Tiểu Luận Thực trạng quản lý rác thải sinh hoạt ở chợ xã Long An và Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Chương 1Giới thiệu
    1.1. Đặt vấn đề
    Tân Châu là một thị xã đầu nguồn sông Tiền, có cửa khẩu quốc tế Vĩnh Xương và có truyền thống thương mại lâu đời, với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân trong năm 2010 là 12,80% cao hơn so với năm 2009 là 1,30% (Trần Thị Thu Hiền, 2010). Trong cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội (KTXH) thị xã Tân Châu năm 2009 cho thấy Tân Châu ưu tiên phát triển Thương mại – Dịch vụ (TM – DV) với tỷ trọng 55,86% và trong kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2020 thì TM – DV chiếm 68,60% (UBND thị xã Tân Châu, 2010). Cùng với sự phát triển KTXH ở mức cao, rác thải đang ngày càng gia tăng về số lượng, chủng loại và tính độc hại, đã đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý và xử lý rác thải. Đó là kết quả tất yếu của quá trình sinh hoạt và sản xuất, rác thải tác động cùng lúc lên cả ba môi trường đất, nước, không khí, là một hiểm họa chung của tỉnh An Giang. Tuy nhiên, nguồn rác thải sinh hoạt (RTSH) ở An Giang tập trung tại các chợ chiếm 49,02%, kế đến là cụm tuyến dân cư 38,20%, tại các hộ gia đình nông thôn là 11,30%, tại các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ là 1,48%, còn lại là từ các nguồn khác (Dinh Thi Viet Huynh, 2009). Ở Tân Châu hiện nay việc thu gom và xử lý rác thải chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế dẫn đến tình trạng vứt rác bừa bãi, vứt xuống sông, kênh gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
    Là một thị xã cù lao được bao bởi hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt, nên sự phát tán RTSH của Tân Châu đến các vùng khác qua các tuyến sông, kênh là vấn đề không thể tránh khỏi. Phần lớn các chợ xã ở thị xã Tân Châu đều nằm dọc theo các tuyến kênh, đặc biệt là ở chợ xã Long An và Châu Phong đều nằm dọc theo kênh Xáng, với mật độ dân cư cao nhất vùng nông thôn thị xã Tân Châu là xã Châu Phong là 1.110 người.km-2 (Phòng Thống kê thị xã Tân Châu, 2009). Do ý thức của người dân xã Long An và Châu Phong về việc quản lý RTSH, bảo vệ môi trường còn kém nên có nhiều người theo thói quen thường vứt RTSH xuống kênh Xáng dẫn đến sự lưu chuyển rác trên sông theo dòng chảy, khi thủy triều lên thì rác di chuyển qua sông Tiền và khi thủy triều xuống thì rác thải di chuyển qua sông Hậu gây ảnh hưởng đến các vùng lân cận.
    Việc rác lưu chuyển trên sông như vậy đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe những hộ dân sử dụng nước sông để sinh hoạt. Theo Phòng Thống kê thị xã Tân Châu (2009) thì những hộ dân sử dụng nước sạch trong sinh hoạt chiếm 35,75%, số còn lại là những hộ sử dụng nước giếng và nước sông để sinh hoạt, nên dễ gây ra các bệnh như dịch tả, tiêu chảy, thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng. Do đó việc tìm hiểu thực trạng quản lý RTSH tại chợ xã Long An và Châu Phong, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang là rất cần thiết nhằm nắm được hiện trạng quản lý RTSH, từ đó có những giải pháp phù hợp khắc phục những khó khăn, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, góp phần đưa thị xã Tân Châu phát triển đúng hướng trong kế hoạch phát triển KTXH đến năm 2015 của UBND tỉnh An Giang về việc xây dựng nông thôn mới.
    1.2. Mục tiêu nghiên cứu
    1.2.1. Mục tiêu chung
    Tìm hiểu thực trạng quản lý RTSH tại các khu vực chợ nông thôn ở thị xã Tân Châu, từ đó đưa ra các giải pháp phù hợp điều kiện của địa phương để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do RTSH, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân.
    1.2.2. Mục tiêu cụ thể
    - Tìm hiểu thực trạng quản lý RTSH tại địa phương
    - Tìm hiểu ý thức của người dân trong việc quản lý RTSH tại khu vực chợ nông thôn
    - Đề xuất một số giải pháp để quản lý nguồn RTSH một cách hiệu quả
    1.3. Câu hỏi nghiên cứu
    - Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nơi đây?
    - RTSH tác động như thế nào đến cuộc sống người dân trong vùng?
    - Giải pháp nào là bền vững để quản lý RTSH tại địa phương?
    1.4. Giới hạn nghiên cứu
    1.4.1. Giới hạn nội dung
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu những ảnh hưởng của RTSH đến môi trường và cuộc sống cộng đồng nông thôn vùng nghiên cứu, từ đó đưa ra những giải pháp khả thi để quản lý hiệu quả nguồn RTSH.
    1.4.2. Giới hạn không gian
    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu tại khu vực chợ chính xã Long An (thuộc ấp Long Hiệp) và xã Châu Phong (thuộc ấp Vĩnh Tường I), thị xã Tân Châu.
    1.4.3. Giới hạn thời gian
    Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ 18/10/2010 đến 31/12/2010.



    Chương 2Lược khảo tài liệu​ ​2.1. Khái niệm chợ
    Theo Vũ Xuân Bình (2009), chợ là công trình phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày, là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ ở nông thôn. Có 2 loại chợ là chợ nông thôn và chợ trung tâm xã.
    Chợ nông thôn bao gồm: chợ trong nhà, diện tích mua bán ngoài trời, đường đi, nơi để xe và nơi thu gom rác.
    Chợ trung tâm xã (chợ chính):
    - Chợ loại III bao gồm chợ dân sinh xã, cụm xã, liên xã, thị tứ, có dưới 200 điểm kinh doanh.
    - Vị trí chợ phải thỏa mãn các khoảng cách về an toàn phòng cháy chữa cháy và điệu kiện an toàn vệ sinh môi trường. Không bố trí chợ gần trường học, bệnh viện, những công trình có yêu cầu cách ly tiếng ồn. Đặt ở khu vực dân cư thuộc xã, cụm xã, liên xã, thị tứ. Kinh doanh các loại hàng hóa chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày. Có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ và tổ chức dịch vụ giữ xe.
    - Bán kính phục vụ 1.200m, phục vụ từ 15.000 – 20.000 dân.
    - Diện tích đất xây dựng: ≥3.000m2, riêng đối với khu vực miền núi ≥1.500m2, có dưới 200 hộ kinh doanh. Tỷ lệ diện tích đất xây dựng các hạng mục trong chợ được quy định như sau:
    · Diện tích xây dựng trong nhà chợ chính: <40%.
    · Diện tích mua bán ngoài trời: >25%.
    · Diện tích đường giao thông nội bộ và bãi xe: >25%.
    · Diện tích cây xanh: ≥10%.
    2.2. Tổng quan về rác thải sinh hoạt
    2.2.1. Khái niệm
    Theo Trần Kiên và Mai Sỹ Tuấn (2007), RTSH là chất thải do con người thải ra sau khi sử dụng những sản phẩm trực tiếp từ thiên nhiên hoặc qua chế biến xử lý của con người từ các khu dân cư và nó được xuất phát từ sinh hoạt hằng ngày của con người.
    Theo Nguyễn Văn An (2005), RTSH (hay chất thải rắn sinh hoạt) được định nghĩa: là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được sinh ra từ mọi người và mọi nơi như: gia đình, trường học, chợ, nơi mua bán, nơi công cộng, nơi vui chơi giải trí, cơ sở y tế, cở sở sản xuất kinh doanh, bến xe, bến đò

    2.2.2. Phân loại
    Theo Lê Văn Khoa (2000), RTSH được chia làm 2 loại chính: chất hữu cơ dễ bị phân hủy và các chất còn lại tạm gọi là rác tái sinh bao gồm có chất thải rắn.
    - Rác hữu cơ dễ bị phân hủy là các loại rác hữu cơ dễ bị thối rữa trong điều kiện tự nhiên sinh ra mùi hôi thối như các loại thức ăn thừa, thức ăn hư hỏng, vỏ trái cây, các chất thải tách ra do làm bếp.
    - Rác tái sinh là rác khó phân hủy và có khả năng tái sử dụng như các chất thải rắn, bọc nilon.
    Theo Nguyễn Văn An (2005), RTSH được chia làm 3 loại:
    - Rác khô (rác vô cơ): gồm các loại phế thải thủy tinh, sành sứ, kim loại, giấy, cao su, nhựa, vải, đồ điện, đồ chơi, cát sỏi, vật liệu xây dựng
    - Rác ướt (rác hữu cơ): gồm cây cỏ loại bỏ, lá rụng, rau quả hư hỏng, đồ ăn thừa, rác nhà bếp, xác súc vật và phân động vật.
    - Chất thải nguy hại: là những phế thải rất độc hại cho môi trường và con người như pin, bình ắc quy, hóa chất, thuốc trừ sâu, bom đạn, rác thải y tế và rác thải điện tử.
    2.2.3. Tác động của rác thải sinh hoạt
    2.2.3.1. Ảnh hưởng đến môi trường không khí
    Nguồn rác thải từ các hộ gia đình thường là các loại thực phẩm chiếm tỷ lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và mưa nhiều ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy nhanh quá trình lên men, thối rửa và tạo nên mùi khó chịu cho con người. Các chất thải khí phát ra từ các quá trình này thường là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2 (Lê Văn Khoa, 2010).
    2.2.3.2. Ảnh hưởng đến môi trường nước
    Theo thói quen, nhiều người thường đổ rác tại các bờ sông, hồ, ao, cống rãnh. Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp đến chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Rác có thể bị cuốn trôi theo nước mưa xuống ao, hồ, sông ngòi, kênh rạch, sẽ làm nguồn nước mặt bị nhiễm bẩn. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao hồ, giảm khả năng tự làm sạch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái nước trong các ao hồ bị hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lị trực khuẩn, thương hàn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe cộng đồng (Lê Văn Khoa, 2010).


