Luận Văn Thực trạng quản lý thuế Thu Nhập Cá Nhân tại Chi cục Thuế Quận 2

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 26/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Thuế là một công cụ quan trọng của Nhà nước, nó vừa đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, vừa là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Để sử dụng hiệu quả công cụ thuế, về cơ bản hệ thống chính sách Thuế gồm có thuế gián thu và thuế trực thu.
    - Thuế gián thu như thuế GTGT, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, thuế Xuất khẩu, thuế Nhập khẩu.
    - Thuế trực thu như thuế Thu nhập cá nhân (TNCN), Thuế Thu nhập doanh nghiệp.
    Theo thông lệ của các quốc gia, Thuế trực thu sẽ chiếm tỷ trọng lớn, ngược lại, giảm dầnThuế gián thu. Việt Nam đang bước vào hội nhập sâu, rộng với kinh tế quốc tế và tiến trình chuyển đổi dần cơ cấu tỷ trọng tăng dần của các sắc Thuế trực thu đang là xu hướng tất yếu.
    Thuế Thu nhập cá nhân cũng đóng một vai trò đáng kể trong nguồn thu ngân sách và là nghĩa vụ của tất cả những người lao động trên lãnh thổ Việt Nam. Thuế Thu nhập cá nhân điều tiết thu nhập cá nhân, thể hiện rõ nghĩa vụ của công dân đối với đất nước và được căn cứ trên các nguyên tắc: lợi ích, công bằng và khả năng nộp thuế.
    Trong thời gian qua cùng với sự phát triển mạnh của nền kinh tế, thu nhập của các tầng lớp dân cư cũng tăng lên đáng kể, thu nhập giữa nhóm người có thu nhập cao và nhóm người có thu nhập thấp cũng có xu hướng ngày càng tăng. Đối tượng nộp Thuế TNCN và hình thức thu nhập của các bộ phận dân cư và người lao động cũng đa dạng. Trong những năm tới, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2006 - 2010, các thị trường tài chính, tiền tệ, vốn, lao động sẽ có sự phát triển mạnh mẽ hơn. Nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, có thêm nguồn thu nhập khác nhau. Bên cạnh đó, cùng với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, một số người nước ngoài làm ăn sinh sống tại Việt Nam và số người Việt Nam có thu nhập từ nước ngoài cũng tăng lên.
    Sự đa dạng và gia tăng thu nhập của các cá nhân trong xã hội sẽ làm cho khoảng cách chênh lệch về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư ngày càng lớn. Với tình hình đó, ta có thể thấy Thuế Thu nhập cá nhân ngày càng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
    Mặc dù, Thuế TNCN đã được đưa vào áp dụng ở Việt Nam từ năm 1991 với tên gọi
    “Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao”, song từ khi Luật thuế TNCN được ban hành và đi vào thực tiễn, Luật thuế này vẫn chưa thu hút sự đồng thuận của đại đa số người dân, ngay cả trong thành viên Quốc hội, có đến 115 đại biểu (chiếm 35,09%) không tán thành với mức khởi điểm phải chịu thuế này và mức giảm trừ cho mỗi người phụ thuộc. Đặc biệt trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, lạm phát tại Việt Nam tháng 10/2009 tăng 23,15% so với cùng kỳ năm ngoái, thì để nhận được sự ủng hộ của người dân quả là điều không dễ. Ngoài ra, khi triển khai Luật thuế TNCN vào thực tiễn đã bước đầu gặp những vướng mắc nhất định như các văn bản hướng dẫn quyết toán còn chồng chéo, chưa bao quát hết đối tượng nộp thuế dẫn đến bỏ xót doanh thu, tình trạng trốn thuế diễn ra khá phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan.
    Xuất phát từ thực tế, trên giác độ quản lý để góp phần đẩy mạnh công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân và tăng ngân sách nhà nước, nên em đã chọn nghiên cứu đề tài:
    “Thực trạng quản lý thuế Thu Nhập Cá Nhân tại Chi cục Thuế Quận 2”.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Với mục tiêu khái quát lại các vấn đề liên quan đến Luật thuế TNCN mà tôi đã được học, cũng như tìm hiểu thêm công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Quận 2 từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực, những khó khăn, tồn tại chủ quan lẫn khách quan mà các cơ quan quản lí thuế gặp phải, qua đó có một số đề xuất nhằm tìm ra những tồn tại và nguyên nhân trong công tác quản lí hiện nay đồng thời đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là thực trạng quản lý thuế TNCN tại Chi cục Thuế Quận 2.
    Phạm vi nghiên cứu của đề tài từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực ngày 01/01/2009.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó chủ yếu là phương pháp phân tích và tổng hợp, các phương pháp định tính dựa trên cơ sở nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập từ tài liệu tạp chí chuyên ngành và báo cáo thống kê chuyên ngành tài chính, thuế.
    5. Những đóng góp khoa học của đề tài
    - Hệ thống hoá các vấn đề lý thuyết về công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân.
    - Trình bày thực trạng quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Quận 2 từ khi Luật thuế TNCN có hiệu lực ngày 01/01/2009.
    - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Chi cục Thuế Quận 2.
    6. Kết cấu của khoá luận tốt nghiệp
    - Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được trình bày thành 3 chương như sau:
    Chương 1: Lý luận cơ bản về quản lý thuế TNCN
    Chương 2: Thực trạng quản lý thuế TNCN tại Chi Cục Thuế Quận 2
    Chương 3: Các giải pháp chống thất thu thuế TNCN tại Chi Cục Thuế Quận 2
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...