Thạc Sĩ Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường tr

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự nhiên ở một số trường trung học phổ thông tại thành phố Cần Thơ​
    Information
    MS: LVQLGD092
    SỐ TRANG: 91
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    NĂM: 2010



    Information


    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài.

    Thế kỷ XXI đã được khởi đầu bởi sự bùng nổ của tri thức, khoa học và công nghệ. Toàn cầu hóa,
    CNTT và công nghệ sinh học, nền kinh tế tri thức đang làm thay đổi mọi lĩnh vực hoạt động của con
    người.
    Các tri thức đang thâm nhập vào mọi mặt của cuộc sống. Các bước ngoặt lớn trong quá trình phát
    triển của xã hội loài người đang được đánh dấu bằng những tri thức mới. Nền kinh tế của mỗi quốc gia có
    thịnh vượng hay không phụ thuộc vào việc sử dụng tài sản trí tuệ và các nguồn lực khoa học, công nghệ.
    Sự phát triển nhanh chóng của kinh tế - xã hội, những nhu cầu về nguồn lực lao động có trình độ cao
    đòi hỏi GD phải thay đổi. GD phải tập trung vào con người và sự phát triển của con người. Ở mỗi quốc
    gia, xã hội đang đòi hỏi một hệ thống GD mới với nội dung GD và phương pháp GD phù hợp, thích nghi
    được với môi trường xã hội luôn thay đổi nhanh chóng.
    Sự bùng nổ của CNTT nói riêng và khoa học công nghệ nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự
    phát triển của tất cả các ngành trong đời sống xã hội. Trong bối cảnh đó, nếu muốn nền GD phổ thông đáp
    ứng được đòi hỏi cấp thiết của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; nếu muốn việc dạy học
    theo kịp cuộc sống, chúng ta nhất thiết phải cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng CNTT và
    các thiết bị dạy học hiện đại, phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập
    của HS để nâng cao chất lượng đào tạo. Không chỉ đối với GV mà HS cũng phải biết tiếp cận nguồn thông
    tin to lớn luôn được xử lý hiệu quả với máy tính và mạng internet.
    Ứng dụng CNTT vào dạy học là một trong những mục tiêu lớn được ngành GD đặt ra trong giai đoạn
    hiện nay và là một mục tiêu chính đã được nghị quyết TW2, khóa VIII chỉ ra rất rõ ràng cụ thể:
    "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện
    thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện
    vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của HS Phát triển mạnh
    phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên".
    CNTT và truyền thông với công nghệ multimedia, internet, đã và đang làm thay đổi cách thức dạy
    và học với các phương châm mới về dạy học.
    Sau một thời gian khởi động khá dài, ngành GD Việt Nam đã bắt đầu chủ trương đẩy mạnh ứng dụng
    CNTT vào giáo dục với sự kiện năm học 2008-2009 được Bộ GD&ĐT chọn là “Năm học đẩy mạnh ứng
    dụng CNTT ”. Sự kiện này đã làm cho việc đưa CNTT vào trường học trở thành một nhiệm vụ trọng
    tâm và thường xuyên của ngành GD.
    Ngày nay, máy tính và mạng internet đã có mặt ở hầu hết trường THPT. Nhiều phần mềm dạy học
    được đưa vào sử dụng, cánh cửa đi vào tri thức của nhân loại được mở rộng thông qua internet đã phần nào xóa đi khoảng cách giữa các trường ở trung tâm thành phố và các trường ở vùng nông thôn nói riêng,
    giữa các trường học ở Việt Nam và các trường học trên thế giới nói chung.
    Trong bối cảnh đó, ngành GD thành phố Cần Thơ đã chỉ đạo các trường THPT trong thành phố ứng
    dụng CNTT vào dạy và học từ những năm đầu của thế kỷ 21. Việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các
    môn học của HT các trường THPT thuộc thành phố Cần Thơ đã đạt một số thành tựu. Số lượng bài giảng
    có sử dụng CNTT tăng về số lượng, chất lượng, được các trường cải tiến, cập nhật thường xuyên. Công
    tác quản lý về mặt chuyên môn, CSVC có nhiều tiến bộ. CSVC được trang bị ngày càng nhiều Tuy
    nhiên vẫn còn một số bất cập như: tiêu chí đánh giá chất lượng của một bài giảng có ứng dụng CNTT
    chưa nhất quán, mỗi đơn vị có một cách đánh giá riêng. Thậm chí, có hiện tượng lạm dụng CNTT, sử
    dụng các thí nghiệm ảo để thay thế cho thí nghiệm thực hành. Một số đơn vị còn lúng túng trong việc xử
    lý thông tin như: lưu trữ, phổ biến Đặc biệt, chưa tận dụng được thế mạnh của CNTT đang tạo ra một
    môi trường dạy đặc biệt là môi trường mạng Nhìn chung, tính hiệu quả của công tác quản lý ứng dụng
    CNTT vào dạy các môn học của HT các trường THPT tại thành phố Cần Thơ vẫn chưa cao. Thực tiễn GD
    đang đòi hỏi HT các trường THPT cần phải có những cải tiến, đổi mới về công tác quản lý sao cho phù
    hợp với đặc điểm của các môn KHTN và khoa học xã hội để việc ứng dụng CNTT thực sự đáp ứng được
    nhu cầu của GD thành phố, thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ GD&ĐT. Vì vậy, trong khả năng giới hạn của
    mình, tôi chọn đề tài “Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy các môn khoa học tự
    nhiên ở một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ”.