    2.2.3.3. Ảnh hưởng đến môi trường đất
    Trong thành phần rác thải có chứa nhiều chất độc. Do đó, khi rác thải được đưa vào môi trường thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xương sống, làm cho môi trường đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay việc sử dụng tràn lan các loại túi nilon trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất, nilon cần tới 50 – 60 năm mới phân hủy hết và do đó chúng tạo thành các “bức tường ngăn cách” trong đất hạn chế mạnh quá trình phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút (Lê Văn Khoa, 2010).
    2.2.3.4. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
    Trong thành phần RTSH, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Loại rác này rất dễ bị phân hủy, lên men và bốc mùi hôi thối. Rác thải không được thu gom, tồn tại trong không khí, lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người sống xung quanh. Chẳng hạn, những người tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi, họng, ngoài da và phụ khoa. Hàng năm, theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên thế giới có 5 triệu người chết và có gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh có liên quan đến rác thải, đặc biệt là những xác động vật bị thối rửa, trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất sunfua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải, kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đến những người mắc bệnh tim mạch. Ngoài ra, trong các bãi rác thường chứa nhiều loại vi trùng gây bệnh thật sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong bãi rác như chuột, ruồi, muỗi và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hóa, muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết (Lê Văn Khoa, 2010).
    2.2.3.5. Ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị
    Rác thải chưa qua xử lý được thải ra lưu vực sông ngày càng nhiều, kéo theo việc gây ô nhiễm môi trường sông ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành du lịch nói chung. Nhất là du lịch sông nước hiện đang chiếm 80% lượng khách nước ngoài đến Việt Nam (Nguyễn Ngọc Thành, 2008). Hiện nay, tình trạng vứt rác bừa bãi trên đường phố, công viên, những nơi công cộng nhất là tại các khu vực chợ đã làm mất đi vẻ đẹp của cảnh quan đô thị. Đây là vấn đề xuất phát từ ý thức mỗi người.
    2.2.4. Một số biện pháp quản lý và xử lý rác thải hiện nay
    2.2.4.1. Nhà máy xử lý rác thải
    Theo Nguyễn Thương (2007), nhà máy xử lý RTSH công suất 400 tấn.ngày-1 chính thức đi vào hoạt động tại khu phố 3, phường Trảng Dài, thành phố Biên Hoà. Ưu điểm của dây chuyền công nghệ này là có thể xử lý rác tươi trực tiếp mà không qua phân loại và chôn lấp. Rác được xử lý theo quy trình công nghiệp hoàn toàn có thể kiểm soát mức độ thổi khí, nhiệt độ, độ ẩm nên khả năng phân giải của vi sinh vật ổn định, nhanh chóng. Ngoài ra do trực tiếp nhập rác từ xe ép rác thu gom từ trong dàn vào thẳng hệ thống xử lý rác của nhà máy nên hạn chế được nước rỉ từ bãi rác xuống tầng nước ngầm, thu hồi các thành phần hữu cơ trong rác tái chế thành phân hữu cơ vi sinh (compost), giảm thiểu tối đa chất thải rắn phần chôn lấp và thu hồi các thành phần vô cơ có trong rác. Đặc biệt công nghệ này có thể tái chế nilon, nhựa, kim loại, thủy
    tinh Do vận hành khép kín nên giải quyết được vấn đề mùi hôi và rác thải, đồng thời giảm thiểu nước rỉ rác, cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước. RTSH sau khi xử lý sẽ cho ra loại rác sạch không có vi sinh vật gây bệnh, thân thiện với môi trường và có thể dùng làm phân bón vi sinh hữu cơ để cải tạo đất nông nghiệp. Dự tính trong 3 tháng đầu nhà máy sẽ hoạt động với công suất 300 tấn rác tươi mỗi ngày. Với công suất này thì toàn bộ nguồn RTSH tại thành phố Biên Hoà sẽ được thu gom về bải rác và đưa vào nhà máy để xử lý.
    2.2.4.2. Sử dụng chế phẩm E.M
    Theo Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang (2005), Chế phẩm sinh học E.M (Effective Microorganisms) có nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu do Giáo sư Tiến sĩ Teruo Higa người Nhật phát minh vào năm 1980. Vi sinh vật hữu hiệu gồm có 5 nhóm cơ bản. Nhóm vi khuẩn quang hợp (Rodopseudomonas), nhóm vi khuẩn Lactobacillus, nhóm nấm men (Saccharomyces), nhóm nấm sợi (Aspergillus & Penicillium). Vai trò thể hiện rõ nhất ở “khả năng tiêu thụ” các chất hữu cơ có trong môi trường. Hiện nay chế phẩm sinh học E.M được ứng dụng rộng rãi ở các tỉnh ĐBSCL, việc sử dụng chế phẩm này rất có hiệu quả trong việc cải tạo môi trường nước (làm trong sạch, khử mùi hôi của nước); tăng sức đề kháng cho vật nuôi và cây trồng, đồng thời góp phần cải thiện môi trường khử mùi hôi chuồng trại, thải rác sinh hoạt . Do nhóm vi sinh vật hữu hiệu E.M sống cộng sinh trong cùng một môi trường tạo ra một môi trường sinh thái đồng nhất, sản sinh ra nhiều sản phẩm khác nhau, hỗ trợ lẫn nhau cùng sinh trưởng và phát triển nên hiệu quả của hoạt động tổng hợp của chế phẩm E.M tăng lên rất nhiều như:
    - Hiệu quả sử dụng chế phẩm sinh học E.M vào trong chăn nuôi: E.M ngăn chặn mùi hôi trong chuồng trại; làm giảm quầng thể ruồi và côn trùng có hại khác; tăng chất lượng các sản phẩm của động vật; làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc thú y, kháng sinh trong chăn nuôi.
    - Hiệu quả trong xử lý nước ao nuôi thủy sản: E.M làm gia tăng hàm lượng oxy hòa tan, ổn định mức dao động pH; làm giảm khối lượng bùn tạo ra trong ao nuôi; hạn chế các loại khí sản sinh ra trong ao nuôi (NH3, H2S, CH4, NO2 ); làm giảm mức sử dụng thuốc thú y, kháng sinh; cải thiện môi trường ao nuôi.
    - Sử dụng vào xử lý mùi hôi RTSH (hộ gia đình 5 người): trung bình lượng RTSH (hộ 5 người), sau khi phân loại đã tách loại bỏ riêng kim loại, bọc nilon, miễng sành, nhựa . chỉ còn rác thải từ thực vật, động vật, giấy vụn, rơm rạ, phân chuồng, rác độn chuồng, vỏ trái cây . Theo tính toán lượng RTSH trung bình hộ gia đình có từ: 5 người thì lượng rác thải ra trung bình mỗi ngày từ 1,5 – 2kg rác. Rác thải sau 5 ngày.10kg-1 rác thải. Vậy lượng E.M cần dùng để xử lý: Pha 0,6 – 1ml E.M.100ml-1 nước tưới trên hố rác. Nếu sử dụng liên tục trong 30 ngày tương đương khoảng 60kg rác thải cần lượng 6ml E.M.60ml-1 nước tưới trên hố rác. Nếu sử dụng trong thời gian 60 ngày tương đương khoảng 120kg rác thải cần lượng 12ml E.M.120ml-1 nước tưới trên hố rác. Nếu sử dụng trong thời gian 90 ngày tương đương khoảng 180kg rác thải cần lượng 20ml E.M.2000ml-1 nước tưới trên hố rác.
    - Sử dụng vào xử lý mùi hôi và ủ RTSH thành phần hữu cơ: (cụm dân cư từ 5 – 10 hộ gia đình): Cụm dân cư có 5 – 10 hộ gia đình có khoảng từ 25 – 60 người tương đương lượng rác thải từ 50 – 120kg.ngày-1. Rác thải sau khi đã tiến hành phân loại, sau đó tập trung cho vào hố chứa rác cứ một lớp khoảng 30cm tưới lên một lớp dung dịch E.M pha (tỷ lệ 1:100). Rác mới ngày nào phun ngày đó. Sau đó dùng bao nilon hoặc tấm bạc đậy lên bề mặt hố rác để tạo điều kiện kỵ khí. Nếu lượng RTSH mỗi ngày khoảng 50kg rác thì lượng E.M cần dùng 5ml E.M pha với 500ml nước, sau đó tưới đều lên mặt rác. Nếu sử dụng liên tục trong thời gian 30 ngày tương đương lượng rác thải ở 5 – 10 hộ gia đình có khoảng 1.500 – 3.600kg rác thì lượng E.M cần dùng từ 150 – 360ml pha với 15.000 – 36.000ml nước tưới đều lên mặt rác. Rác mới ngày nào phun ngày đó.


