Tiểu Luận Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt ở chợ xã Long An và Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/6/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1
    Giới thiệu
    1.1. Đặt vấn đề
    Tân Châu là một thị xã đầu nguồn sông Tiền, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương và có truyền thống thương mại lâu đời, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong năm 2010 là 12,80% cao hơn so với năm 2009 là 1,30% (Trần Thị Thu Hiền, 2010). Trong cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) thị xã Tân Châu năm 2009 cho thấy Tân Châu ưu tiên phát triển Thương mại – Dịch vụ (TM – DV) với tỷ trọng 55,86% và trong kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2020 thì TM – DV chiếm 68,60% (UBND thị xã Tân Châu, 2010). Cùng với sự phát triển KTXH ở mức cao, rác thải đang ngày càng gia tăng về số lượng, chủng loại và tính độc hại, đã đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý và xử lý rác thải. Đó là kết quả tất yếu của quá trình sinh hoạt và sản xuất, rác thải tác động cùng lúc lên cả ba môi trường đất, nước, không khí, là một hiểm họa chung của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, nguồn rác thải sinh hoạt (RTSH) ở An Giang tập trung tại các chợ chiếm 49,02%, kế đến là cụm tuyến dân cư 38,20%, tại các hộ gia đình nông thôn là 11,30%, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ là 1,48%, còn lại là từ các nguồn khác (Dinh Thi Viet Huynh, 2009). Ở Tân Châu hiện nay việc thu gom và xử lý rác thải chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng vứt rác bừa bãi, vứt xuống sông, kênh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
    Là một thị xã cù lao được bao bởi hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, nên sự phát tán RTSH của Tân Châu đến các vùng khác qua các tuyến sông, kênh là vấn đề không thể tránh khỏi. Phần lớn các chợ xã ở thị xã Tân Châu đều nằm dọc theo các tuyến kênh, đặc biệt là ở chợ xã Long An và Châu Phong đều nằm dọc theo kênh Xáng, với mật độ dân cư cao nhất vùng nông thôn thị xã Tân Châu là xã Châu Phong là 1.110 người.km-2 (Phòng Thống kê thị xã Tân Châu, 2009). Do ý thức của người dân xã Long An và Châu Phong về việc quản lý RTSH, bảo vệ môi trường còn kém nên có nhiều người theo thói quen thường vứt RTSH xuống kênh Xáng dẫn đến sự lưu chuyển rác trên sông theo dòng chảy, khi thủy triều lên thì rác di chuyển qua sông Tiền và khi thủy triều xuống thì rác thải di chuyển qua sông Hậu gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận.
    Việc rác lưu chuyển trên sông như vậy đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe những hộ dân sử dụng nước sông để sinh hoạt. Theo Phòng Thống kê thị xã Tân Châu (2009) thì những hộ dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt chiếm 35,75%, số còn lại là những hộ sử dụng nước giếng và nước sông để sinh hoạt, nên dễ gây ra các bệnh như dịch tả, tiêu chảy, thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Do đó việc tìm hiểu thực trạng quản lý RTSH tại chợ xã Long An và Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là rất cần thiết nhằm nắm được hiện trạng quản lý RTSH, từ đó có những giải pháp phù hợp khắc phục những khó khăn, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần đưa thị xã Tân Châu phát triển đúng hướng trong kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2015 của UBND tỉnh An Giang về việc xây dựng nông thôn mới.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Tìm hiểu thực trạng quản lý RTSH tại các khu vực chợ nông thôn ở thị xã Tân Châu, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp điều kiện của địa phương để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do RTSH, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Tìm hiểu thực trạng quản lý RTSH tại địa phương
    - Tìm hiểu ý thức của người dân trong việc quản lý RTSH tại khu vực chợ nông thôn
    - Đề xuất một số giải pháp để quản lý nguồn RTSH một cách hiệu quả
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu
    - Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây?
    - RTSH tác động như thế nào đến cuộc sống người dân trong vùng?
    - Giải pháp nào là bền vững để quản lý RTSH tại địa phương?
    1.4. Giới hạn nghiên cứu
    1.4.1. Giới hạn nội dung
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của RTSH đến môi trường và cuộc sống cộng đồng nông thôn vùng nghiên cứu, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi để quản lý hiệu quả nguồn RTSH.
    1.4.2. Giới hạn không gian
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại khu vực chợ chính xã Long An (thuộc ấp Long Hiệp) và xã Châu Phong (thuộc ấp Vĩnh Tường I), thị xã Tân Châu.
    1.4.3. Giới hạn thời gian
    Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ 18/10/2010 đến 31/12/2010.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...