Thạc Sĩ Thực trạng quản lý việc duy trì sỉ số học sinh tại các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý việc duy trì sỉ số học sinh tại các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại TP Hồ Chí Minh​
    Information

    MS: LVQLGD028
    SỐ TRANG: 86
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2008


    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Vai trò vị trí của giáo dục đào tạo trong sự nghiệp phát triển kinh tế -xã hội của nước ta

    Trong công cuộc công nghiệp hóa (CNH), Hiện đại hóa (HĐH) đất nước
    “những chính sách, giải pháp đúng trong phát triển giáo dục và đào tạo phải
    hướng tới hình thành một nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
    công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong thời đại ngày nay”(1)
    - Nguồn nhân lực là một bộ phận của nguồn vốn cho công nghiệp hóa,
    hiện đại hóa cũng cần được huy động và sử dụng có hiệu quả như các nguồn
    vốn khác (tài nguyên thiên nhiên, tài sản cố định, tích lũy từ nhiều thế hệ, vị
    trí địa lý, nhiều loại vốn hữu hình, vô hình khác v.v .). Hơn thế nữa, nguồn
    nhân lực còn cần được bồi dưỡng, phát triển để tăng thêm giá trị cho con
    người, thông qua những yếu tố như giáo dục và đào tạo, sức khỏe và dinh
    dưỡng, môi trường việc làm, trong đó giáo dục và đào tạo là cơ sở cho những
    yếu tố khác.
    - Nguồn nhân lực là nguồn vốn quý giá nhật, có vai trò quyết định sự
    thành công của công cuộc CNH, HĐH nếu ta biết bồi dưỡng, phát huy và sử
    dụng nguồn nhân lực có hiệu quả. Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc vv là
    những nước nghèo về tài nguyên thiên nhiện, nhưng đã thành công trong công
    cuộc CNH, vì đã biết phát triển nguồn nhân lực của mình, đào tạo nguồn nhân
    lực có trình độ thành thạo về kỹ thuật, thương mại, quản lý v.v . tạo ra lợi thế
    mới về năng suất lao động và đạt được hiệu suất tư bản cao; những nước này
    không có mỏ than, sắt nhưng lại xây dựng được ngành luyện kim hùng hậu
    bậc nhất trên thế giới. Từ đó, tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục – đào tạo
    hướng vào CNH, HĐH được cụ thể hóa thêm với một số nhận thức mới sau
    đây: - Sự phát triển GD-ĐT phải hướng tới hình thành nguồn nhân lực có chất
    lượng mới, đòi hỏi GD-ĐT phải gắn liền với thị trường sức lao động của công
    cuộc CNH, HĐH, bố trí lại ngành nghề, xác định chất lượng đào tạo mới,
    thiết kế lại nội dung chương trình. Điều quan trọng là người tốt nghiệp có khả
    năng thích ứng và cơ động trước những biến đổi của thị trường sức lao động.
    - Sự phát triển GD-ĐT nhằm đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đòi hỏi nhà
    trường cũng phải được công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với những đặc
    điểm của GD-ĐT. Đặc biệt phải nhanh chóng đổi mới phương pháp đào tạo,
    phương pháp tổ chức quản lý, làm cho nhà trường có đủ sức hấp dẫn thu hút
    thêm sự đầu tư của nhà nước, sự đóng góp của xã hội, tạo điều kiện cho nhà
    trường nâng cao được khả năng “tự thân vận động”.
    - Sự phát triển GD-ĐT ngày nay đòi hỏi xây dựng được mối quan hệ liên
    thông rộng rãi với thế giới, làm cho nền giáo dục có khả năng tiếp nhận và
    chọn lọc các thành tựu tiền tiến về GD-ĐT của thế giới, tạo điều kiện nâng
    cao chất lượng nguồn nhân lực tiếp cận với những chuẩn mực quốc tế.
    - Sự phát triển GD-ĐT phải đáp ứng những yêu cầu phát triển cao và
    bền vững của kinh tế-xã hội. Do vậy phải phấn đấu xây dựng nền giáo dục
    nước ta thành một nền giáo dục tiền tiến theo kịp sự phát triển của các nước
    trong khu vực và trên thế giới.
    Cùng với sự phát triển manh mẽ của hệ thống giáo dục quốc dân, những
    năm qua, nhiều trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề
    đã được thành lập và đi vào hoạt động, nâng tổng số các trường trong cả nước
    đạt khoảng:
    - Hơn 400 trường đại học, cao đẳng
    - 300 trường trung cấp chuyên nghiệp
    Đó là chưa kể các trường sau đây do Bộ Lao động –Thương binh –Xã
    hội quản lý trực tiếp gồm:
    - 4 trường đại học sư phạm kỹ thuật
    - 3 trường Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Nghề và hơn 80 trường cao
    đẳng nghề, khoảng 200 trường trung cấp nghề vừa được đổi tên
    và nâng cấp sau khi luật dậy nghề có hiệu lực.