    2. Mục đích nghiên cứu.

    Trên cơ sở khảo sát thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN bậc THPT
    của một số trường THPT tại thành phố Cần Thơ hiện nay; đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần
    nâng cao hiệu quả của công tác quản lý của HT các trường THPT về lĩnh vực này.

    3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.

    3.1 Khách thể nghiên cứu.

    Công tác quản lý trường học của HT trường THPT tại thành phố Cần Thơ.

    3.2 Đối tượng nghiên cứu.

    Công tác quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN ở một số trường THPT tại thành phố
    Cần Thơ.

    4. Giả thuyết khoa học.

    Việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN của HT các trường THPT thuộc thành phố
    Cần Thơ đã đạt một số thành tựu. Nếu thực hiện quản lý dựa trên các tiêu chí và theo hệ thống thì chất
    lượng dạy có ứng dụng CNTT của các môn KHTN được nâng cao.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Thiết lập cơ sở lý luận của đề tài.

    - Khảo sát thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT vào dạy học các môn KHTN của HT ở một
    số trường THPT tại thành phố Cần Thơ
    - Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy học các
    môn KHTN bậc THPT tại thành phố Cần Thơ.

    6. Phương pháp nghiên cứu.

    6.1. Phương pháp luận.

    6.1.1 Quan điểm hệ thống – cấu trúc.
    Công tác quản lý nhà trường là một hệ thống gồm nhiều thành tố, trong đó công tác quản lý việc ứng
    dụng CNTT vào dạy các môn KHTN là một thành tố của hệ thống này. Chúng có mối quan hệ hỗ tương
    với nhau.

    6.1.2 Quan điểm lịch sử - logic.
    Việc quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN được tiến hành trong một phạm vi không
    gian, thời gian và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể và có tính kế thừa các lĩnh vực quản lý trước đây và sẽ tiếp
    tục phát triển, thay đổi trong tương lai.

    6.1.3 Quan điểm thực tiễn.
    Việc ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN ở các trường THPT tại thành phố Cần Thơ là một
    hiện tượng đang xảy ra. Việc nghiên cứu trên các đối tượng có liên quan nhằm nắm được thực trạng, từ
    đó, dựa vào những cơ sở lý luận khoa học để đề xuất một số biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất
    lượng công tác quản lý của HT trường THPT về lĩnh vực này.

    6.2 Phương pháp nghiên cứu.

    6.2.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận.
    - Phân tích, tổng hợp lý thuyết.
    - Phân loại, hệ thống hóa lý thuyết, nghiên cứu các văn bản chỉ đạo của các cấp quản lý từ trung
    ương đến địa phương; sách, báo và tạp chí; báo cáo tổng kết năm học của các trường THPT, của Sở
    GD&ĐT để nhận định, đánh giá về thực trạng công tác quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN
    bậc THPT, xây dựng cơ sở pháp lý và lý luận của đề tài.

    6.2.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

    6.2.2.2 Phương pháp quan sát.
    Quan sát hoạt động quản lý việc ứng dụng CNTT vào dạy của HT và hoạt động dạy của GV các môn
    KHTN.

    6.2.2.1 Phương pháp điều tra. Dùng phiếu hỏi để lấy ý kiến của CBQL (HT, PHT), GV về các nội dung có liên quan đến việc quản lý
    ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN bậc THPT.

    6.2.2.3 Phương pháp phỏng vấn.
    Trao đổi trực tiếp với lãnh đạo, chuyên viên của Sở GD&ĐT; HT, PHT, tổ trưởng tổ chuyên môn, GV,
    HS để thu thập dữ liệu cho đề tài.

    6.3 Phương pháp thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội và GD để xử lý số liệu
    bằng phần mềm thống kê SPSS for Windows.
    Sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu điều tra.

    7. Giới hạn của đề tài.

    Thành phố Cần Thơ hiện có 22 trường THPT (trong đó có 1 trường THPT chuyên, 19 trường THPT
    công lập, 1 trường tư thục, 1 trường nhiều cấp học). Do khả năng có giới hạn của người nghiên cứu và
    thời gian nghiên cứu, đề tài chỉ khảo sát về quản lý ứng dụng CNTT vào dạy các môn KHTN của HT.
    Đối tượng của nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn là một số lãnh đạo, trưởng phòng, phó trưởng
    phòng, chuyên viên Sở GD&ĐT; một số HT, PHT phụ trách chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn, GV, HS
    ở 01 trường THPT chuyên và chọn ngẫu nhiên 9 trường THPT công lập trong thành phố Cần Thơ.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...