Thạc Sĩ Thực trạng quản lý thực tập tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Thảo luận trong 'Khoa Học Xã Hội' bắt đầu bởi Bích Tuyền Dương, 27/4/13.

  1. Bích Tuyền Dương

    Bài viết:
    2,590
    Được thích:
    0
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Lý do chọn đề tài
    Chúng ta đang sống trong thời đại, thời đại mà xã hội loài người đang quá độ từ nền kinh
    tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, “giáo dục là con chủ bài để đưa nhân loại tiến lên”. Do
    vậy vai trò của các trường đại học trong xã hội hiện đại ngày càng cao. Mặt khác, một trong
    những giải pháp phát triển giáo dục ở nước ta từ nay đến năm 2010 được chính phủ trình trước
    Quốc hội nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) tháng 10 năm 2004 là:
    “ tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy học .giảm bớt giờ lên lớp, tăng thời gian tự
    học và thảo luận chuyên đề, nhất là các bậc đại học”. Như vậy, đổi mới phương pháp đào tạo
    trong các trường đại học phải lấy việc phát triển năng lực thực hành, năng lực giải quyết vấn đề
    của sinh viên làm định hướng. Yêu cầu về thực hành được đặc biệt quan tâm trong một số lĩnh
    vực đào tạo ở bậc đại học, trong đó có ngành Y.
    Chương trình đào tạo Bác sĩ Y khoa hệ đại học chính qui của Trường Đại học y khoa
    Phạm Ngọc Thạch (ĐHYKPNT) thực hiện mục tiêu đào tạo là: sau khi tốt nghiệp, sinh viên có
    thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi về trình độ chuyên môn của ngành nghề cũng như nhu cầu
    phục vụ cho xã hội về khám, chữa bệnh và phòng bệnh cho nhân dân. Theo đó, chương trình
    đào tạo 6 năm cho sinh viên chính qui được cấu trúc gồm ba phần chính: Lý thuyết; Thực tập
    cơ sở tại các phòng thí nghiệm; Thực tập lâm sàng tại các bệnh viện.
    Thực tập là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
    Trong quá trình đào tạo 6 năm, thực tập (TT) là một trong những hoạt động chính khoá của nhà
    trường chiếm thời lượng tương đối lớn . Thực tập giúp cho sinh viên củng cố và hiểu sâu hơn
    về lý thuyết, đồng thời là nền tảng kiến thức cho việc hình thành một cách thành thạo các kỹ
    năng khám và chữa bệnh sau này. Do vậy việc quản lý TT của sinh viên là một trong những
    khâu quan trọng của công tác quản lý đào tạo; nâng cao chất lượng thực tập của sinh viên y
    khoa là một yêu cầu hết sức cần thiết.
    Trên thực tế, việc nghiên cứu quản lý TT của sinh viên trong hoạt động đào tạo nói
    chung chưa được quan tâm nhiều, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề
    này mặc dù trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch luôn đặt vấn đề nâng cao chất lượng đào
    tạo lên hàng đầu.
    Bản thân tôi, là một chuyên viên phòng Quản lý đào tạo (QLĐT) nhiều năm, tôi rất quan
    tâm đến vấn đề quản lý thực tập của sinh viên và luôn mong mỏi tìm ra những giải pháp quản lý
    hữu hiệu nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại trường mình.
    Với tất cả những lý do đã trình bày ở trên, tôi đã chọn đề tài: “Thực trạng quản lý thực
    tập tại trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
    ” để nghiên cứu.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Từ thực trạng quản lý thực tập tại trường, đề xuất một số biện pháp để có thể quản lý
    việc thực tập một cách hiệu quả hơn đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ y khoa tại
    ĐHYKPNT.
    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Thực trạng của công tác quản lý TT tại ĐHYKPNT .
    3.2. Khách thể nghiên cứu
    Hoạt động TT của sinh viên y khoa hệ đại học chính qui tại ĐHYKPNT
    4. Giả thuyết nghiên cứu
    Trong những năm vừa qua, việc quản lý TT của sinh viên hệ đại học chính qui
    ĐHYKPNT đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hiệu quả của công tác quản lý TT
    chưa cao và vẫn còn những tồn tại cần phải khắc phục. Việc khắc phục những tồn tại này bằng
    những biện pháp quản lý thích hợp sẽ phần nào nâng cao chất lượng đào tạo bác sĩ đa khoa, đáp
    ứng được nhu cầu cấp thiết của xã hội.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Công tác quản lý thực tập tại ĐHYKPNT trong phạm vi chương trình đào tạo bác sĩ đa
    khoa hệ đại học chính qui.
    6. Nhiệm vụ nghiên cứu
    6.1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến việc quản lý TT của sinh viên y khoa.
    6.2. Thực trạng công tác quản lý TT của sinh viên tại Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch.
    6.3. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý TT của Đại học Y khoa
    Phạm Ngọc Thạch.
    7. Phương pháp nghiên cứu
    7.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu thăm dò ý kiến: Có 2 loại phiếu thăm dò dành cho
    2 đối tượng sau đây: sinh viên, giảng viên.
    7.2. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm: Nghiên cứu hồ sơ TT của sinh viên tại
    ĐHYKPNT.
    7.3. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    7.4. Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn sinh viên, giảng viên về những khó khăn, thuận
    lợi, cũng như những ý kiến đề xuất trong việc quản lý thực tập.
    7.5. Phương pháp toán thống kê: Để xử lý số liệu
    8. Kế hoạch nghiên cứu
    - Tháng 5/2007: Chọn đề tài, chính xác hoá tên đề tài. Đọc tài liệu và viết đề cương
    nghiên cứu. Nộp đề cương và bảo vệ đề cương.
    - Tháng 6 đến tháng 12/2007: Đọc tài liệu, chuẩn bị phiếu điều tra.
    - Tháng 1/2008 đến tháng 3/2008: Tiếp xúc địa bàn nghiên cứu, thu thập số liệu.
    - Tháng 4/2008 đến tháng 10/2008: Phát phiếu điều tra, lấy ý kiến và xử lý số liệu.
    - Tháng 11/2008 đến tháng 2/ 2009. Hoàn thành cơ bản luận văn, thầy hướng dẫn chỉnh
    sửa và góp ý.
    - Tháng 3/2009. Nộp luận văn cho phòng KHCN - SĐH
    - Tháng 04/2009 : Bảo vệ luận văn tốt nghiệp đợt 2 - theo kế hoạch của nhà trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...