khi các tập đoàn kinh tế nước ngoài đổ bộ
    vào Việt Nam, đa phần đều sử dụng tiếng Anh là chủ yếu mà chúng ta lại chưa có
    đủ lực lượng thông thạo ngoại ngữ này để có thể đáp ứng kịp thời yêu cầu của công
    việc. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng quản lý (QL) giảng dạy tiếng Anh trong
    các nhà trường hiện nay đặt ra cho các nhà lãnh đạo, QL giáo dục các cấp là cần
    thiết để đáp ứng được xu thế phát triển của đất nước. Đây cũng chính là vấn đề hết
    sức cấp thiết khi nước ta đã chính thức trở thành thành viên WTO nhằm đủ sức cạnh
    tranh trong nhiều lĩnh vực như đào tạo, kinh tế, xã hội . Chính vì vậy việc QL giảng
    dạy môn tiếng Anh ở bậc Trung học cơ sở (THCS) công lập (CL) và các bậc học
    khác trong giai đoạn hiện nay có vai trò quan trọng và cần được nghiên cứu nghiêm
    túc, toàn diện, chuyên sâu để nhanh chóng đúc kết thành những cơ sở lý luận, vận
    dụng có hiệu quả vào thực tiễn đời sống xã hội trong giai đoạn hiện nay. Từ những
    lý do trên, đề tài “THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VIỆC GIẢNG DẠY MÔN
    TIẾNG ANH Ở MỘT SỐ TRƯỜNG THCS CL QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ
    CHÍ MINH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP” được nghiên cứu.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Trên cơ sở khảo sát thực trạng của công tác QL việc giảng dạy môn tiếng
    Anh ở một số trường THCS CL Quận 6 (Q.6) Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM),
    người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng chất lượng việc giảng dạy
    môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP.HCM.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu

    * Nghiên cứu cơ sở lý luận của công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh.
    * Thực trạng công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường
    THCS CL Q.6 TP. HCM và phân tích các nguyên nhân dẫn đến thực trạng. * Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác QL việc
    giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM.

    4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    4.1. Khách thể nghiên cứu

    Cán bộ quản lý (CBQL), giáo viên (GV) và học sinh (HS) ở Q.6 TP. HCM.

    4.2. Đối tượng nghiên cứu

    Thực trạng công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường
    THCS CL Q.6 TP. HCM.

    5. Giả thuyết nghiên cứu

    Công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6
    TP. HCM vẫn chưa cao, còn những tồn tại cần khắc phục như: HS ít được rèn luyện
    về kỹ năng nghe nói, thiên về kỹ năng đọc viết nhiều. Nếu khắc phục được những
    tồn tại này thì công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở các trường THCS CL
    Q.6 TP. HCM sẽ được cải thiện nhiều hơn góp phần nâng cao kỹ năng học tiếng
    Anh tại địa phương.

    6. Phạm vi nghiên cứu

    - Tác giả chỉ nghiên cứu về công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở
    một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM.
    - CBQL, GV, HS ở 8 trường THCS CL tại Q.6 TP. HCM.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

    Thu thập tài liệu, đọc sách, tham khảo các công trình nghiên cứu có liên quan
    đến đề tài qua nhiều phương tiện thông tin báo, đài, Internet . Từ đó, tổng hợp lại
    để làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài.

    7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò

    -Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến dựa trên cơ sở lý luận, mục đích nghiên
    cứu. Trong đó gồm các bảng câu hỏi:
    +Câu hỏi dành cho CBQL, GV màng lưới, Tổ trưởng chuyên môn
    (TTCM) tiếng Anh ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM. +Dành cho GV ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM.
    +Dành cho HS ở một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM.
    Phương pháp này được tiến hành qua việc thu thập thông tin bằng “phiếu
    thăm dò ý kiến” đối với một số CBQL và một số GV, HS ở các trường: THCS CL
    Bình Tây, THCS CL Nguyễn Đức Cảnh, THCS CL Đoàn kết, THCS CL Phú Định,
    THCS CL Nguyễn Văn Luông, THCS CL Lam Sơn, THCS CL Hậu Giang, THCS
    CL Phạm Đình Hổ. Số phiếu phát ra là 490 phiếu của HS và số phiếu thu về là 484
    phiếu HS, 27 phiếu CBQL và 45 phiếu GV dạy tiếng Anh.

    7.3. Phương pháp phỏng vấn :

    Nhóm phương pháp này được tiến hành qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với các
    CBQL, GV, HS các trường THCS CL trong địa bàn Q.6 nhằm nhận định, thu thập
    những thông tin bổ ích cho đề tài nghiên cứu.
    Thông qua phương pháp phỏng vấn để tìm hiểu từng đối tượng về hoạt động
    công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh.

    7.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng:

    - Dựa trên các số liệu thống kê được về chất lượng học lực của học sinh HS
    về bộ môn tiếng Anh qua từng năm học gần đây; về thực trạng QL hoạt động giảng
    dạy bộ môn tiếng Anh của HT qua các nguồn của Phòng GD&ĐT Q.6, nhằm đưa ra
    những nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng và giải pháp quản lí hoạt động
    giảng dạy của HT các trường THCS CL tại Q.6.
    -Nhận xét kết quả về hoạt động công tác QL việc giảng dạy môn tiếng Anh ở
    một số trường THCS CL Q.6 TP. HCM.
    -Tổng kết về tỉ lệ phần trăm (%) đạt được qua kết quả khảo sát.
    -Phân loại : Tốt, khá, đạt, không đạt ở các địa bàn nghiên cứu.

    7.5. Phương pháp toán thống kê:

    Dùng phương pháp toán thống kê để phân tích và xử lý số liệu nhằm định
    lượng kết quả nghiên cứu, dựa trên phần mềm SPSS for Win 11.5.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...