Thạc Sĩ Thực trạng quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đảng phát thanh - truyền hình II

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Thực trạng quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đảng phát thanh - truyền hình II​
    Information

    MS: LVQLGD053
    SỐ TRANG: 90
    CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
    TRƯỜNG: DĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009



    Information

    MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài

    1.1. Phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực
    quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đại hội Đảng lần thứ X
    đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phát triển giáo dục: “Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao
    chất lượng dạy và học. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất
    lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường, phát huy khả năng sáng
    tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh.”
    Ở hệ thống các trường đại học, cao đẳng, đổi mới giáo dục bắt nguồn từ đổi mới phương
    pháp dạy học của người thầy, trong đó phải lấy việc phát triển năng lực thực hành, năng lực giải
    quyết vấn đề của sinh viên làm định hướng. Công tác thực tập là khâu quan trọng quyết định
    chất lượng, khả năng làm nghề của sinh viên sau khi ra trường. Tại buổi hội thảo “ Công tác
    thực tập sư phạm ở các trường sư phạm” được tổ chức ngảy 29/04/2008 tại trường ĐHSP Tp
    HCM, 49 bài tham luận của các tác giả từ các viện nghiên cứu, trường đại học, cao đẳng, sở
    GDĐT đã chia sẻ các ý kiến về thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thực tập, qua đó
    nhận định rằng công tác thực tập hiện nay của các trường hầu như bị thả nổi, chưa được coi
    trọng như công tác đào tạo chuyên môn. Vì thế, việc nâng cao chất lượng thực tập là vấn đề
    phải được đặc biệt coi trọng, và cần được thực hiện trong thời gian tới.

    1.2. Thực tập là một phần rất quan trọng trong chương trình đào tạo báo chí. Đây là cơ
    hội quý giá để sinh viên báo chí tác nghiệp tại các cơ quan báo đài, rèn luyện năng lực cho bản
    thân, tích lũy kinh nghiệm trước khi chính thức bước vào nghề báo. Đợt thực tập sẽ giúp sinh
    viên báo chí có điều kiện tiếp cận, cọ sát thực tế sau phần học lý thuyết; đồng thời cũng là dịp
    để sinh viên nắm bắt một cách hoạt động của các cơ quan báo chí, học hỏi nghiệp vụ báo chí,
    kiểm tra và rèn luyện năng lực của chính bản thân mỗi người. Cũng thông qua đợt thực tập, các
    em có dịp tôi rèn năng khiếu chuyên môn (viết, đọc, nói); khả năng ứng xử nhạy bén, thông
    minh; kỹ năng giao tiếp, phẩm chất đạo đức của một nhà báo tương lai, đáp ứng tốt nhất yêu
    cầu vốn rất khắc khe của cơ quan báo chí nói riêng và xã hội nói chung về một phóng viên báo chí.
    Trong từ 2 đến 3 năm được đào tạo tại trường Cao đẳng Phát thanh- truyền hình II (CĐ
    PT-TH II), sinh viên và học sinh có đợt thực tập vào học kỳ cuối của năm 2 (đối với học sinh hệ
    Trung cấp), và vào học kỳ cuối của năm 3 (đối với sinh viên hệ Cao đẳng). Đợt thực tập là dịp
    để các em có điều kiện tiếp xúc với môi trường thực tế, con người thực tế, hoàn cảnh thực tế, trên cơ sở vận dụng những kiến thức đã học để sáng tạo ra những tác phẩm báo chí có chất
    lượng, sử dụng được trên các phương tiện thông tin đại chúng, được bạn đọc, công chúng chấp
    nhận.
    Từ ngày thành lập đến nay, việc tổ chức và quản lý thực tập ở trường Cao đẳng PT-TH II
    đã được các thế hệ Ban giám hiệu quan tâm chỉ đạo và thực hiện, song nhìn lại vẫn còn một số
    tồn tại. Nhất là trong giai đoạn trước mắt, trường vừa được nâng cấp lên hệ Cao đẳng với số
    lượng sinh viên tăng cao, đòi hỏi phải có kế hoạch tương ứng.

    1.3. Nghiên cứu khoa học về vấn đề thực tập nghề cho học sinh sinh viên nói chung đã có
    nhiều tài liệu, luận văn thạc sĩ khác đề cập, song chưa có một công trình nghiên cứu về quản lý
    thực tập báo chí của ngành Phát thanh-Truyền hình khu vực phía Nam. Vì vậy, chúng tôi mạnh
    dạn chọn đề tài: “Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí tại trường Cao đẳng Phát thanh-
    Truyền hình II”, với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả thực tập cho học sinh, sinh viên;
    thực hiện phương châm giáo dục đúng đắn của Đảng “Học đi đôi với hành”.

