Luận Văn Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ.

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU 3
    PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THAN VÀ VLXD BẮC PHÚ MỸ 5
    1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sản xuất than và VLXD Bắc Phú Mỹ 5
    1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty. 5
    1.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bản. 5
    1.2. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý tại Công ty cổ phần sản xuất than và VLXD Bắc Phú Mỹ 6
    1.2.1. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ. 9
    PHẦN 2: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THAN VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG BẮC PHÚ MỸ 13
    2.1. Khái niệm và phân loại vốn kinh doanh trong doanh nghiệp. 13
    2.1.1. Khái niệm 13
    2.1.2. Phân loại vốn kinh doanh. 13
    2.2. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. 17
    2.2.1.Hiệu quả sử dụng vốn cố định. 17
    2.2.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 18
    2.3. Phân tích tình hình sử dụng và quản lý vốn ở công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ. 19
    2.3.1. Đánh giá khái quát tình hình quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ. 19
    2.3.2.Đánh giá việc quản lý và sử dụng vốn tại công ty. 21
    PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHO VIỆC QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THAN VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG BẮC PHÚ MỸ 34
    3.1. Đánh giá chung tình hình quản lý và sử dụng vốn ở công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ. 34
    3.1.1. Những kết quả đạt được. 34
    3.1.2. Những điểm còn tồn tại ở công ty. 35
    3.2. Những đề xuất hoàn thiện cho công tác quản lý và sử dụng vốn ở công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ. 35
    3.2.1. Các giải pháp cụ thể. 36
    3.2.2. Giải pháp chung cho công ty. 38
    3.2.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 39
    3.2.4.Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. 39
    KẾT LUẬN .41
    CÁC PHỤ LỤC 42




    LỜI MỞ ĐẦUTrong những năm gần đây cùng với sự chuyển mình của công cuộc đổi mới đất nước, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đang từng bước mở rộng quan hệ hàng hoá - tiền tệ nhằm tạo ra những sản phẩm đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Hơn thế nữa xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa trên thế giới đã đặt ra rất nhiều thử thách với các doanh nghiệp.
    Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải có một lượng vốn nhất định và nguồn tài trợ tương ứng. Song việc sử dụng vốn như thế nào để có hiệu quả cao mới là nhân tố quyết định cho sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy đối với bất cứ một doanh nghiệp nào, sử dụng vốn sản xuất nói chung đều phải quan tâm đến hiệu quả mà nó mang lại.
    Trong điều kiện nền kinh tế có nhiều thành phần kinh tế cùng song song tồn tại và cạnh tranh gay gắt với nhau. Cùng với đó nhà nước không còn bao cấp đối với các doanh nghiệp nhà nước. Mặt khác trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý hiện nay, các doanh nghiệp thực sự là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự tổ chức quá trình sản xuất kinh doanh, tự chủ về vốn. Do đó, để tồn tại và phát triển đứng vững trong cạnh tranh thì bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm tới vấn đề tạo lập, quản lý và sử dụng vốn sản xuất kinh doanh sao cho có hiệu quả nhất. Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của vốn và thông qua quá trình thực tập tai Công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ, em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ”.
    Nội dung chính của bài gồm 3 phần:
    Phần 1: Tổng quan về công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ.
    Phần 2: Thực trạng quản lý và sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất than và VLXD Bắc Phú Mỹ.
    Phần 3: Đánh giá chung và một số đề xuất hoàn thiện công tác quản lý sử dụng vốn tại công ty cổ phần sản xuất than và VLXD Bắc Phú Mỹ.
    Trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ, em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các anh chị phòng kế toán, tài chính của công ty và được sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Nguyễn Thị Hoa đã giúp em nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, hiểu biết về thực tế quản lý và sử dụng vốn và đồng thời giúp em hoàn thành báo cáo thực tập này.
    Do hạn chế về thời gian và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn ít, đồng thời đây cũng là một chuyên đề khá phức tạp nên bài báo cáo của em còn rất nhiều điểm hạn chế. Vì vậy em rất mong sẽ nhận được những chỉ bảo, đóng góp ý kiến của thầy cô để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
    Em xin chân thành cảm ơn !

