Tiểu Luận Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    ĐẶT VẤN ĐỀ
    NỘI DUNG
    I.Khái quát chung về Quản lý nhà nước về Công chứng, chứng thực
    1.1.Khái niệm công chứng, chứng thực
    1.1.1.Khái niệm công chứng
    1.1.2.Khái niệm chứng thực
    1.2.Sự hình thành về Quản lý nhà nước về Công chứng, chứng thực
    II.Quản lý nhà nước về Công chứng, chứng thực ở Nước ta hiện nay
    2.1.Quản lý nhà nước về công chứng
    2.1.1.Chính phủ
    2.1.2.Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
    2.2.Quản lý nhà nước về chứng thực
    2.2.1.Chính phủ
    2.2.2.Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
    2.2.3.Ủy ban nhân dân cấp huyện
    III.Những bất cập và ý kiến đề xuất về quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay
    3.1.Những bất cập về quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay
    3.2.Ý kiến đề xuất về quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay
    KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO







    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Kể từ khi Luật Công chứng 2006 và Nghị định 79/2007/NĐ-CP có hiệu lực đã cho thấy nhiều tín hiệu tích cực. Việc tách biệt rõ hoạt động công chứng và chứng thực, tách biệt chức năng của cơ quan hành chính công quyền thực hiện chứng thực, với chức năng của tổ chức sự nghiệp và dịch vụ công thực hiện việc công chứng là sự đổi mới đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn một số người dân và tổ chức vẫn chưa hiểu rõ ràng và phân biệt được hoạt động công chứng, hoạt động chứng thực, lệ phí, mức thù lao trong công chứng, chứng thực chưa tương đồng giữa các địa phương; giữa công chứng - chứng thực và giữa các tổ chức hành nghề công chứng. Trình độ nghiệp vụ, kinh nghiệm không đồng đều của công chứng viên, người làm công tác chứng thực nên trong thực hiện chuyên môn nơi chứng, nơi không tạo nhận thức không đúng trong dư luận xã hội về công chứng, chứng thực. Do vậy trong bài tập học kì này em chọn đề tài “Thực trạng quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay” để tìm hiểu kĩ hơn, cùng với đó đưa ra những nhận xét và đề xuất của mình.
    NỘI DUNG
    I.Khái quát chung về Quản lý nhà nước về Công chứng, chứng thực
    1.1. Khái niệm công chứng, chứng thực
    1.1.1.Khái niệm công chứng
    Điều 2 Luật công chứng quy định: “Công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng, giao dịch khác (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch) bằng văn bản mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng”. Định nghĩa này đã chỉ rõ công chứng là hành vi của công chứng viên, phân biệt với chứng thực là hành vi của người đại diện của cơ quan hành chính công quyền. Công chứng viên là người xác nhận và kiểm chứng tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch.
    1.1.2Khái niệm chứng thực
    Theo quy định tại Điều 2 khoản 5, 6 Nghị định 79/2007 NĐ-CP ngày 18 tháng 05 năm 2007, hoạt động chứng thực được định nghĩa như sau:
    + “Chứng thực bản sao từ bản chính” là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
    + "Chứng thực chữ ký" là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị đinh này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực .
    1.2.Sự hình thành về Quản lý nhà nước về Công chứng, chứng thực
    Hệ thống công chứng nhà nước của Việt Nam được h́ình thành trên cơ sở Thông tư số 574/QLTPK ngày 10/10/1987 của Bộ Tư pháp về công tác công chứng nhà nước và Thông tư số 858/QLTPK ngày 15/10/1987 của Bộ Tư pháp về hướng dẫn thực hiện các việc công chứng; Quyết định số 90/HĐBT ngày 19/7/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về con dấu của phòng công chứng nhà nước.
    Trước khi có các phòng công chứng, mọi việc có tính chất công chứng đều do ủy ban nhân dân thực hiện theo sắc lệnh số 59/SL ngày 15/11/1945 về "ấn định thể lệ việc thị thực các giấy tờ" và sắc lệnh số 85/SL ngày 29/2/1952 "Ban hành thể lệ trước bạ về các việc mua bán, cho và đổi nhà cửa, ruộng đất" do Chủ tịch Hồ Chí Minh kư ban hành.
    Kể từ khi ban hành Nghị định số 45/HĐ-BT ngày 27/2/1991 đến nay, thể chế công chứng đă hai lần được sửa đổi, với sự ra đời của Nghị định số 31/CP ngày 18/5/1996 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước và Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực.
    Ngày 29 tháng 11 năm 2006, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XI đã thông qua Luật công chứng. Luật công chứng có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007.
    II.Quản lý nhà nước về Công chứng, chứng thực ở Nước ta hiện nay
    2.1.Quản lý nhà nước về công chứng
    2.1.1. Chính phủ
    Theo Điều 11 Luật công chứng thì Quản lý nhà nước về công chứng như sau:
    - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công chứng :Theo quy định này thì quản lý về công chứng được Luật công chứng qui định do Chính phủ thống nhất quản lý để tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan và nhiều chủ thể cùng quản lý. Theo đó, Chính phủ giao cho Bộ Tư Pháp trực tiếp quản lý về công chứng, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    + Xây dựng và trình Chính phủ chính sách phát triển công chứng;
    + Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về công chứng;
    + Quy định chương trình khung đào tạo nghề công chứng, quản lý việc tổ chức, đào tạo nghề công chứng; ban hành quy chế tập sự hành nghề công chứng; ban hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng; bổ nhiệm, miễn nhiệm công chứng viên; cấp thẻ công chứng viên;
    + Hướng dẫn nghiệp vụ công chứng; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng; kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng;
    + Quản lý và thực hiện hợp tác quốc tế về công chứng; Tổng kết, báo cáo Chính phủ về công chứng.