    2.2.4.3. Công nghệ xử lý rác thải sinh hoạt Seraphin
    Theo Lê Thanh Hiếu (2010), Công nghệ xử lý RTSH Seraphin là công nghệ do Công ty Công nghệ Môi trường xanh Seraphin nghiên cứu phát triển từ năm 2002, được Cục Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế số 4631. Công nghệ Saraphin đã được đầu tư áp dụng tại thị xã Sơn Tây (tỉnh Hà Tây cũ). Công nghệ Seraphin là sự kết hợp của đa hợp phần công nghệ bao gồm: phân loại rác thải, xử lý cơ học – sinh học – nhiệt và tái chế các vật liệu khác nhau, nhằm đạt được hiệu quả xử lý và thu hồi cao nhất từ chất thải, giảm thiểu tối đa các phần chất thải phải chôn lấp. Nhà máy xử lý RTSH đô thị theo công nghệ Seraphin gồm 5 hợp phần công nghệ: chất thải rắn đô thị được phân loại và xử lý sơ bộ bằng các phương pháp thủ công và cơ học thành 4 loại chính, phù hợp với các quá trình công nghệ tiếp theo:
    - Hợp phần công nghệ ủ phân compost: xử lý rác thải hữu cơ dễ phân hủy
    - Hợp phần công nghệ đốt thu hồi nhiệt: xử lý hỗn hợp hữu cơ khó phân hủy
    - Hợp phần công nghệ tái chế nhựa: xử lý phế thải dẻo
    - Hợp phần công nghệ đóng rắn sản xuất vật liệu xây dựng: xử lý hỗn hợp vô cơ trơ
    Tuy nhiên, qua 4 năm thực hiện (2005 – 2009) hợp phần xử lý rác bằng công nghệ vi sinh và tái chế nhựa đã phát sinh nhiều điểm hạn chế như: giá bán phân compost, nhựa tái sinh quá thấp, thành phần rác đầu vào có sự thay đổi so với thời điểm khảo sát năm 2004 làm hạn chế khả năng xử lý của nhà máy. Vì vậy, tháng 02/2010 thành phố Hà Nội đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Công nghệ Môi trường Seraphin được chuyển đổi công nghệ tại khu xử lý rác Sơn Tây từ công nghệ xử lý rác tái chế nhựa và sản xuất compost sang công nghệ đối với công suất 300 tấn.ngày-1.
    2.2.4.4. Quản lý rác thải theo phương thức 3R
    Theo Đoàn Thị Uyên Trinh và Nguyễn Văn Quán (2010), trong quản lý và xử lý chất thải rắn hiện nay, vấn đề được quan tâm nhất là phương thức quản lý đồng bộ chất thải rắn 3R (Reduce – Giảm thiểu, Reuse – Tái sử dụng, Recycle – Tái chế) để giảm thiểu lượng chất thải rắn phải chôn lấp.
    Phương thức 3R được coi là giải pháp để ngăn ngừa các vấn đề suy thoái môi trường, tiết kiệm nguồn tài nguyên, tiết kiệm chi phí thu gom và xử lý rác thải, giảm thiểu quỹ đất cần cho chôn lấp.
    Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện 3R ở Việt Nam vẫn tồn tại một số khó khăn như sau:
    - Reduce – Giảm thiểu: giảm thiểu là công việc khó khăn nhất vì lý do công nghệ, tổ chức sản xuất và nhân lực còn chưa phù hợp, việc giảm thiểu chất thải trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ, tiêu dùng đến nay vẫn chưa được chú trọng.
    - Reuse – Tái sử dụng: mới bắt đầu áp dụng, đang tiếp tục nghiên cứu để định ra hướng đi có hiệu quả.
    - Recycle – Tái chế: còn mang tính tự phát, chưa có định hướng. Hoạt động tái chế hiện nay vẫn chưa xem chất thải rắn là nguồn nguyên liệu nên thiếu cách tiếp cận đúng mực. Hơn nữa, vấn đề môi trường trong quá trình tái chế, sản phẩm của tái chế như thế nào trong quan hệ với tài nguyên, môi trường cũng chưa được nghiên cứu.
    Đối với vần đề chất thải nói chung trong quá trình sản xuất thì định luật Bảo toàn vật chất của Newton hoàn toàn đúng, tất cả nguyên vật liệu tham gia vào quá trình sản xuất cuối cùng đều thải vào môi trường, khác nhau ở chỗ thời gian thải vào đó nhanh hay chậm, như các phế phẩm của sản xuất, nước thải, khí thải, chất thải rắn. Chất thải được thải vào môi trường ngay trong quá trình sản xuất, còn sản phẩm cuối cùng sẽ được thải vào môi trường sau khi đã qua sử dụng, mặc dù có tái sử dụng, tái chế như thế nào đi nữa thì cuối cùng chúng cũng đi vào môi trường và trở thành rác thải. Đôi khi chính việc tái chế có thể làm tăng thêm độc tính của sản phẩm hay tạo ra các chất ô nhiễm môi trường hơn thông qua việc tái chế tự do, không có khoa học. Do đó việc giảm thiểu và phân loại chất thải rắn ở đây cần được quan tâm nhiều hơn, nhìn nhận trong phạm vi rộng hơn, không chỉ là kêu gọi mọi người giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng mà còn phải đưa ra chiến lược giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng, sau đó đạt được mục đích cuối cùng là giảm việc phát thải và xả thải vào môi trường, hạn chế gây ô nhiễm môi trường từ chất phải rắn.













    Chương 3Phương pháp nghiên cứu3.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
    3.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành thị xã Tân Châu
    Năm 1837 Tân Châu là một trong những đô thị lớn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), là cầu nối quan trọng với Campuchia do có cửa khẩu quốc tế. Năm 1870 Tân Châu là trung tâm kinh tế - văn hóa của vùng cù lao biên giới. Nhưng An Giang phát triển chủ yếu ở thành phố Long Xuyên và thị xã Châu Đốc, còn các vùng khác chiếm 75% diện tích và 74% dân số thì không có một vùng nào có quy mô đáp ứng nhu cầu phát triển KTXH của tỉnh (Bùi Thụy Đào Nguyên, 2010).
    Ngày 22/05/2007 Thủ tướng có Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh An Giang đến năm 2020, nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế một cách bền vững, xây dựng An Giang thành địa bàn kinh tế mở, đầu mối thông thương giữa các tỉnh khu vực ĐBSCL với Campuchia và các nước Châu Á khác. Tăng cường, chủ động hội nhập và tích cực khai thác tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế gắn với bảo vệ tài nguyên và môi trường. Kết hợp tốt giữa công nghiệp hoá nông nghiệp – hiện đại hoá nông thôn với mở rộng và xây dựng mới các khu đô thị và các vùng kinh tế trọng điểm, có công nghiệp và dịch vụ phát triển năng động. Đến cuối năm 2007, Tân Châu được công nhận là đô thị loại IV, theo đó Chính phủ định hướng nhằm đưa khu vực Tân Châu – Vĩnh Xương trở thành đầu tàu kinh tế, lôi kéo các vùng khác phát triển, đưa Tân Châu trở thành trung tâm kinh tế văn hóa của vùng biên giới phía Bắc tỉnh An Giang (Nguyễn Tấn Dũng, 2007).
    Do có vai trò vị trí chiến lược quan trọng và đã có bước phát triển KTXH ổn định nên Tân Châu được công nhận là thị xã vào tháng 08/2009 nhằm khai thác những tiềm năng lợi thế để thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh phát triển trong giai đoạn mới, thị xã Tân Châu cùng với thị xã Châu Đốc và thành phố Long Xuyên trở thành tam giác tăng trưởng của tỉnh An Giang.