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]Sinh viên thực tập
    Nguyễn Thị Giang
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT THAN VÀ VLXD BẮC PHÚ MỸ1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần sản xuất than và VLXD Bắc Phú Mỹ1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
    Công ty Cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ được thành lập theo luật doanh nghiệp và quyết định số: 1641/QDD-BXD ngày 20/10/2006 của Bộ xây dựng. Số vốn điều lệ của công ty là 5.500(triệu đồng).
    - Tên đầy đủ của công ty: công ty cổ phần sản xuất than và vật liệu xây dựng Bắc Phú Mỹ
    - Trụ sở chính: số 15, ngõ 848 đường Bạch Đằng – Thanh Lương – Hai Bà Trưng – Hà Nội
    - Điện thoại: 04.39840482
    - Fax: 04.39840482
    - Email: [email protected]
    - Mã số thuế: 0105001667
    Bước đầu hoạt động Công ty đã tạo dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên kỹ thuật lành nghề, có nhiều kinh nghiệm, cần cù chịu khó, đoàn kết một lòng, luôn đề ra phương hướng tiến tới và từng bước đi sâu đáp ứng được yêu cầu của ban Lãnh đạo Công ty là: đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng uy tín trên thị trường nên tiếp cận được nhiều khách hàng lớn.
    1.1.2. Một số chỉ tiêu kinh tế cơ bảnBảng 1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 – 2011
    [TABLE="align: right"]
    [TR]
    [TD]Đơn vị tính: triệu đồng
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    [TABLE="width: 612"]
    [TR]
    [TD][​IMG]Năm
    Chỉ tiêu
    [/TD]
    [TD]Năm 2010
    [/TD]
    [TD]Năm 2011
    [/TD]
    [TD="colspan: 2"]Chênh lệch
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Số tiền
    [/TD]
    [TD]Tỷ lệ(%)
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Doanh thu thuần
    [/TD]
    [TD]43.641
    [/TD]
    [TD]63.332
    [/TD]
    [TD]19.691
    [/TD]
    [TD]45
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Giá vốn
    [/TD]
    [TD]42.337
    [/TD]
    [TD]61.549
    [/TD]
    [TD]19.212
    [/TD]
    [TD]45
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Lãi tức gộp
    [/TD]
    [TD]1.304
    [/TD]
    [TD]1.783
    [/TD]
    [TD]479
    [/TD]
    [TD]37
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. CP bán hàng
    [/TD]
    [TD]379
    [/TD]
    [TD]470
    [/TD]
    [TD]91
    [/TD]
    [TD]24
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. CP quản lí DN
    [/TD]
    [TD]233
    [/TD]
    [TD]146
    [/TD]
    [TD]-87
    [/TD]
    [TD]-37
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Lợi nhuận từ HĐKD
    [/TD]
    [TD]411
    [/TD]
    [TD]1.043
    [/TD]
    [TD]632
    [/TD]
    [TD]154
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7. Tổng lợi nhuận
    [/TD]
    [TD]402
    [/TD]
    [TD]1.027
    [/TD]
    [TD]625
    [/TD]
    [TD]61
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8. Thuế thu nhập
    [/TD]
    [TD]50
    [/TD]
    [TD]204
    [/TD]
    [TD]154
    [/TD]
    [TD]308
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9. Lợi nhuận ròng
    [/TD]
    [TD]352
    [/TD]
    [TD]821
    [/TD]
    [TD]469
    [/TD]
    [TD]133
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
    (nguồn: báo cáo tài chính của công ty)
    Qua bảng trên ta thấy: kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2010 và năm 2011 như sau: doanh thu thuần của công ty đã tăng 19.691triệu đồng, tương ứng tăng 45%, hay lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 632 triệu đồng, với tỉ lệ tăng 154%. Để đạt được kết quả này, công ty đã phải cố gắng, nỗ lực, phấn đấu không ngừng nâng cao về chuyên môn, nắm bắt nhanh và tìm hiểu nhu cầu của thị trường, trên cơ sở phù hợp ngành nghề mình kinhh doanh.
    Mặc dù doanh thu thuần cũng như lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2011 của công ty đã tăng nhanh nhưng có thể thấy rằng chi phí bán hàng của công ty tăng không nhiều, tương ứng là 91 triệu đồng, tăng 24%. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp lại giảm khá nhiều, tương ứng giảm gần 37% cho thấy công ty đã quản lý chi phí này rất hiệu quả. Doanh thu tăng cũng thể hiện các sản phẩm của công ty đã được khách hàng tin tưởng lựa chọn.
    1.2. Đặc điểm tổ chức công tác quản lý tại Công ty cổ phần sản xuất than và VLXD Bắc Phú Mỹ Công ty cổ phần sản xuất than và VLXD Bắc Phú Mỹ là đơn vị hạch toán độc lập về quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh. Công ty đã tổ chức một bộ máy quản lý phù hợp có đầy đủ các phòng ban chức năng rất năng động trong việc nghiên cứu thị trường, Công ty áp dụng chế độ Quản đốc với bộ máy tham mưu là Phó Giám Đốc, các Trưởng phó phòng ban và quản đốc phân xưởng. Trình độ quản lý công ty đạt mức cao, các cán bộ quản lý đều được đào tạo qua các trường Đại học có uy tín trên cả nước, còn người lao động lành nghề đã được học tại các trường Cao đẳng về kỹ thuật, dạy nghề chuyên sâu.
    Công ty tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến nên từng nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban được thể hiện qua sơ đồ sau:






    Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty

    [TABLE="align: left"]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2, align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD][/TD]
    [TD="colspan: 2, align: left"][​IMG][/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


































    Giám đốc Công ty: Là người lãnh đạo, quản lý và chỉ huy cao nhất trong công ty. Là người phân công trách nhiệm và quyền hạn cho các cán bộ, tổ chức sản xuất theo yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng. Là người ra quyết định kỷ luật hay khen thưởng đối với các sự việc, hiện tượng có liên quan tới công ty. Là người trực tiếp ký kết các hợp đồng kinh doanh, cân đối lao động theo kế hoạch điều tiết lao động theo tay nghề.
    Phó Giám đốc thường trực: Thay mặt Giám đốc giải quyết những công việc được uỷ quyền khi Giám đốc đi vắng, phụ trách một số phòng ban và phân xưởng.
    Phòng kế toán: Thực hiện việc hạch toán kinh tế, thu thập các số liệu, chứng từ liên quan để phản ánh vào các sổ sách kế toán, cung cấp thông tin kịp thời cho việc ra quyết định của Giám đốc. Tập hợp các chi phí để tính giá thành. Kiểm tra, phân tích hoạt động kinh tế để tìm ra các biện pháp tiết kiệm chi phí và giảm giá thành.
    Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện mọi hoạt động hành chính quản trị công ty, lập kế hoạch sử dụng lao động đúng chức năng, để đạt hiệu quả tốt nhất, tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ và nâng cao tay nghề cho công nhân, tiến hành khai thác, tuyển dụng lao động theo quy chế, thực hiện các quy chế thưởng phạt cho cán bộ công nhân viên theo các quyết định của Giám đốc công ty và quản đốc phân xưởng.
    Phòng kinh doanh: Xây dựng kế hoạch, soạn thảo các hợp đồng kinh tế, triển khai việc thực hiện bán và giao nhận hàng, đồng thời thu tiền những khách hàng lớn ở xa kèm những chứng từ quy định. Nghiên cứu nhu cầu hàng hoá trên thị trường mà khả năng công ty có thể lắp ráp, bảo hành, sửa chữa, cung cấp được sản phẩm, tiếp thị và phát triển mở rộng thị trường. Tất cả các văn bản giao dịch với khách hàng trước khi xác nhận để thự hiện phải được Giám đốc ký duyệt. Định kỳ nộp báo cáo kết quả bán hàng công nợ theo quy định.
    Phòng kế hoạch: Có chức năng tìm hiểu nhu cầu thị trường, khách hàng để đề xuất các đặc tính phù hợp của sản phẩm, liên hệ với khách hàng và thực hiện bảo hành sau khi bán hàng. Thực hiện điều độ quá trình nhập mua nguyên vật liệu, lập định mức tiền lương cho từng công đoạn và tổng thể của từng loại sản phẩm.
    Phòng bán hàng: Tổ chức nhận nhập hàng hoá vào kho hoặc chuyển hàng tới các cơ sỏ đại lý, đảm bảo đúng chủng loại đối với hàng hoá xuất bán hoặc mang ra ngoài nhà máy có phiếu từ Giám đốc công ty ký duyệt.
    Phòng kế hoạch vật tư: Chịu trách nhiệm quản lý, cung ứng vật liệu, tài sản cố định cho các bộ phận sửa chữa, lắp ráp, soạn thảo đơn hàng và tìm nhà cung cấp vật liệu. Lập kế hoạch mua các loại hàng hoá kinh doanh, vật tư phục vụ cho quá trình bảo hành, sửa chữa, lắp ráp theo kế hoạch được giao định kỳ và đột xuất phát sinh, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, đủ số lượng yêu cầu, tổ chức nhận hàng vào kho hoặc cung cấp hàng cho các cơ sở đại lý. Lập kế hoạch sản xuất thường kỳ theo kế hoạch bán hàng, hợp đồng kinh tế đã đăng ký và các đơn hàng đột xuất. Tất cả các văn bản giao dịch, kế hoạch trước khi thực hiện phải được Giám đốc phê duyệt. Định kỳ phải nộp báo cáo hàng tồn kho và công nợ phải trả trình Giám đốc.
    Quản đốc nhà máy (Quản đốc phân xư
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...