    2. Mục đích nghiên cứu

    Phân tích thực trạng của việc quản lý thực tập của trường Cao đẳng PT-TH II trong
    những năm qua, để tìm ra những giải pháp cụ thể nhằm giúp nhà trường, các bộ phận có liên
    quan có thể quản lý việc thực tập của học sinh hệ trung học chuyên nghiệp và sinh viên hệ cao đẳng
    một cách chặt chẽ, hiệu quả hơn.

    3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu

    3.1. Đối tượng nghiên cứu

    -Thực trạng công tác quản lý thực tập báo chí tại trường CĐ PT-TH II.

    3.2. Khách thể nghiên cứu

    - Hoạt động thực tập của sinh viên khoa báo chí trường CĐ PT-TH II.
    - Sinh viên trường Cao đẳng PT-TH II.
    - Giáo viên trường Cao đẳng PT-TH II.

    4. Phạm vi nghiên cứu

    - Công tác quản lý việc thực tập báo chí ở khoa báo chí trường CĐ PT-TH II.

    5. Nhiệm vụ nghiên cứu

    Từ mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:
    - Xây dựng những cơ sở lý luận liên quan đến việc thực tập và quản lý thực tập báo chí.
    - Thực trạng việc quản lý thực tập báo chí của trường CĐ PT-TH II.
    - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thực tập.

    6. Giả thuyết nghiên cứu

    Việc quản lý thực tập báo chí của trường Cao đẳng PTTH II từ trước đến nay đã dạt được
    những kết quả nhất định, song vẫn còn một số tồn tại trong một số khâu như việc chuẩn bị cho
    kỳ thực tập, tổ chức thực tập . Vì vậy, nếu đánh giá đúng thực trạng, xác định được nguyên
    nhân, nêu được ra các giải pháp quản lý khoa học, chủ động, phù hợp hơn với tình hình thực tế
    sẽ giúp nhà trường quản lý tốt hơn việc thực tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng
    giảng dạy ở trường Cao đẳng PTTH II.

    7. Phương pháp nghiên cứu

    7.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu

    - Xây dựng phiếu trưng cầu ý liến dựa trên cơ sở lý luận, mục đích nghiên cứu, trong đó
    gồm
     Câu hỏi dành cho sinh viên
     Câu hỏi dành cho giáo viên, cán bộ quản lý
    - Xử lý số liệu, thống kê, tính phần trăm, bình luận từng vấn đề.

    7.2. Phương pháp phỏng vấn

    Nhằm tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, mong muốn, nguyện vọng của các em về việc
    thực tập, những ý kiến đóng góp đề xuất về việc quản lý của trường, khoa cho việc thực tập.
    Đối tượng phỏng vấn:
     Cán bộ quản lý
     Giáo viên hướng dẫn
     Sinh viên thực tập
     Cơ sở hướng dẫn thực tập

    7.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm để đánh giá chất lượng:

     Nhận xét kết quả học tập các môn báo chí của sinh viên.
     Nhận xét kết quả thực tập tại cơ sở.
     So sánh, đối chiếu, đánh giá, phân loại, tổng kết.

    7.4. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

     Nghiên cứu các văn bản về chủ trương, chính sách của Bộ giáo dục đào tạo,
    Nghị quyết của Đảng, văn bản của Ngành giáo dục.
     Tham khảo các nguồn tư liệu từ sách báo, tạp chí, internet có liên quan đến
    vấn đề nghiên cứu.

    7.5. Phương pháp quan sát

    Thực hiện bằng cách tiếp cận, xem xét để thu thập dữ liệu thực tế về hoạt động thực tập và hoạt động quản lý thực tập, để đánh giá sự phù hợp giữa phương pháp quan sát và phương pháp điều tra.
    Đối tượng quan sát: Phòng đào tạo, Khoa báo chí, Sinh viên khoa báo chí, các Trưởng phó
    khoa, các cơ sở tiếp nhận sinh viên đến thực tập.
    Mục đích của việc quan sát là tìm hiểu thực trạng của việc quản lý thực tập của Phòng đào
    tạo, Khoa báo chí, sự phối hợp với các bộ phận có liên quan.

    7.6. Phương pháp sử dụng toán thống kê

    Dùng toán thống kê xử lý số liệu điều tra, phân tích kết quả nghiên cứu, định lượng chính
    xác từng nội dung, nâng cao tính thuyết phục của các số liệu được nêu ra trong luận văn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...