    1.2. Sự phát triển của hệ thống các trường TCCN ngoài công lập tại Tp.HCM với nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực

    Trong sự phát triển chung của đất nước, tại TP HCM, một số trường
    cũng được thành lập và đang đi vào hoạt động. Riêng các trường Trung cấp
    chuyên nghiệp ngoài công lập đến nay đã có 23 trường, trong tổng số 37
    trường TCCN toàn thành phố, các trường này vừa đào tạo nguồn nhân lực có
    trình độ Trung cấp cho TP HCM, vừa cho các tỉnh khác với những ai có nhu
    cầu muốn theo học ở trình độ này.


    1.3. Tính cấp thiết của đề tài

    1.3.1 Công tác tuyển sinh hàng năm của các trường TCCN ngoài công
    lập có ý nghĩa và tầm quan trọng đối với việc ổn định và phát triển của
    trường.

    +) Trường ngoài công lập có quyền bình đẳng như các trường công lập
    khác trong mọi hoạt động của mình, điều này đã được luật pháp quy định.
    Nhưng về mặt tài chính thì trường ngoài công lập phải hoàn toàn tự lo liệu và
    giải quyết, miễn sao những hoạt động tài chính của trường phải tuân thủ đúng
    những quy định chung của nhà nước. được thể hiện thông qua những chính
    sách và những nguyên tắc về quản lý tài chính.
    Nguồn tài chính của các trường ngoài công lập được tạo nên chủ yếu
    từ các nguồn sau đây: - Từ việc góp vốn của các nhà sáng lập trường, của các thành viên Hội
    đồng quản trị và có thể từ các cổ đông.
    - Từ nguồn thu học phí của học sinh hàng năm là chủ yếu.
    - Ngoài ra có thể còn có từ một vài nguồn thu phụ khác, liên kết đào tạo
    v.v
    +) Để bảo đảm cho nhà trường ngoài công lập tồn tại, đứng vững và
    phát triển, trường cần phải có một nguồn tài chính ổn định và không ngừng
    tăng trưởng hàng năm. Nguồn tài chính này phụ thuộc rất nhiều vào việc thu
    học phí của học sinh, do vậy công tác tuyển sinh hàng năm có ý nghĩa rất
    quan trọng đối với hoạt động của nhà trường ngoài công lập.

    1.3.2. Việc duy trì sĩ số hàng năm, hạn chế tình trạng bỏ học sau khi
    nhập học có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và đứng vững của trường.

    Từ thực tế trên, việc duy trì sĩ số học sinh ở từng năm học của trường
    được xem như một giải pháp cực kỳ quan trọng, vừa có ý nghĩa để duy trì
    hoạt động đào tạo, vừa có ý nghĩa cho việc ổn định và gia tăng nguồn thu tài
    chính của trường, là tiềm lực cho sự phát triển mọi mặt hoạt động khác. Vì
    vậy, sau khi đã hoàn thành việc tuyển sinh cho từng năm học, quá trình đào
    tạo sẽ được tiến hành theo kế hoạch của từng trường. Nhưng một thực tế diễn
    ra ở các trường Trung cấp chuyên nghiệp, dạy nghề nói chung và ở các trường
    trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập nói riêng là số học sinh bỏ học ngang
    chừng chiếm một tỷ lệ khá cao, thông thường từ 15-30% sĩ số học sinh của
    một khóa học, vì lý do dễ hiểu là – có rất nhiều lý do (tiêu cực, cũng như tích
    cực) để dẫn dắt một học sinh đến học ở một trường TCCN và như vậy cũng
    có nhiều lý do để học sinh bỏ học sau một thời gian ngắn vào học ở trường.
    - Nếu có được những giải pháp hữu hiệu để duy trì sĩ số học sinh, thì
    điều đó có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại, đứng vững và phát triển
    của các trường TCCN ngoài công lập. vì vậy tôi chọn đề tài này để nghiên cứu, mong tìm được những giải pháp hữu hiệu hơn với hy vọng góp một phần
    nhỏ nào đó vào việc giải quyết những vấn đề bức xúc hiện nay đang tồn tại ở
    các trường TCCN nói chung và các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài
    công lập nói riêng tại TP HCM.