    Tân Châu


    Hình 1: Vùng tam giác tăng trưởng tỉnh An GiangNguồn: Đề án UBND tỉnh An Giang, 2008​3.1.2. Vị trí địa lý
    Tân Châu là một thị xã nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh An Giang, thuộc phạm vi từ 10o47’53’’ đến 10o55’33’’ vĩ độ Bắc và từ 105o07’25’’ đến 105o14’45’’ kinh độ Nam, là điểm đầu nguồn của sông Tiền khi chảy vào Việt Nam. Thị xã Tân Châu gồm có 5 phường (Long Châu, Long Hưng, Long Phú, Long Thạnh, Long Sơn) và 9 xã (Phú Lộc, Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Tân Thạnh, Tân An, Long An, Châu Phong, Lê Chánh, Phú Vĩnh).
    Vị trí tiếp giáp:
    - Phía Bắc giáp quận Lecdec, tỉnh Kandal (Campuchia)
    - Phía Nam giáp huyện Phú Tân
    - Phía Đông giáp thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp
    - Phía Tây giáp thị xã Châu Đốc và huyện An Phú
    Với điều kiện như thế, Tân Châu càng phát huy được thế mạnh của vùng, thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa với các khu vực xung quanh, đặc biệt là với Campuchia và các nước Châu Á khác, đồng thời phát triển mạnh lợi thế của mình là dịch vụ và du lịch góp phần thúc đẩy KTXH của tỉnh.
    Vùng nghiên cứu



















    ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​ ​

    Hình 2: Bản đồ hành chính thị xã Tân ChâuNguồn: Đề án UBND tỉnh An Giang, 2008​3.1.3. Điều kiện tự nhiên
    Thị xã Tân Châu mang đặc trưng khí hậu vùng ĐBSCL, mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 dương lịch, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 dương lịch (Võ Thị Hồng Ngọc, 2010).
    Nhiệt độ trung bình năm 2009 là 27,5oC, tháng có nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 4 (28,9oC) và tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất là tháng 1 (24,6oC). Và độ ẩm trung bình là 81,7%, tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 5 (85%), tháng có độ ẩm trung bình thấp nhất là tháng 1 (78%) (Phòng Thống kê thị xã Tân Châu, 2009).
    Nhìn chung khí hậu của vùng tương đối thuận lợi cho hoạt động du lịch. Đây là khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới ẩm, đồng thời số lượng kênh rạch tương đối nhiều và phân bố chằng chịt cũng là nguồn cung cấp ẩm cho khí hậu. Một đặc điểm khác khá thuận lợi đối với việc phát triển du lịch là ít chịu ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt như giông, bão . Bên cạnh đó, độ ẩm cao gây ra những khó khăn trong công tác xử lý rác thải tại địa phương, làm giảm hiệu quả phương pháp đốt rác, đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi để nhiều vi sinh vật phát triển, đa số là các vi sinh vật có hại cho con người, cây trồng và vật nuôi.
    3.1.4. Kinh tế, văn hóa và xã hội
    Theo Phòng Thống kê thị xã Tân Châu (2009), toàn thị xã có 43.358 hộ với 171.305 nhân khẩu, mật độ dân số 970 người.km-2, trong đó dân tộc thiểu số có 5.613 người chiếm 3,71% tổng dân số toàn thị xã, có 1.661 hộ nghèo chiếm 3,83% tổng số hộ. Trong đó số người trong độ tuổi lao động là 109.969 người, chiếm khoảng 64,2% tổng dân số. Do vậy, thị xã Tân Châu là vùng có mật độ dân số khá cao so với các huyện khác trong tỉnh An Giang, việc tập trung khá đông dân cư như vậy dễ gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng, gây khó khăn cho đội ngũ y tế ở địa phương.
    Về thành phần dân tộc thị xã Tân Châu gồm có các thành phần dân tộc: dân tộc Kinh chiếm hơn 96,7%, dân tộc Chăm (tập trung chủ yếu ở xã Châu Phong) chiếm hơn 2,7% dân số, còn lại là các dân tộc khác như: Khmer, Hoa.
    Bên cạnh đó, thị xã Tân Châu đa dạng về tôn giáo, phần lớn là Đạo Phật, Phật Giáo Hòa Hảo, đặc biệt có Đạo Hồi của người dân tộc Chăm (thị xã Tân Châu là vùng có dân tộc Chăm tập trung đông nhất ĐBSCL). Văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc thu hút nhiều khách du lịch bao gồm du khách trong nước và ngoài nước đến tham quan và thưởng thức những món ăn độc đáo của vùng.
    Về mặt kinh tế, thị xã Tân Châu có nhiều đề án phát triển KTXH nhưng trọng điểm là đề án phát triển TM – DV và Du lịch giai đoạn 2008 – 2015 với mục đích xây dựng một nền TM – DV và Du lịch tại địa phương phát triển vững mạnh và hiện đại, coi trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ, các hộ kinh doanh, khuyến khích và thúc đẩy quá trình hình thành các doanh nghiệp lớn. Phát huy vai trò và vị trí của Thương mại, các loại hình Dịch vụ và Du lịch tại địa phương trong việc định hướng và thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tề và tăng trưởng kinh tế. Đề án dựa vào các thế mạnh: tỷ trọng TM – DV chiếm trên 50% qua các năm, du lịch với nhiều điểm thu hút khách đến tham quan du lịch như khu du lịch văn hóa Núi Nổi, du lịch trên sông, các công trình tôn giáo đặt trưng như: chùa Thiên Hoa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Thánh Thất Cao Đài, Thánh Đường Hồi Giáo, tham gia các lễ hội văn hóa của dân tộc Chăm (Nguyễn Văn Lên, 2008). Do vậy, thị xã Tân Châu được xem là một trong bảy địa bàn du lịch trọng điểm của tỉnh An Giang với lợi thế vùng sông nước, tính đa dân tộc, đó là nền móng vững chắc và tốt đẹp cho sự phát triển của tỉnh An Giang trong những năm thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới.
    3.1.5. Môi trường
    Toàn địa bàn có 221 cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến môi trường bao gồm: cơ sở sản xuất nước đá, xay xát lúa gạo, kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật, mua bán phế liệu và sản xuất khô cá tra phồng, trong đó có 91 cơ sở đã đăng ký cam kết bảo vệ môi trường, các cơ sở còn lại không đăng ký do quy mô sản xuất nhỏ. Do Tân Châu có thế mạnh trong lĩnh vực xay xát (chủ yếu ở xã Long An và Tân An) nên vào vụ lúa nhiều nhất là vụ Đông xuân và vụ ba giá lúa tăng cao nên các nhà máy đã hoạt động hết công suất, lượng trấu thải ra nhiều quá mức không có kho chứa nên đã thải xuống sông gây ô nhiễm môi trường (Trần Thị Thu Hiền, 2010).
    Về nước thải: khu vực trung tâm thị xã có 17.393m cống thoát nước và nguồn tiếp nhận nước thải là ao lắng có trồng lục bình với diện tích 6.000m2 trên địa bàn khóm Long Thị D, phường Long Thạnh (Trần Thị Thu Hiền, 2010). Các chợ xã thì chỉ có cống dẫn nước và chất thải được thải ra kênh nội đồng gây ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy sản tự nhiên và góp phần ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
    Về rác thải: toàn thị xã chỉ có một bãi chứa rác thải được thành lập năm 1995 với diện tích 6.800m2, chủ yếu thu gom rác cho các khu vực trung tâm thị xã, xã Lê Chánh, xã Phú Vĩnh, một phần xã Châu Phong và khu vực chợ xã Long An. Các xã còn lại vẫn chưa có khu xử lý rác thải nên người dân tự quản lý rác thải, do vậy công tác bảo vệ môi trường của thị xã gặp nhiều khó khăn.
    Nhìn chung, hiện trạng ô nhiễm môi trường tại nội ô thị xã được đảm bảo, chỉ có các khu vực nông thôn thì chưa đảm bảo, do ý thức của người dân và chính quyền địa phương chưa quan tâm đến việc quản lý rác thải từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn.




