Luận Văn Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    Sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng các giao dịch dân sự, đòi hỏi nhà nước phải có những biện pháp hữu hiệu để quản lý các giao dịch dân sự, kinh tế, cũng như bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, công dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển chung của toàn xã hội. Hoạt động công chứng là công cụ đắc lực phục vụ quản lý nhà nước có hiệu quả, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch, góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Khi ngành nghề công chứng phát triển mạnh, nhà nước cần phải quản lý tốt để ngành nghề có phát triển đúng hướng, phục vụ cho người dân, sự phát triển kinh tế xã hội một cách tốt nhất. Hiện nay, việc quản lý nhà nước về ngành nghề công chứng ở nước ta như thế nào sẽ được làm rõ hơn qua đề tài “Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng ở nước ta hiện nay”.
    NỘI DUNG
    I. Khái quát chung về công chứng và quản lý nhà nước về hoạt động công chứng
    1. Khái niệm công chứng
    Khái niệm về công chứng được thể hiện ngay trong Điều 2 Luật Công chứng năm 2006, theo đó Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
    2. Quản lý Nhà nước về hoạt động công chứng
    Quản lý Nhà nước về công chứng là hoạt động mang tính chất quyền lực hành chính nhà nước do các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật thực hiện nhằm tác động lên quá trình tổ chức và thực hiện công chứng, đưa các hoạt động này vào khuôn khổ của pháp luật, góp phầm bảo đảm an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, kinh tế, thương mại và quan hệ khác, phòng ngừa vi phạm pháp luật, củng cố và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...