    - Bộ Ngoại giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện công chứng của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài) và tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng cho viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện công chứng.
    - Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về công chứng.
    2.1.2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
    - Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện việc quản lý nhà nước về công chứng tại địa phương và có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    + Thực hiện các biện pháp phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương để đáp ứng nhu cầu công chứng của tổ chức, cá nhân; tuyên truyền, phổ biến pháp luật về công chứng;
    + Thành lập, giải thể Phòng công chứng; quyết định, thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; tổ chức việc cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng;
    + Bảo đảm cơ sở vật chất và phương tiện làm việc ban đầu cho Phòng công chứng;
    + Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công chứng;
    + Tổng hợp tình hình và thống kê về công chứng trong địa phương gửi Bộ Tư pháp.
    Trong đó, theo Thông tư 11/2011/TT-BTP hướng dẫn về quản lý Nhà nước về công chứng thì “Sở Tư Pháp giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước về công chứng theo qui định tại Luật công chứng, Nghị định số 02/2008/NĐ-CP của Chính phủ qui định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm sau đây: Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo qui định.
    2.2.Quản lý nhà nước về chứng thực
    Nội dung quản lý Nhà nước về chứng thực được qui định trong Nghị định 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính.
    2.2.1.Chính phủ
    - Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí. Trong đó, Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    + Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật, chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện, chỉ đạo việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí;
    + Tổng kết, báo cáo Chính Phủ về công tác quản lý nhà nước trong việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí.
    - Bộ Ngoại Giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hướng dẫn , kiểm tra, thanh tra, tổ chức, bồi dưỡng nghiệp vụ cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí của cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và viên chức lãnh sự, viên chức ngoại giao được giao thực hiện nhiệm vụ.
    - Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí.
    2.2.2.Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh
    - Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý nhà nước về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí tại địa phương có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    + Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí;
    + Kiểm tra, thanh tra hoạt động cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
    + Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí;
    + Tổng hợp tình hình và thống kê về số liệu về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí trong địa phương gửi Bộ Tư pháp theo định kì 6 tháng và hàng năm.
    2.2.3.Ủy ban nhân dân cấp huyện
    - Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí trong địa phương mình có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
    + Hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí;
    + Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí;
    + Tổng hợp tình hình và thống kê về số liệu về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí để báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo định kì 6 tháng và hàng năm.
    III.Những bất cập và ý kiến đề xuất về quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay
    3.1.Những bất cập về quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay
    Thực hiện Luật Công chứng, Nghị định 79/2007/NĐ-CP về chứng thực và các văn bản hướng dẫn, trong những năm qua, công tác công chứng , chứng thực vẫn còn tồn tại nhiều bất cập như:
    + Về lĩnh vực công chứng : Quy định về công chứng viên còn nhiều hạn chế, công tác quản lý nhà nước về công chứng còn chưa hiệu quả.
    + Về lĩnh vực chứng thực: Năng lực của một bộ phận cán bộ chứng thực còn hạn chế, đôi khi do mối quan hệ cá nhân còn cả nể nên dễ dàng bỏ qua những thủ tục quy định của pháp luật dẫn đến việc làm sai.
    3.2.Ý kiến đề xuất về quản lý nhà nước về công chứng, chứng thực ở nước ta hiện nay
    + Về công chứng: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về công chứng viên, tăng cường hiệu lực, hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về công chứng và xây dựng các hoạt động như bình chọn văn phòng công chứng uy tín Việt Nam.
    + Về chứng thực : Tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ thực hiện chứng thực và cần tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để hoạt động chứng thực ngày càng có hiệu quả hơn.
    KẾT LUẬN
    Công chứng, chứng thực là một dịch vụ công ích quan trọng, một thể chế không thể thiếu được của Nhà nước pháp quyền để đảm bảo giá trị pháp lý, sự an toàn của các giao dịch. Các văn bản công chứng, văn bản chứng thực có giá trị xác thực, giá trị pháp lý và độ tin cậy hơn hẳn các loại giấy tờ không có chứng nhận xác thực hoặc chỉ trình bày bằng miệng, bảo đảm sự an toàn của các giao dịch, tạo nên sự yên tâm tin tưởng của khách hàng, hạn chế đến mức thấp nhất các tranh chấp xảy ra. Về phương diện Nhà nước cũng đảm bảo trật tự, kỷ cương, ổn định trong việc quản lý các giao dịch; từ đó cũng góp phần làm giảm đáng kể việc giải quyết tranh chấp luôn là gánh nặng của các cơ quan chức năng và giúp các cơ quan chức năng quản lý tốt hơn các hoạt động giao dịch. Vì vậy công chứng, chứng thực cũng mang tính dịch vụ công ích, phục vụ cho hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước.

















    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
    1. Luật công chứng năm 2006;
    2. Bộ luật dân sự năm 2005;
    3. Bộ luật tố tụng dân sự;
    4. Nghị định số 79/2007/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính, chứng thực chữ kí;
    5. Nghị định số 02/2008/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng;
    6. Nghị định số 75/2000/CP-NĐ về công chứng, chứng thực;
    7. Thông tư số 11/2011/TT-BTP hướng dẫn thi hành một số điều về công chứng viên, tổ chức và hoạt động công chứng và quản lí nhà nước về công chứng;
    8. Thông tư số 03/2008/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định số 79/2007/CP-NĐ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao giấy tờ từ bản chính, chứng thực chữ kí.
    9. Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp lí, Chuyên đề công chứng, In tại xí nghiệp in 15 Bộ công nghiệp nặng, Hà Nội, 1995.
    10. http://www.luatvietnam.com.vn
    11. http://www.vietlaw.gov.vn
    12. http://www.chinhphu.vn
    13. http://www.caicachhanhchinh.gov.vn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...