Luận Văn Thực trạng quản lý thu bảo hiểm xã hội và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý t

Thảo luận trong 'Bảo Hiểm' bắt đầu bởi Bống Hà, 23/5/13.

  1. Bống Hà

    Bống Hà New Member

    Bài viết:
    5,424
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU

    Trong quá trình tồn tại và phát triển của con người do rất nhiều nhân tố quyết định, trong đó không thể không nói đến hệ thống an sinh xã hội với nòng cốt là chính sách BHXH. BHXH là một chính sách xã hội được nhiều quốc ra coi trọng nhằm đảm bảo về mặt thu nhập cho người lao động, khi họ tạm thời hoặc vĩnh viễn mất khả năng lao động. Chính vì vậy sau Cách mạng Tháng 8 thành công, Chính phủ đã ban hành một số Sắc lệnh quy định về chế độ trợ cấp ốm đau, tai nạn, hưu trí cho công nhân viên chức Nhà nước. Sắc lệnh số:54 ngày 03/ 11/1945, Sắc lệnh số: 105 ngày 14/6/1946, Sắc lệnh số: 29 ngày 12/3/1947, đó là sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta, góp phần quan trong trong việc trợ cấp vật chất, hỗ trợ đời sống cho những đối tượng hưởng BHXH và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro, biến cố trong cuộc sống như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chết dẫn đến giảm hoặc mất nguồn thu nhập. Chính sách BHXH cũng có tác dụng động viên công nhân, viên chức, quân nhân và người lao động thuộc các thành phần kinh tế khác yên tâm công tác sản xuất, chiến đấu góp phần thắng lợi vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong công cuộc đổi mới phát triển nền kinh tế thị trường nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Từ đó các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập rất nhiều, hộ kinh doanh cá thể phát triển mạnh, nhu cầu lao động việc làm của con người ngày càng tăng lên. Do vậy dẫn đến mối quan hệ lao động phong phú, đa dạng và ngày càng phức tạp. Để phù hợp với xu thế phát triển của đất nước trong tình hình mới. Từ năm 1995 chúng ta bắt đầu đổi mới các chế độ, chính sách BHXH theo quy định của Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua ngày 23/6/1994, bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/1995. Từ đó có cơ sở hành lang pháp lý để bảo vệ quyền lợi, góp phần ổn định cuộc sống cho người lao động và giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, thì BHXH được coi là chính sách vĩ mô quan trọng của Đảng và Nhà nước

    Qua 10 năm hoạt động, hệ thống BHXH từng bước được củng cố, hoàn thiện và không ngừng phát triển, công tác thu, chi, quản lý quỹ và giải quyết chế độ chính sách BHXH cho các đối tượng theo luật định đi vào nề nếp, tạo điều kiện thuận lợi cho những người tham gia và hưởng chế độ BHXH.

    Đối tượng tham gia BHXH ngày càng mở rộng, số thu năm sau đạt kết quả cao hơn năm trước. Bên cạnh công tác quản lý thu BHXH thì việc chi trả cho đối tượng hưởng chế độ ngày càng nhiều. Do đó BHXH cần có một lượng tiền lớn để đảm bảo cho công tác chi trả các chế độ BHXH. Để đạt được mục tiêu đó thì việc tham gia BHXH đóng góp vào quỹ BHXH là một nhiệm vụ rất quan trọng, có thể coi quỹ BHXH là xương sống của hệ thống BHXH.

    Vậy muốn tồn tại và phát triển không thể không nói đến công tác quản lý thu BHXH, bởi nó giữ vị trí quyết định trong vấn đề bảo tồn và tăng trưởng quỹ BHXH .

    Bản thân em là một cán bộ đang công tác tại BHXH Chiêm Hoá và qua thời gian thực tập tại đơn vị, em thấy còn một số hạn chế trong công tác quản lý thu BHXH, như chưa khai thác thu hết được số lao động của các đơn, người chủ sử dụng lao động còn chốn tránh trách nhiện của mình. Điều này đã ảnh hưởng đến sự tăng trưởng quỹ BHXH. Chính vì vậy trong quá trình thực tập tại BHXH huyện Chiêm Hoá, em chọn đề tài:“ Thực trạng quản lý thu BHXH và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu Trên địa bàn huyện Chiêm Hoá tỉnh Tuyên Quang ” Mục đích của em là; qua chuyên đề này có thể xem xét, đánh giá công tác quản lý thu BHXH của cơ quan BHXH huyện Chiêm Hoá, từ đó đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác thu BHXH cho ngày một tốt hơn và đáp ứng được với xu thế phát triển của đất nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...