    3.2. Phương pháp thu thập số liệu
    3.2.1. Số liệu thứ cấp
    Các nguồn số liệu thứ cấp bao gồm:
    - Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2010 của ban Công trình Công cộng (BCTCC) thị xã Tân Châu
    - Báo cáo về thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn thị xã Tân Châu 2010
    - Kế hoạch thu gom rác thải tại thị xã Tân Châu năm 2010
    - Công văn số 615 ngày 23/09/2009 của UBND tỉnh An Giang
    - Danh sách chợ dự kiến thực hiện kế hoạch vệ sinh môi trường
    - Niên giám thống kê thị xã Tân Châu năm 2009
    Ngoài ra những thông tin thu thập được từ các nghiên cứu trước, từ sách và internet.
    3.2.2. Số liệu sơ cấp
    Đề tài chỉ sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu, phỏng vấn bằng bảng câu hỏi và dùng phương pháp quan sát trực tiếp làm phương pháp chính trong nghiên cứu để thu thập, tiếp cận thông tin có liên quan đến đề tài.
    3.2.2.1. Phương pháp quan sát trực tiếp
    - Mục đích: Tìm hiểu thực trạng quản lý RTSH của nông hộ và tình hình ô nhiễm môi trường do RTSH tại vùng nghiên cứu để đối chiếu với các số liệu thứ cấp đã thu thập được.
    - Tiêu chí chọn mẫu: Tiến hành quan sát trực tiếp trên kênh Xáng, trong chợ chính thuộc 2 xã và xung quanh nhà người dân.
    - Cách tiến hành: Quan sát bằng mắt thường ở những điểm đã chọn.
    3.2.2.2. Phương pháp phỏng vấn sâu
    - Mục đích: Tìm hiểu thông tin về hiện trạng quản lý rác thải của chính quyền địa phương, đồng thời tìm hiểu về đời sống, sinh hoạt, phương pháp quản lý và xử lý rác thải của người dân trên địa bàn nghiên cứu theo nhận định chung của chính quyền địa phương và thông tin về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường theo nhận định của các chuyên gia, cán bộ các phòng ban thị xã Tân Châu. Đồng thời tìm hiểu kế hoạch quản lý RTSH của địa phương trong thời gian tới.
    - Tiêu chí chọn mẫu: Chọn những người am hiểu về những thực trạng ở địa phương về tình hình quản lý rác thải là 5 người (bao gồm: cán bộ phòng Tài nguyên – Môi trường, phòng Kinh tế, cán bộ ban Công trình Công cộng thị xã Tân Châu, cán bộ môi trường xã Long An và Châu Phong).
    - Cách tiến hành: Tiến hành trao đổi, tiếp xúc với các đối tượng đã chọn khi chuẩn bị xong các thông tin cần thu thập (Phụ chương A).
    3.2.2.3. Phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi
    - Mục đích: Tìm hiểu thông tin về đời sống sinh hoạt, phương thức quản lý RTSH, nhận định về môi trường, đánh giá về rác thải của người dân, đề xuất và kiến nghị của người dân với chính quyền địa phương về vấn đề RTSH.
    - Tiêu chí chọn mẫu: Phỏng vấn ngẫu nhiên 40 hộ bao gồm: 20 hộ thuộc ấp Long Hiệp, xã Long An (5 hộ sống trên hành lang sông, 10 hộ sống gần chợ và 5 hộ sống trong chợ) và 20 hộ thuộc ấp Vĩnh Tường I, xã Châu Phong (10 hộ sống gần chợ và 10 hộ sống trong chợ).
    - Cách tiến hành: Sử dụng bảng câu hỏi đã được soạn sẵn tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên những hộ trong chợ chính, gần chợ chính của 2 xã (Phụ chương B).
    3.3. Phương pháp xử lý số liệu
    Số liệu sau khi thu thập được xử lý bằng Microsoft Office Excel 2003. Với mục đích tính tỷ lệ % của nông hộ bằng cách kết hợp tính năng Data Validation và hàm COUNTIF trong Excel, sau đó dùng các phép tính cơ bản trong toán học để tính.


















    Chương 4Kết quả nghiên cứu
    4.1. Thực trạng quản lý và xử lý rác thải sinh hoạt ở thị xã Tân Châu
    Hiện nay, trên địa bàn thị xã Tân Châu nói chung, vấn đề ô nhiễm môi trường từ các hoạt động của các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm, những hộ buôn bán trong chợ thải chất thải ra môi trường không đúng quy định về bảo vệ môi trường, trong nhiều năm nay gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân và công tác quản lý của Nhà nước. Do đó, BCTCC thị xã Tân Châu đã tổ chức thu gom rác thải ở các tuyến đường chính trong nội ô thị xã gồm 5 phường (Long Châu, Long Hưng, Long Phú, Long Thạnh, Long Sơn), 3 xã thuộc dự án Bắc Vàm Nao (Phú Vĩnh, Lê Chánh và Châu Phong) và 1 phần của xã Long An (gồm khu vực chợ chính của xã có xe kéo tay thu gom). Còn ở các xã Vĩnh Xương, Vĩnh Hòa, Phú Lộc, Tân Thạnh, Tân An và phần còn lại của xã Châu Phong là do người dân tự quản lý, vì không có bãi rác chứa và không có tuyến đường thu gom.
    Tại chợ xã Long An (ấp Long Hiệp) được BCTCC tổ chức thu gom rác bằng cách cho nhân viên đến lấy rác bằng xe kéo tay, sau đó tập trung rác tại bãi trung chuyển và dùng xe rác vận chuyển về bãi rác thị xã Tân Châu để xử lý. Ngoài ra, các khu vực khác của xã thì chưa được tổ chức thu gom nên người dân tự quản lý, đa số các hộ thường vứt rác xuống mái taluy của các tuyến dân cư, vứt xuống sông, kênh rạch gây ô nhiễm môi trường. Vấn đề này đã đến mức cảnh báo, nếu không được sớm khắc phục thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của cộng đồng xã hội. Khu vực chợ Châu Phong (ấp Vĩnh Tường I) tình hình thu gom rác thải cũng giống như tại chợ xã Long An. Tuy nhiên, có sự khác biệt là không có nhân viên thu gom rác bằng xe đẩy tay mà là xe chuyên dùng vận chuyển rác đến tận chợ để thu gom, trong quá trình thu gom rác mỗi ngày nên xe chở rác không được vệ sinh, vì vậy khi đến lấy rác tại nông hộ, xe rác mang lại mùi hôi khó chịu, điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân trong chợ, và những người sống ven tuyến đường xe chuyển rác đi qua cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ (Phỏng vấn sâu, 2010).
    Tổng số lao động thu gom rác thải của BCTCC là 22 người trong đó có 4 tài xế. Phương tiện thu gom là 3 xe chuyên dùng, 1 xe kobe loại 3 và 30 xe đẩy tay, 142 thùng nhựa chứa rác. Tổng lượng rác thu gom mỗi ngày (không được phân loại) do BCTCC tổ chức thu gom là 40 tấn.ngày-1, rác thải sau khi thu gom được vận chuyển về bãi rác thị xã Tân Châu tại khóm Long An B, phường Long Phú cách khu dân cư 500m và được xử lý bằng phương pháp cào phơi đốt, chôn lắp và phun hóa chất E.M khử mùi hôi (Phỏng vấn sâu, 2010).
    - Phương pháp phơi đốt: đây là phương pháp cổ điển, dễ thực hiện, phụ thuộc vào khí hậu và ẩm độ của vùng, phương pháp này thường được áp dụng vào mùa khô. Tuy nhiên, phương pháp này không thể áp dụng với các loại rác ướt như thực phẩm thừa, rau quả.
    Hộp thông tin số 1:
    Theo Ông V.P.P, 42 tuổi cho biết: “Việc xử lý rác thải có nhiều phương pháp. Tuy nhiên, việc xử lý bằng phương pháp đốt đang được áp dụng chưa mang tính khả thi cao vì rất tốn công để phân loại rác nào phù hợp với cách xử lý nào, đặc biệt các loại thức ăn thừa như cơm, canh thì không thể đốt mà chỉ thải chúng xuống hố, xuống mương để chúng tự phân hủy hay cho chúng vào bọc nilon rồi vứt xuống sông” (ấp Long Hiệp, xã Long An, ngày 07/12/2010).











    - Xử lý bằng phương pháp chôn rác: đây là phương pháp được nhiều người ủng hộ do hiệu quả xử lý cao, tất cả các loại rác đều có thể đổ xuống hố để phân hủy từ từ. Bên cạnh những lợi ích trước mắt mà người dân không nghĩ đến việc ô nhiễm môi trường đất gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của địa phương, ô nhiễm mạch nước ngầm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe những người sử dụng nước giếng, nước sông.
    - Phun hóa chất E.M: đây là phương pháp được BCTCC áp dụng phun định kỳ 7 ngày.lần-1 với mục đích khử mùi, diệt côn trùng gây bệnh như ruồi, muỗi, gián, chuột. Do hiện nay bãi rác thị xã đã quá tải nên phương pháp này không mang lại hiệu quả cao.











    Chợ

    Hộ gia đình​
    Thu gom rác thải​
    Vận chuyển rác​
    Xử lý rác tại​bãi rác​
    Phơi đốt rác​(khoảng 40%)​
    Chôn rác​
    Phun hóa chất khử mùi​

















    Hình 3: Sơ đồ biện pháp xử lý rác thải tại thị xã Tân ChâuNguồn: Phỏng vấn sâu, 2010​Theo báo cáo của BCTCC (2010) về công tác thu phí vệ sinh môi trường, đối với những hộ nằm trên tuyến đường thu gom rác thải sẽ được áp dụng ở mức 6.000 đồng.hộ.tháng-2 (thuộc khu vực nông thôn) và 10.000 đồng.hộ.tháng-2 (thuộc nội ô thị xã). Theo mức phí này thì đa số hộ dân đều chấp nhận nhưng hiệu quả xử lý rác thải của BCTCC chưa cao nên tình trạng ô nhiễm môi trường do RTSH vẫn còn tiếp diễn tại các hộ gia đình và nhất là khu vực chợ.
    Đối với một số hộ gia đình chỉ 2 – 3 thành viên thì họ không chấp nhận vì lượng rác thải hàng ngày của họ là rất ít, có khi 2 – 3 ngày chỉ có một túi nilon rác nhỏ mà phải đóng phí như vậy, đều này gây nhiều trở ngại cho công tác thu phí. Bên cạnh đó, còn có một số hộ dân sống trong khu vực chợ xã Châu Phong không đồng ý vì đã đóng phí vệ sinh môi trường rồi, nhưng cứ 2 – 3 ngày mới có người đến gom rác một lần nên dẫn đến tình trạng thùng rác quá tải, tràn ra ngoài gây ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh trong chợ của một số hộ dân. Từ đó, tác động xấu đến môi trường không khí làm cho người dân trong chợ hàng ngày luôn đối mặt với mùi hôi thối, ảnh hưởng đến sức khỏe của họ.



