Luận Văn Thực trạng quản lý và sử dụng vốn lưu động tại công ty vinamilk

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 21/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    Trong nền kinh tế cạnh tranh quyết liệt, muốn tồn tại và phát triển được thì đòi hỏi doanh nghiệp phải có một sức mạnh về tài chính cụ thể là vốn.Vốn là biểu hiện vật chất không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong việc mở rộng quy mô về chiều sâu và chiều rộng của mỗi doanh nghiệp.
    Vì thế doanh nghiệp phải luôn đảm bảo vốn cho hoạt động của mình, không ngừng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, từ đó doanh nghiệp mới có thể tăng lợi nhuận, tăng thu nhập để tồn tại và phát triển.
    Như vậy, nâng cao hiệu quả vốn kinh doanh là một yêu cầu khách quan, cấp thiết của mỗi doanh nghiệp, phù hợp với quy luật tiết kiệm, đáp ứng được yêu cầu của chế độ hạch toán.Nhận thức được tầm quan trọng của vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp, nhóm em đã chọn đề tài:“TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG CỦA VỐN LƯU ĐỘNG TRONG THỰC TẠI”


    Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG

    1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
    1.1.1 Khái niệm.
    Trong quá trình sản xuất kinh doanh, bộ phận chủ yếu của đối
    tượng lao động cấu thành nên thực thể của sản phẩm và một bộ phận khác sẽ hao phí mất đi cùng với quá trình kinh doanh. Do các đối tượng lao động trực tiếp tham gia cấu tạo nên thực thể sản phẩm nên hình thái vật chất sẽ bị thay đổi và chỉ tham gia một lần vào chu kỳ sản xuất kinh doanh. Sang kỳ kinh doanh tiếp theo doanh nghiệp sẽ phải sử dụng đối tượng lao động mới.
    Đối tượng lao động phục vụ sản xuất trong doanh nghiệp gồm:
    Vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục như
    nguyên vật liệu, năng lượng, động lực.
    Vật tư nằm trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang). Hai bộ phận trên biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động.
    Ngoài ra để lưu thông được sản phẩm phải chi một số tiền tương ứng với một số công việc như: chọn lọc đóng gói, xuất giao một số sản phẩm thanh toán với khách hàng.
     Vậy: Số tiền ứng trước về tài sản lưu động hiện có và đầu tư ngắn hạn của doanh nghiệp để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh được bình thường liên tục gọi là vốn lưu động
    1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động.
    Tham gia vào một chu kỳ kinh doanh.
    Thay đổi hình thái vật chất ban đầu để cấu tạo nên thực thể sản phẩm.
    Giá trị luân chuyển một lần vào giá thành sản phẩm làm ra.
    1.1.3 Phân loại vốn lưu động
    1.1.3.1- Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong qúa trình sản xuất kinh doanh
    Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất (Vdt) gồm:
    Nguyên vật liệu chính hay bán thành phẩm mua ngoài: là những loại nguyên vật liệu khi tham gia vào sản xuất chúng cấu tạo nên thực thể sản phẩm.
    Nguyên vật liệu phụ: là những loại vật liệu giúp cho việc hình thành sản phẩm làm cho sản phẩm bền hơn đẹp hơn.
    Nhiên liệu: là những loại dự trữ cho sản xuất có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho quá trình sản xuất như than, củi, xăng dầu .
    Vốn phụ tùng thay thế: là giá trị của những chi tiết, phụ tùng, linh kiện máy móc thiết bị dự trữ phục vụ cho việc sửa chữa hoặc thay thế những bộ phận của máy móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...