    1.3.3. Sơ lược về những vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu
    Chiến lược phát triển kinh tế –xã hội của Việt Nam tới năm 2010 dự
    kiến là một quốc gia:

    - Có nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững.
    - Xã hội ổn định, đảm bảo công bằng và đời sống cao cho nhân dân.
    - Giữ gìn bản sắc truyền thống và văn hóa Việt Nam
    - Có nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, hội nhập toàn diện
    vào nền kinh tế thế giới, có khả năng cạnh tranh quốc tế.
    - Có đặc điểm của một xã hội công nghiệp và dựa vào trí thức trong vòng
    20 năm tới.
    Tầm nhìn này được thể hiện bằng những mục tiêu cụ thể:
    - Xóa đói, giảm nghèo
    -Phổ cập giáo dục THCS
    - Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng từ 1/3 xuống còn 20-25%
    - Tăng tuổi thọ trung bình từ 68 lên 70-75 tuổi.
    - GDP tăng gấp 2 lần vào năm 2010, thông qua tăng trưởng kinh tế hàng
    năm lên 8%
    - Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm từ 25%-16%; tỷ trọng công
    nghiệp tăng từ 35%-40%; tỷ trọng dịch vụ tăng từ 40%-43%.
    Để thực hiện những mục tiêu trên, chiến lược phát triển Giáo dục và Đào
    tạo 2001-2010 đã nêu ra bối cảnh, thời cơ và những thách thức mới cho nền
    giáo dục nước nhà, -Mục tiêu chung: - Giáo dục – đào tạo con người Việt Nam phát triển
    toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; trung
    thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi
    dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng
    và bảo vệ tổ quốc.
    - Mở rộng quy mô đi đôi với coi trọng chất lượng giáo dục – đào tạo và
    hiệu quả sử dụng, đáp ứng nhu cầu nhân lực trước mắt và lâu dài của sự
    nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, bồi dưỡng nhân tài, nâng cao
    dân trí, đáp ứng nhu cầu học tập của mọi tầng lớp nhân dân, tiến tới một xã
    hội học tập.
    Thực hiện mục tiêu trên, những năm qua hệ thống các trường lớp được
    phát triển mạnh mẽ và không ngừng mở rộng, đặc biệt là các trường ngoài
    công lập từ đại học, cao đẳng, đến trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề nhằm
    đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước,
    với mong muốn đến năm 2010, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các trình độ
    đạt tỷ lệ sau:
    - Cao đẳng, đại học, sau đại học : 6%
    - Trung cấp chuyên nghiệp : 8%
    - CNKT : 26%
    Tổng cộng : 40%
    Thực tế hiện nay, tỷ lệ trên đang mất cân đối khá mạnh, dẫn đến tình
    trang thừa Thày, thiếu thợ đặc biệt là những CNKT có tay nghề bậc cao,
    Nhưng không vì thế mà việc tuyển sinh ở các trường Trung cấp chuyên
    nghiệp, dạy nghề (nay là trung cấp nghề) bớt đi những khó khăn.
    Do nhận thức chưa đầy đủ, hoặc do những tác động về mặt tâm lý, nhiều
    học sinh và cả gia đình họ đều không muốn cho con, em mình vào học ở các
    trường Nghề hoặc ở trường TCCN, nhiều học sinh chỉ vào học ở các trường này khi không còn cách nào khác. Vì thế ngay cả khi đã vào học nghề, học
    sinh vẫn chưa thực sự yên tâm để học tập và sẵn sàng bỏ học ngang chừng khi
    có điều kiện mới thích hợp và được cho là tốt hơn.
    - Tình trạng bỏ học nhiều sau một thời gian ngắn vào học đang là một
    thực tế và là điều bức xúc hiện nay ở các trường trung cấp chuyên nghiệp
    ngoài công lập tại TP HCM, tạo ra những khó khăn cho hoạt động đào tạo và
    thâm hụt về mặt tài chính của trường, đôi khi rất khó giải quyết Vì thế, việc
    duy trì sĩ số học sinh ở các trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài công lập tại
    TPHCM , đang là vấn đề làm đau đầu các nhà quản lý ở các trường này. Do
    vậy, mỗi trường đều cố gắng tìm biện pháp giải quyết theo cách riêng của
    mình, theo kiểu gặp đâu giải quyết đó, công việc mang tính chất sự vụ, chạy
    theo công việc hàng ngày diễn ra, miễn sao hạn chế việc bỏ học chừng nào
    hay chừng đó nhằm duy trì sĩ số học sinh.