    Hộp thông tin số 2:
    Theo N.T.T, 43 tuổi cho biết: “Tôi bán tạp hóa và trái cây trong chợ, tôi cũng đóng phí thu gom rác hàng tháng đầy đủ, rác thải ra mỗi ngày tôi đều đem đến thùng rác nhưng cứ 2 – 3 ngày xe rác mới đến thu gom 1 lần, nên thùng rác đầy rồi tràn ra ngoài bốc mùi hôi làm cho khách hàng cũng ngại đến mua hàng hóa của tôi, còn gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của gia đình tôi” (ấp Vĩnh Tường I, xã Châu Phong, ngày 07/12/2010).











    4.2. Tác động của rác thải sinh hoạt đến đời sống người dân
    4.2.1. Ý thức của người dân trong việc quản lý rác thải sinh hoạt
    Theo kết quả phỏng vấn nông hộ (2010), có đến 70% dụng cụ chứa rác của người dân là bọc nilon, đây là rác thải được người dân tái sử dụng để chứa rác rất phổ biến vì nó tiện lợi và ít tốn chi phí mua dụng cụ chứa rác. Còn lại là những hộ dân có dụng cụ chứa rác, chủ yếu là thùng nhựa đựng thức ăn thừa và bọc nilon dùng để đựng RTSH.
    Bảng 1: Dụng cụ chứa rác của người dân
    Dụng cụ chứa rác
    Số lượng hộTỷ lệ %​Bọc nilon
    28​70​Thùng nhựa, sọt rác
    12​30​Dụng cụ khác
    0​0​Tổng
    40100
    Nguồn: Phỏng vấn nông hộ, 2010​Đa số người dân địa phương biết về tác hại của rác thải, nó có ảnh hưởng đến môi trường và cộng đồng, họ cũng hiểu rác thải là nguyên nhân lây truyền mầm bệnh, gây mùi hôi thối, gây mất cảnh quan đô thị. Theo kết quả phỏng vấn nông hộ (2010), có 70% hộ dân vứt rác bừa bãi như: vứt xuống sông, kênh, rạch (đối với những hộ dân không đóng phí vệ sinh), còn những nơi hộ dân có tham gia vứt rác đúng nơi quy định thì do người thu gom rác, cứ 2 – 3 ngày thu gom 1 lần làm cho dụng cụ chứa rác quá tải gây hôi thối nên người dân nơi đây cũng phải vứt rác bớt đi nơi khác để tránh tình trạng ô nhiễm hơn. Người dân chỉ thấy giảm tác hại trước mắt mà không nghĩ về ảnh hưởng của rác thải trong tương lai và ảnh hưởng đến những người xung quanh nói riêng và các khu vực khác nói chung (do rác được vứt xuống sông, kênh được lưu chuyển theo dòng chảy). Vứt rác theo thói quen là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường của địa phương, đồng thời gây mất cảnh quan đô thị, mang lại khó khăn cho công tác thu gom rác và giữ gìn môi trường.
    Bảng 2: Nhận định của người dân về rác thải
    Tác hại của rác thải
    Số lượng hộTỷ lệ %​Rác thải có hại
    28​70​Rác thải không hại
    0​0​Không biết
    12​30​Tổng
    40100Nguồn: Phỏng vấn nông hộ, 2010​Qua quan sát thực tế (2010) cho thấy ý thức vệ sinh môi trường của các hộ dân vẫn còn thấp, rác thải vẫn còn nhiều ở ven đường, dọc theo kênh Xáng và hầu hết rác thải được chứa trong bọc nilon được người dân vứt xuống sông, kênh tự nhiên. Nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa có quan tâm cao về vấn đề rác thải, chưa có các hình thức tuyên truyền tốt cho người dân về ý thức bảo vệ môi trường, chưa áp dụng hình thức chế tài để người dân vứt rác đúng nơi quy định. Từ đó, đã tạo cho người dân thói quen vứt rác bừa bãi, gây tác động xấu đến môi trường nói chung và ảnh hưởng đến quá trình phát triển KTXH của thị xã Tân Châu nói riêng.
    Hộp thông tin số 3:
    Theo P.A.V, 47 tuổi, cán bộ Địa chính – Môi trường xã Long An cho biết: “Nếu chính quyền địa phương phát hiện người dân vứt rác bừa bãi, vứt rác xuống sông thì chỉ la rầy, nhắc nhở người dân ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường chứ không có phạt gì” (xã Long An, ngày 03/12/2010).









    Phần lớn, ý thức của người dân được quyết định thông qua 2 chỉ tiêu là trình độ học vấn và nghề nghiệp của họ (Trần Thị Thu Hiền, 2010). Đa số người dân trong vùng đều biết đọc, biết viết chiếm 80%. Trong đó, chủ hộ có trình độ tiểu học chiếm 55%, trung học cơ sở chiếm 22,5%, trung học phổ thông chiếm 2,5%, mù chữ chiếm 20% và không có trình độ đại học, cao đẳng (Phỏng vấn nông hộ, 2010). Qua đó cho thấy trình độ học vấn của nông hộ vẫn còn thấp và điều này ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tiếp cận thông tin, tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật hay các cơ hội việc làm khác. Bên cạnh đó, trình độ học vấn còn tác động đến ý thức của họ trong các hoạt động như vệ sinh môi trường, quản lý rác thải.




    Bảng 3: Cơ cấu trình độ học vấn của nông hộ
    Trình độ học vấn
    Số lượng hộTỷ lệ %​Mù chữ
    8​20​Tiểu học
    22​55​Trung học cơ sở
    9​22,5​Trung học phổ thông
    1​2,5​Cao đẳng, Đại học
    0​0​Tổng
    40100
    Nguồn: Phỏng vấn nông hộ, 2010​Theo kết quả phỏng vấn nông hộ (2010) cho thấy, có sự khác biệt về nghề nghiệp giữa các nông hộ và trong mỗi nông hộ cũng có ngành nghề khác nhau. Các ngành nghề của nông hộ chủ yếu là làm ruộng, buôn bán nhỏ, làm thuê và các ngành nghề khác. Nghề nghiệp chính của nông hộ chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp nên thu nhập của nông hộ còn mang tính chất thời vụ.
    Mặt khác, nghề nghiệp phụ thuộc vào nông nghiệp cũng ảnh hưởng đến việc quản lý RTSH, đối với những hộ sống ven sông làm nghề đánh bắt cá thì phần lớn rác thải được cho vào bọc nilon và vứt xuống sông, còn những hộ sống trong chợ thì có rác thải họ sẽ vứt rác vào thùng hay vứt một nơi khác.
    Tùy theo nghề nghiệp khác nhau mà người dân địa phương có phương thức quản lý rác khác nhau nên thực trạng ô nhiễm môi trường cũng khác nhau theo mức độ và khu vực. Điển hình là những hộ buôn bán nhỏ, chủ yếu là buôn bán trong chợ nên phần lớn có thể gây ô nhiễm môi trường trong phạm vi chợ và gần chợ. Còn đối với những hộ làm ruộng hay làm thuê thì có thể gây ô nhiễm ở nhiều nơi như sông, ngoài đồng, xung quanh nhà và khu vực chợ.
    Bảng 4: Cơ cấu nghề nghiệp của nông hộ
    Nghề nghiệp
    Số lượng hộTỷ lệ %​Không
    2​5​Làm ruộng
    12​30​Buôn bán nhỏ
    13​32,5​Làm thuê
    8​20​Nghề khác
    5​12,5​Tổng
    40100
    Nguồn: Phỏng vấn nông hộ, 2010​4.2.2. Mặt lợi và hại của việc xử lý rác thải sinh hoạt
    Việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải là việc làm hàng ngày để đảm bảo vệ sinh môi trường sống của cộng đồng dân cư, đặc biệt là ở những nơi có mật độ dân số cao. Xã Long An và Châu Phong là 2 trong 3 xã có mật độ dân cư cao nhất ở vùng nông thôn thị xã Tân Châu. RTSH nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, đến sinh hoạt của người dân sinh sống tại địa phương. Ngoài ra rác thải, nước thải trong sinh hoạt nếu không được xử lý tốt sẽ làm cho môi trường bị ô nhiễm, gây tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, tạo môi trường thuận lợi cho dịch bệnh phát triển.
    Tác hại của việc xử lý rác thải không hợp lý​
    Dịch bệnh phát triển​
    Ô nhiễm môi trường​
    Ảnh hưởng sức khỏe con người​
    Cảng trở giao thông đường thủy và bộ​
    Nếp sống văn minh kém​
    Mất cảnh quan môi trường nông thôn​
    Ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh​
    Tác động xấu đến ngành du lịch​



















    Hình 4: Sơ đồ tác hại của việc xử lý rác thải không hợp lýNguồn: Trần Minh Qui, 2008​Việc xử lý rác thải có nhiều giải pháp, mỗi giải pháp đều có mặt tích cực và tiêu cực của nó, vì vậy tùy vào điều kiện của từng địa phương mà có giải pháp xử lý rác thải khác nhau. Rác thải được xử lý hợp lý sẽ giải quyết được các vấn đề ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, tạo cảnh quan môi trường nông thôn góp phần đưa thị xã Tân Châu phát triển đúng với tầm vóc của một đô thị loại IV. Đặc biệt, khi được xử lý hợp lý nguồn RTSH của nông hộ sẽ trở thành hàng hóa hay nguyên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của vùng, tránh được tình trạng lãng phí nguồn tài nguyên.


    4.3. Thực trạng xây dựng tiêu chí chợ nông thôn ở thị xã Tân Châu
    Ở thị xã Tân Châu, chợ nông thôn là một trong các tiêu chí khó thực hiện hàng đầu của thị xã trong quá trình thị xã Tân Châu xây dựng nông thôn mới, do ngân sách thị xã hạn hẹp và không có quỹ đất để xây dựng khu xử lý rác thải cho từng chợ nông thôn. Theo báo cáo của BCTCC (2010), đến năm 2015 thị xã Tân Châu sẽ tiến hành xây dựng một khu xử lý rác tại xã Long An đối diện văn phòng ấp Long Hiệp để tổ chức thu gom RTSH cho xã Long An và một phần của xã Châu Phong (gồm ấp Vĩnh Lợi I và ấp Vĩnh Lợi II). Từng bước nhân rộng mô hình xã hội hóa công tác thu gom rác thải và xử lý chất thải cũng như nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường của cộng đồng dân cư ra địa bàn thị xã, huy động nguồn lực trong xã hội, chung tay góp sức của cộng đồng để bảo vệ môi trường. Từ đó, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, cải thiện mỹ quan và chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư, xây dựng thị xã xanh – sạch – đẹp – văn minh.
    4.4. Giải pháp quản lý rác thải sinh hoạt ở thị xã Tân Châu
    Dựa vào thực trạng xây dựng tiêu chí chợ nông thôn trong kế hoạch xây dựng nông thôn mới của thị xã Tân Châu, kết hợp với thực trạng quản lý rác thải và điều kiện thực tế của địa phương cần có một số giải pháp quản lý và xử lý rác thải sau khi phân loại (nhất là các khu vực chợ) như sau:
    - Tiến hành phân loại rác tại nguồn (tại hộ gia đình) thành 2 loại là rác vô cơ và rác hữu cơ, mỗi hộ gia đình phải có 2 dụng cụ chứa rác để phân loại góp phần thuận lợi trong công tác thu gom và xử lý RTSH của người dân.
    - Tăng cường lắp đặt thùng rác ở nhiều nơi, đặc biệt là nơi có nhiều người qua lại, nơi công cộng, chợ, trường học tạo điều kiện thuận lợi cho người dân bỏ rác vào thùng.
    - Nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường bằng nhiều hình thức như tuyên truyền thông qua đài phát thanh thị xã, mở các lớp tập huấn kỹ thuật bảo vệ môi trường cho người dân, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu và giữ gìn vệ sinh môi trường, vận động người dân trong cộng đồng và các cấp chính quyền, các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã phải hiểu rõ quyền lợi và trách nhiệm của mình trong cuộc sống.
    - Áp dụng phương thức 3R (Mục 2.2.4.4) trong xử lý RTSH tại hộ gia đình là nên giảm thiểu số lượng rác thải bằng cách tái chế và tái sử dụng lại rác thải để hạn chế ô nhiễm môi trường và tránh lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên.
    - Giáo dục về môi trường cho học sinh ở mọi cấp học để nâng cao ý thức vệ sinh môi trường
    - Tổ chức vớt rác định kỳ theo các tuyến kênh trên địa bàn thị xã để hạn chế ô nhiễm môi trường nước, thu hút khách du lịch đến Tân Châu.

































    Chương 5Kết luận và kiến nghị​ ​5.1. Kết luận
    Hiện nay, ở thị xã Tân Châu chỉ có một đơn vị thu gom rác thải đó là BCTCC thị xã Tân Châu, với tổng lượng rác thu gom là 40 tấn.ngày-1. Tình hình thu gom rác thải gặp nhiều bất cập do ý thức của người dân chưa cao về vấn đề quản lý rác thải mặc dù đa số điều biết rác thải ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
    Qua kết quả phỏng vấn 40 nông hộ thì chỉ có 30% nông hộ có dụng cụ chứa rác là thùng nhựa và sọt rác, có 70% hộ dân vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định ảnh hưởng đến cảnh quan thiên nhiên và sức khỏe con người.
    Với tình hình ô nhiễm môi trường trên địa bàn như hiện nay thì bảo vệ môi trường ở toàn thị xã nói chung và ở khu vực chợ nông thôn nói riêng là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng nhằm bảo đảm sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của thị xã theo chiến lược xây dựng nông thôn mới của địa phương.
    5.2. Kiến nghị
    5.2.1. Đối với chính quyền địa phương
    - Cần có các giải pháp xử lý rác thải hiệu quả và tổ chức tham quan một số mô hình quản lý rác thải hiệu quả ở nơi khác
    - Cần vận động các hộ gia đình tham gia tốt vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường như đổ rác đúng giờ, đúng nơi quy định
    - Cần phải cân nhắc phí đóng vệ sinh môi trường cho hợp lý để công tác quản lý rác thải được duy trì và mang lại hiệu quả cao (kể cả khi xử lý)
    - Cần có biện pháp xử lý nghiêm các hành vi vứt rác bừa bãi, không đúng nơi quy định
    - Cần có chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng và mở rộng bãi rác thị xã, đầu tư công nghệ xử lý rác thải để đưa Tân Châu ngày càng phát triển và hoàn thành chiến lược xây dựng nông thôn mới của địa phương.
    - Khen thưởng các tổ chức, cá nhân có những hoạt động tích cực về bảo vệ môi trường.
    5.2.2. Đối với ban Công trình Công cộng
    - Tổ chức thu gom rác mỗi ngày trên các tuyến đường thu gom và nên tiến hành thu gom rác vào ban đêm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.
    - Phải vệ sinh xe vận chuyển rác mỗi ngày để tránh đi mùi hôi gây ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng nói chung
    - Tổ chức vớt rác trên các tuyến kênh định kỳ
    - Vận động người dân tái chế và tái sử dụng rác, sử dụng thùng chứa rác và phân loại rác trước khi đưa vào xử lý
    5.2.3. Đối với người dân
    - Xử lý rác thải tại nguồn trước khi bỏ rác vào thùng, tái chế và tái sử dụng những loại rác thải có thể sử dụng được
    - Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường, thực hiện các phương pháp quản lý RTSH hiệu quả như bỏ rác đúng nơi quy định, đúng giờ, đóng phí vệ sinh môi trường đúng định kỳ
    - Vận động cộng đồng tham gia các hoạt động và phong trào vệ sinh môi trường của địa phương.
    - Giáo dục ý thức về môi trường, quản lý rác thải cho trẻ em trong gia đình và cộng đồng.






















    Tài liệu tham khảo​Ban Công trình Công cộng (2010), Báo cáo hiện trạng thu gom và xử lý rác thải, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
    Bùi Thụy Đào Nguyên (2010), Lịch sử hình thành [trực tuyến], Cổng thông tin thị xã Tân Châu, Đọc từ: http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/tanchau/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3F2NnA09_c2-vIM8AIwNjA_2CbEdFAABC9yk!/?nID=6_GRT97F540GD3C0IO7KJRIP2G03&cID=6_GRT97F540GD3C0IO7KJRIP2G03 (đọc ngày 26/10/2010).
    Dinh Thi Viet Huynh (2009), Solutions to improve capacity of solid waste management in rural areas, An Giang province, Department of Science and Technology, An Giang province, Viet Nam.
    Đoàn Thị Uyên Trinh và Nguyễn Văn Quán (2010), Phương thức mới trong việc giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt, Đại Học Tôn Đức Thắng: Khoa Môi trường và Bảo hộ Lao động.
    Lê Thanh Hiếu (2010). Thực trạng và định hướng quản lý, xử lý chất thải rắn trên địa bàn Hà Nội, Hà Nội: Sở Khoa học và Công nghệ.
    Lê Văn Khoa (2000). Khoa học môi trường, Hà Nội: Nxb. Giáo Dục.
    Lê Văn Khoa (2010). Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị, Hà Nội: Nxb. Nông Nghiệp.
    Nguyễn Ngọc Thành (2008), Khảo sát hiện trạng thu gom rác thải sinh hoạt tại phường Mỹ Long, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang, Đại Học An Giang, báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa Nông Nghiệp – TNTN.
    Nguyễn Tấn Dũng (2007), Quyết định số 71/2007/QĐ-TTg ngày 22/05/2007 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KTXH tỉnh An Giang đến năm 2020, Hà Nội.
    Nguyễn Thương (2007), Nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt công suất 400 tấn/ngày đêm chính thức đi vào hoạt động [trực tuyến], Cổng thông tin điện tử Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai, Đọc từ: http://www.dongnai.gov.vn/cong-dan/tin-cong-nghiep/Thu_muc_anh/mlnews.2008-03-27.5948284924/view (đọc ngày 13/11/2010).
    Nguyễn Văn An (2005), Luật Bảo vệ Môi trường.
    Nguyễn Văn Lên (2008), Phát triển thương mại – dịch vụ và du lịch giai đoạn 2008 – 2015, tầm nhìn năm 2020, Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
    Phòng Thống kê thị xã Tân Châu (2009), Niên giám thống kê năm 2009.
    Trần Kiên và Mai Sỹ Tuấn (2007), Giáo trình sinh thái học và môi trường, Hà Nội: Nxb. Đại Học Sư Phạm.
    Trần Minh Qui (2008), Thực trạng và giải pháp trong việc xử lý rác thải sinh hoạt của nông hộ tại xã An Thạnh Trung, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, Đại Học An Giang, báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa Nông Nghiệp – TNTN.
    Trần Thị Thu Hiền (2010), Hiện trạng và giải pháp về tài nguyên và môi trường theo định hướng xây dựng nông thôn mới, Phòng Tài nguyên – Môi trường, thị xã Tân Châu.
    Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ An Giang (2005), Sử dụng chế phẩm E.M vào chăn nuôi, xử lý môi trường [trực tuyến], Cổng thông tin Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Đọc từ: http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3Q1dDA09vCycXF7PAoFBHY_2CbEdFAOC7vUc!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sonongnghiep2/sonongnghiepsite/chuyentranggiong/channuoi/sudungchepham (đọc ngày 26/11/2010).
    UBND thị xã Tân Châu (2010). Điều kiện tự nhiên [trực tuyến], Cổng thông tin điện tử thị xã Tân Châu, Đọc từ: http://tanchau.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3j3oBBLczdTEwN3F2NnA09_c2-vIM8AIwNjI_2CbEdFAAvjP2Q!/?nID=6_GRT97F540GD3C0IO7KJRIP2065&cID=6_GRT97F540GD3C0IO7KJRIP2065 (đọc ngày 26/10/2010).
    UBND tỉnh An Giang (2008), Đề án điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Châu để thành lập thị xã Tân Châu, Tỉnh An Giang.
    Võ Thị Hồng Ngọc (2010), Khảo sát, đánh giá hiện trạng kinh tế xã hội thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Đại Học An Giang, báo cáo thực tập tốt nghiệp khoa Nông Nghiệp – TNTN.
    Vũ Xuân Bình (2009), Hướng dẫn tiêu chí quy hoạch và thực hiện quy hoạch chợ và nhà ở nông thôn, An Giang: Sở Xây dựng.