    1.4. Về bản thân người nghiên cứu

    - Là hiệu trưởng của một trường TCCN ngoài công lập nên tôi có được
    những điều kiện cần thiết để giải quyết trực tiếp những vấn đề liên quan đến
    học sinh.
    - Bản thân cũng đã có được những thực tế nhất định trong việc quản lý
    một nhà trường TCCN nên sẽ giúp cho việc thực hiện đề tài này.

    2. Mục đích nghiên cứu

    - Làm rõ thực trạng quản lý về việc duy trì sĩ số học sinh của một số
    trường ngoài công lập tại TP HCM
    - Đề xuất được những giải pháp phù hợp, có hiệu quả cho việc duy trì sĩ
    số học sinh.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    3.1. Khách thể nghiên cứu - Hoạt động về duy trì sĩ số học sinh của Hiệu trưởng, Cán bộ quản lý,
    Giáo viên, học sinh học sinh một số trường trung cấp chuyên nghiệp ngoài
    công lập ở TP HCM.
    3.2. Đối tượng nghiên cứu
    - Thực trạng quản lý việc duy trì sĩ số học sinh tại các trường trung cấp
    chuyên nghiệp ngoài công lập ở TP HCM.

    4. Nhiệm vụ nghiên cứu

    4.1. Làm rõ cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nghiên cứu
    4.2. Thực trạng quản lý việc duy trì sĩ số học sinh ở một số trường
    TCCN Ngoài công lập tại TP HCM.
    4.3. Đề xuất một số giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh tại các
    trường TCCN ngoài công lập ở TP HCM trong thời gian tới.

    5. Giới hạn nghiên cứu

    Đề tài chỉ nghiên cứu thực trạng và giải pháp quản lý việc duy trì sĩ số
    học sinh tại 4 trường ở khóa học 2005 và 2006:
    Trường TH TT Kinh tế – Kỹ thuật Sài Gòn.
    Trường TH Dân lập Kinh tế – Kỹ thuật Vạn Tường.
    Trường TH Dân lập Công nghệ thông tin Sài Gòn.
    Trường Trung học TT Tin học –Kinh tế Sài Gòn

    6. Giả thuyết nghiên cứu

    - Trên cơ sở khảo sát thực trạng để đưa ra các giải pháp quản lý sẽ giúp
    cho việc duy trì sĩ số học sinh trong quá trình đào tạo tại các trường TCCN
    ngoài công lập, tạo điều kiện cho việc ổn định hoạt động của nhà trường.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm mục đích thu thập tư liệu để
    xây dựng tổng luận nghiên cứu của đề tài.
    7.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến lãnh đạo trường,
    cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhằm mục đích làm rõ thực trạng và giải
    pháp quản lý việc duy trì sĩ số học sinh tại các trường TCCN ngoài công lập
    ở TP HCM với mẫu nghiên cứu đại diện ở mỗi trường chọn: 10 cán bộ quản
    lý, 20 giáo viên, 150 học sinh với cách chọn ngẫu nhiên,
    Kết quả điều tra được xử lý theo phương pháp tính tỷ lệ phần trăm.
    7.3. Phương pháp tọa đàm (trò chuyện): đối với học sinh, giáo viên, cán
    bộ quản lý và lãnh đạo trường nhằm bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng
    phiếu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...