    Phụ chương ABẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂUTẠI THỊ XÃ TÂN CHÂU, TỈNH AN GIANG
    I. Thông tin cá nhân
    Họ tên người được phỏng vấn: Giới tính:
    Chức vụ: .
    Đơn vị công tác:
    Số điện thoại: Email: .
    Ngày phỏng vấn: .
    II. Nội dung phỏng vấn
    A. Phỏng vấn cán bộ phòng Tài nguyên – Môi trường và ban Công trình Công cộng
    1. Ông (Bà) cho biết hiện trạng quản lý và xử lý RTSH ở địa phương như thế nào?
    2. Ông (Bà) cho biết tình hình thu gom rác thải ở địa phương như thế nào? Thời gian thu gom?
    3. Ông (Bà) cho biết quy trình và biện pháp xử lý rác thải nơi đây? Người dân có ý kiến gì về biện pháp xử lý như vậy không?
    4. Ông (Bà) cho biết kinh phí hàng năm cho việc xử lý rác thải của địa phương? Mức phí hàng tháng là bao nhiêu đối với một hộ dân?
    5. Theo Ông (Bà) thì việc xử lý rác thải như vậy có bền vững trong tương lai không? Tại sao?
    6. Theo Ông (Bà) thì việc quản lý rác thải tại các khu vực chợ hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì?
    7. Địa phương có kế hoạch gì để quản lý rác thải tốt hơn trong giai đoạn thị xã Tân Châu xây dựng nông thôn mới?
    B. Phỏng vấn cán bộ phòng kinh tế
    1. Ông (Bà) cho biết thị xã Tân Châu đã chọn những xã nào làm xã thí điểm xây dựng nông thôn mới? Tại sao lại chọn những xã này mà không chọn xã khác?
    2. Theo Ông (Bà) việc xây dựng tiêu chí chợ nông thôn trong bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới của tỉnh thì thị xã Tân Châu gặp những thuận lợi và khó khăn gì? Địa phương sẽ giải quyết những khó khăn đó như thế nào?
    3. Ông (Bà) cho biết theo kế hoạch phát triển KTXH của thị xã thì tiêu chí chợ nông thôn sẽ hoàn thành vào năm nào? Kế hoạch như thế nào?

    C. Phỏng vấn cán bộ Môi trường tại xã Long An và Châu Phong
    1. Ông (Bà) cho biết tình hình quản lý rác thải của người dân tại chợ xã?
    2. Nhận xét chung của Ông (Bà) về môi trường nơi đây, đặc biệt là khu vực chợ?
    3. Ông (Bà) có nhận xét gì về người dân tại xã mình trong việc quản lý RTSH?
    4. Theo Ông (Bà) biện pháp xử lý RTSH nào của người dân được sử dụng nhiều nhất?
    5. Nếu chính quyền địa phương phát hiện người dân vứt rác bừa bãi, không đúng nới quy định thì có phạt hay khiển trách gì không?
    6. Chính quyền địa phương có thường xuyên tuyên truyền cho người dân về vấn đề bảo vệ môi trường không? Tuyên truyền bằng cách nào?

























    Phụ chương BBẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG HỘ XÃ LONG ANVÀ CHÂU PHONG, THỊ XÃ TÂN CHÂU, TỈNH AN GIANG
    I. Thông tin chung
    Họ tên người được phỏng vấn: Nam o Nữ o
    Tuổi: Trình độ học vấn:
    Địa chỉ: ,thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
    Ngày phỏng vấn: .
    II. Nội dung phỏng vấn
    1. Nghề nghiệp chính hiện nay của Ông (Bà) là gì?
    .
    .
    2. Ông (Bà) có sử dụng thùng rác để đựng rác sinh hoạt hàng ngày không?
    o Có. Mấy cái? . Có phân loại không? .
    o Không. Ông (Bà) chứa rác bằng công cụ gì? Tại sao?
    .
    .
    .
    3. Ông (Bà) thường bỏ rác ở đâu?
    o Bỏ vào thùng rác o Vứt xuống sông o Khác
    4. Ông (Bà) nghĩ việc xử lý rác của mình như vậy có ảnh hưởng đến môi trường và những người xung quanh không?
    .
    .
    .
    .
    .
    .

    5. Ông (Bà) có biết rác thải chủ yếu ở đây là gì không?
    o Thực phẩm thừa o Rau quả hư o Xác động vật
    o Bọc nilon o Kim loại o Lá cây o Chai nhựa, thùng nhựa
    o Khác:
    .
    6. Ông (Bà) có biết tác hại của rác thải không?
    o Có. Tác hại gì?
    .
    .
    .
    o Không hại.
    o Không biết.
    7. Nơi đây Ông (Bà) có biết là có ai thu gom rác không?
    o Có xe thu gom o Có nhân viên thu gom o Không có ai thu gom
    Lịch thu gom như thế nào? . Ngày/lần.
    Nếu có xe hay nhân viên thu gom thì họ thu gom vào buổi nào?
    o Sáng o Trưa o Chiều o Tối
    Khoảng mấy giờ: .
    Nhân viên thu gom có đúng giờ không?
    o Có o Không o Đôi khi đúng giờ o Không biết
    8. Ông (Bà) có phải đóng tiền để thu gom rác không?
    o Có o Không
    Nếu có Ông (Bà) đóng bao nhiêu tiền trong tháng? .
    9. Ông (Bà) có biết sau khi thu gom rác xong thì họ xử lý bằng cách nào?
    .
    .
    .
    .
    10. Ông (Bà) có biết rác thải sau khi thu gom được xử lý ở đâu không?
    o Tại khu vực chợ o Bãi rác thị xã Tân Châu o Ngoài đồng
    o Nơi khác: .
    11. Rác thải ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của Ông (Bà)?
    .
    .
    .
    .
    .
    12. Ông (Bà) có gặp khó khăn gì khi xử lý rác thải không? .
    .
    .
    .
    .
    .
    13. Ông (Bà) có sử dụng lại rác thải không?
    Tên rác thải
    Mục đích tái sử dụng
    Chai nhựa

    Thùng nhựa

    Keo, lọ thủy tinh

    Hộp thiết

    Bọc nilon

    Thực phẩm thừa





    ​14. Chính quyền có thường xuyên tuyên truyền hay vận động giữ vệ sinh môi trường không?
    o Thường xuyên o Ít khi o Không bao giờ
    Nếu có thì tuyên truyền bằng phương pháp nào?
    o Tổ chức các phong trào vận động
    o Tuyên truyền trên đài truyền thanh xã
    o Cán bộ, cơ quan xã đến tuyên truyền trực tiếp
    o Hình thức khác:
    15. Theo Ông (Bà) rác thải được xử lý như thế nào là hợp lý nhất?
    .
    .
    .
    .
    16. Ông (Bà) có kiến nghị gì với chính quyền địa phương để xử lý rác thải được tốt hơn?
    .
    .
    .
    Xin cảm ơn Ông (Bà)!
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...